Dân Chúa Âu Châu

DenThoVới người Do Thái đền thờ Gierusalem là nơi thánh thiêng. Nơi đó Thiên Chúa Giave ngự trị. Nơi đó mọi người tín hữu Do Thái đến cầu nguyện. Nhưng ở nơi đó lại có những cửa hàng buôn bán.

Chúa Giêsu lên đền thờ thấy cảnh tượng như thế, Ngài nổi gin quát mắng xua đuổi người buôn bán hàng quán , để bầu không khí trang nghiêm nơi thánh thiêng được tôn trọng duy trì. ( Phúc âm Thánh Gioan 2,13-25)

Và người ta bất bình về cung cách thái độ của Chúa Giêsu. Như vậy phải chăng Chúa Giêsu vì „ nhiệt thành“ dù chỉ với việc đạo, mà bị nghi cho là người theo phe phái Zelot qúa khích? Hay Chúa Giêsu muốn điều gì mang ý nghĩa chiều sâu khía cạnh đạo đức thần học khác hơn nữa?

Lòng nhiệt thành - Phái qúa khích Zelot?

Khi Chúa Giêsu giận dữ la lối dùng giây thừng xua đuổi người buôn bán khỏi đền thờ, với lý do „ Các anh hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi nơi đây, đừng biến nhà Cha ta thành nơi buôn bán“, các môn đệ nhớ lại lời Kinh Thánh: Vì nhiệt thành lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. (Tv 2,17)

Từ ngữ Zelot dùng để nói về một phong trào đạo đức qúa khích trong đạo Do Thái. Zelot theo nguyên ngữ Hylạp „zelotes“ có ý nghĩa lòng nhiệt thành. Phong trào nhiệt thành đạo đức này bắt nguồn từ lai lịch trong Kinh Thánh thời Maisen. Theo Kinh thánh thuật lại Ông Pinhas Eleasar , là cháu của Tư Tế Aaron. Vì lòng nhiệt thành với Đức Chúa Giave đã dùng gươm đâm chết một người Do Thái đã lấy một người phụ nữ ngoại giáo đem về sống chung trong trại lều của người Do Thái. Ông Pinhas làm việc này vì lòng nhiệt thành đạo đức bênh vực sự thanh sạch của đạo Do Thái. ( Sách Dân số 25.)

Từ đó phong trào đạo đức với lòng nhiệt thành của người Do Thái hằng thế kỷ có tên là Zeloten - phái người nhiệt thành.

Chính vì thế, khi các môn đệ Chúa Giêsu nhớ tới câu kinh thánh „ Vì nhiệt thành lo việc nhà Chúa, mà tôi phải thiệt thân“ sinh ra nghi ngờ Chúa Giêsu thuộc phái nhiệt thành.

Không, Chúa Giêsu dù giận dữ lấy giây thừng đánh đuổi người buôn bán ra khỏi đền thờ, không làm công vic lật đổ ai về phương diện chính trị. Ngài chỉ muốn bênh vực bầu khí thánh thiêng „đền thờ“ của Thiên Chúa thôi.

Trong đời của Chúa Giêsu từ khi còn đang thành hình là người trong cung lòng mẹ Maria, người đã ở trên lưng con lừa - Lừa là một con vt hiền lành tượng trưng cho sự khiêm nhượng, nghèo hèn và hòa bình.

Ngày xưa bên vùng Trung Đông Lừa là con vật này được dùng để chuyên chở người cùng đồ vật nặng đi xuyên qua vùng đồi núi hiểm trở. Khi mẹ Maria cùng với Thánh Giuse từ Nazareth xuống Gierusalem thăm người chị họ Elisabeth, và khi đi xuống Bethlehem miền Juda nước Do Thái để khai tên và sinh Chúa Giêsu ở đây, họ cũng đi lừa. Lúc đó Chúa Giêsu cũng còn đang la thai nhi trong cung lòng mẹ Maria.

Sau khi chào đời, Chúa Giêsu được bồng ẵm trong lòng mẹ Maria cỡi lừa di cư tỵ nạn sang Ai Cập. Khi trở về Nazareth từ Ai Cập họ cũng cỡi lừa vượt đường xa hồi hương.

Ngày cuối đời Chúa Giêsu vào thành thánh Gierusalem cũng cỡi lừa đi vào thành.

Hình ảnh cỡi lừa trong đời Chúa Giêsu nói lên Ngài là vị vua hòa bình, không là nhà làm chính trị muốn lật đổ truất tước quyn ai cả.

