Dân Chúa Âu Châu

Chua chua me vo PheroBệnh sốt rét có là thứ bệnh xuất hiện nơi thân thể con người từ hằng bao thế kỷ niên đại rồi, khi nhiệt độ thân thể nóng lên cao. Triệu chứng bệnh sốt rét này báo hiệu căn bệnh tiềm tàng nơi cơ quan thân thể đang trong tình trạng phát triển bung ra. Do đó sức khoẻ thân xác cũng như tinh thần rã rời mệt mỏi xuống dốc yếu hẳn đi, hầu như chỉ còn nằm rên rỉ kêu than, hay bất tỉnh…

Từ hơn một năm nay khi bị sốt rét là triệu chứng dấu hiệu khả nghi bị vi trùng bệnh dịch Corona truyền nhiễm. Cơn sốt rét báo hiệu bệnh dịch Covid 19 xâm chiếm sức khoẻ cơ quan thân thể nhất là hơi thở của buồng phổi và tinh thần con người khốc liệt.

Và nhân lọai cũng đang sống trong cơn sốt rét. Vì lo sợ bị vi trùng bệnh đại dịch Corona đe doạ lây lan truyền nhiễm tới.

Khi bị sốt rét ai cũng lo âu cấp bách đi đến thầy thuốc, hoặc bệnh viện để được điều trị, và dùng thuốc để trị bệnh. Đó là phương thức cần thiết để trị bệnh cho có sức khoẻ bình phục trở lại.

Nhưng trong Kinh thánh thuật lại Chúa Giêsu chữa bệnh sốt rét không theo phương thức thông thường đó:

„ Bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà.31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.“ (Phúc âm Thánh Markus 1,30-31).

Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xuống trần gian không bài trừ xóa bỏ phương thức khoa học y khoa chữa trị bệnh. Nhưng Ngài là thầy thuốc về phần tâm hồn con người. Ngài muốn chữa lành vết thương trái tim tâm hồn con người mang lại nìềm vui sự bình an sức khoẻ cho trái tim tâm hồn con người.

Trong dòng sông đời sống, ai cũng sống trải qua những khúc giai đoạn lo âu hoảng sợ. Và như thế cũng ảnh hưởng sâu xa đến sức khoẻ thân xác nữa. Những lúc giai đoạn này mà có lại được bình an cho tâm hồn là linh dược giúp đời sống có niềm vui cùng có lại sức khoẻ cho thân thể nữa.

Khi Chúa Giêsu giáng sinh làm người ở Bethlehem, ngay lúc còn thơ bé nằm trong nôi, trên tay cha mẹ, các nhà Đạo Sĩ, quen gọi là Ba Vua, đã tìm lối đến tận nơi thăm viếng thờ lạy hài nhi Giêsu, và họ đã trao tặng hài nhi Giêsu „Mộc dược“ ẩn dấu ý nghĩa sâu xa.

Mộc dược - mirra, myrrha - là loại chất dùng làm thuốc thơm và cũng là một loại dùng chữa bệnh thoa bóp chữa lành vết thương.

Mộc dược- Myrrhe - không chỉ là hình ảnh nói về sự đau khổ vết thương. Nhưng còn là loại cây cỏ vị thuốc chữa lành vết thương. ( Anselm Gruen, Jesus-Wege zum Leben, Das Grosse Buch der Evangelien, tr. 42.)

Ba Vua đã nhận ra nơi hài nhi Giêsu, sau này khi lớn lên không chỉ là một vị Thánh, một Vua mà còn là một „ thầy thuốc“ chữa bệnh tâm linh tinh thần cho con người. Nên họ mới tặng món quà ẩn chứa ý nghĩa đó cho „thầy thuốc hài nhi Giêsu“.

Chúa Giêsu Kitô khi đi rao giảng nước Thiên Chúa, đã chữa lành cho nhiều người được lành bệnh qua bằng quyền năng của Ngài là Thiên Chúa, Đấng là chủ sự sống sức khoẻ của con người.

Chúa Giêsu Kitô dùng quyền năng làm phép lạ chữa bệnh không phải để tỏ ra oai quyền cho có danh tiếng. Nhưng để xoa dịu nỗi thống khổ, bệnh tật làm cho trái tim tâm hồn con người bị tan nát mất bình an. Và qua đấy cho họ có lại được niềm vui bình an cho đời sống.

Trong đời sống con người xưa nay hằng luôn không chỉ có những cơn sốt bệnh tật thể xác. Điều này nói lên sự mỏng dòn yếu đuối giới hạn của thân xác con người. Nhưng còn có những cơn sốt bệnh tinh thần nữa, như cơn sốt ước muốn chạy theo thị hiếu ý thích, nôn nóng chạy theo lòng dục vọng ham muốn, mà Kohelet trong Kinh thánh đã có suy tư:„ Tất cả chỉ là phù vân“ ( Sách Kohelet 1, 2)

Những cơn sốt như thế cần được chữa trị qua bằng phương thức tâm linh, qua bằng cuộc sống tôn trọng chân nhận giới hạn của con người, để đời sống có quân bình bằng an. Và như thế có lại niềm vui sức khoẻ cho thể xác lẫn tâm hồn.

Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội ở trần gian nhiệm vụ loan truyền tin mừng tình yêu bình an cho con người, để giúp họ có được bình an cho đời sống tinh thần cũng như thể xác.

Đón nhận các Bí Tích cùng tâm tình lời cầu nguyện là phương thuốc thiêng liêng giúp chữa bệnh cơn sốt tinh thần cùng thể xác.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long