Phải chăng đó cũng là hình ảnh đền thờ Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu muốn xây dựng làm ra?

Đền thThiên Chúa

„ Phá hủy đền thờ này đi, và nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại.“. Với câu trả lời xác quyết như thế, Chúa Giêsu muốn nói cho chính quyền Do Thái cùng mọi người hình ảnh dấu chỉ: Thập gía và sự sống lại của mình

Thập gía và sự sống lại, dấu chỉ chính thức hợp thức hóa cho Ngài, là người thiết lập lễ nghi phụng thờ Thiên Chúa chính thật, qua sự đau khổ thương khó của Ngài hiến thân cho dân tộc Israel và toàn thể nhân loại trên hoàn cầu.

Và từ thời điểm đó việc thờ kính Thiên Chúa như hiện nay chấm dứt qua rồi. Một nền phụng vụ mới thờ kính Thên Chúa xuất hiện không do con người làm xây dựng nên. Nhưng đền thờ mới đó chính là Ngài, Người sống lại từ cõi chết. Ngài tụ tập toàn thể nhân loại lại, và hợp nhất trong bí tích Mình và Máu Ngài.

Ngài bị đóng đinh trên thập gía đồng thời đó cũng là việc phá hủy, cho chấm dứt đền thờ cũ. Việc Ngài sống lại từ cõi chết khởi đầu một cách thế mới thờ phượng Thiên Chúa, như Ngài đã nói với chị phụ nữ Samarita „ không phải trên núi này, cũng chẳng phải ở trên đền thờ Giêrusalem, nhưng trong tinh thần và chân lý.“ (Ga 4,23.)

//////////////////////////////////////////////////

Chúa Giêsu, như ký ức các Môn đệ nhớ lại „ Lòng nhiệt thành việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.“ (Tv 2, 17). Và như trong li cu nguyện trong lúc bị khinh khi, cô lập: Xin giúp con, lạy Chúa, nước đã ngập tràn tới cổ họng miệng con…Vì lạy Chúa con chịu đựng đau khổ…Lòng nhiệt thành việc nhà Chúa làm thân con rã rời. (Tv 69,2.8.10)

Phải, các môn đệ khi nhớ đến đoạn kinh thánh này, đã nhận ra sự đau khổ của người công chính là Chúa Giêsu phải gánh chịu: Lòng nhiệt thành việc nhà Chúa đưa Ngài đến con đường sự thương khó đau khổ và sau cùng tới chết trên thập gía.

Chúa Giêsu đã biến đổi lòng nhiệt thành qúa khích- Zelot - sang thành lòng nhiệt thành vì thập gía. Do đấy Ngài đã đặt ra thước đo khác cho lòng nhiệt thành chính thật: lòng nhiệt thành vì tình yêu tự hiến thân mình. Lòng nhiệt thành này là thước đo, là đích hướng tới của Chúa Kitô. Đây là câu trả lời chính thật của Chúa Giêsu về thắc mắc „ Zelotismus - phong trào lòng nhiệt thành“.

Trong đền thờ các người què, mù lòa được Chúa Giêsu chữa lành . Sự chữa lành những người tàn tật trong đền thờ là cung cách thanh tẩy đền thờ của Chúa Giêsu. Ngài đến với qùa tặng sự săn sóc ban ân đức chữa lành.

Qua đó , Chúa Giêsu muốn chỉ cho con người, Thiên Chúa là người có lòng từ tâm tràn đầy lòng yêu thương, là người có sức mạnh uy quyền của tình yêu thương.

Ngày Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành thánh Giêrusalem, các trẻcon hân hoan đón mừng hô vang lời ca tụng Hosianna. Đó là hình ảnh dấu chỉ của những tâm hồn tinh tuyền trong sạch và quảng đại cởi mở cho Thiên Chúa giầu lòng nhân ái.

Và đó cũng là hình ảnh đền thờ mới , mà Chúa Giêsu sẽ xây dựng thiết lập nên.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

///////////////////

Lấy cảm hứng từ:

-Joseph Ratzinger, Benedikt XVI., JESUS VON NAZARETH II., Herder 2011, Die Tempelreinigung trang 26/38

- R. Schnackenburg, Das JOHANNESEVANGELIUM 1-4, 1. Teil Herder 1972, Sonderausgabe, Herders theologischer Kommentar yum neuen Testament.