Dân Chúa Âu Châu

NotreDameThứ hai tuần thánh, ngày 15.04.2019, cơn hỏa họan như một cơn cháy rừng đã bùng lên ngay trong lòng thủ đô Paris thiêu hủy tàn phá nhà thờ chính tòa Đức Bà bên nước Pháp.

Phải chăng cơn hỏa hoạn đó có thể đã gửi đi sứ điệp: Hãy trở về! ?

Cơn hỏa hoạn xảy ra tàn phá một ngôi nhà thờ, trung tâm của Kitô giáo. Mỗi người cảm thấy điều đó, dù là tín hữu Công giáo, hay người không là tín hữu Công giáo.

Chúng ta có thể chạy đến nơi đâu khi vướng mắc vào hoàn cảnh lâm nguy tai biến của thế giới và của hoàn cảnh riêng mỗi người, khi không còn nhà thờ nữa, khi nền Kitô giáo bị thiêu rụi tàn phá và chỉ sống còn nơi vòng ngoài hay dưới nền tảng bên dưới?

Đời sống đức tin tinh thần đạo giáo bên xã hội Tây phương, nơi là nôi của văn minh Kitô giáo, của đạo Công giáo càng ngày càng tàn lụi yếu ít đi. Luôn luôn có nhiều nhà thờ đã hoặc sẽ bị đóng cửa, luôn luôn có những thánh đường bị phá hoại.

Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá được cho là trở nên cùng đồng hình dạng với những hình thái khác. Những người có quyền lực uy thế tìm cách làm tất cả những gì có thể để chối bỏ tàn phá hủy diệt văn hóa văn minh Kitô giáo, gây hoang mang hồ nghi khử trừ đức tin khỏi tâm hồn con người, gây khó khăn giới hạn ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống xã hội.

Ngày 11.04. 2019 vị Giáo hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. thọ 92 tuổi, viết lá thư dài về tình trạng trong Giáo hội:

„ Mt xã hi không có Thiên Chúa chcó thlà mt thế gii không có ý nghĩa. Vì lúc đó, mi sphát xut tđâu? Dù sao, nó không có mc đích thiêng liêng nào. Nó chđơn gin có mt đó và không có bt cmc tiêu cũng như bt cý nghĩa nào. Lúc đó, không hcó tiêu chun thin hay ác nào. Lúc đó, chnhng điu mnh hơn nhng điu khác mi có thkhng đnh chính nó. Quyn lc lúc đó là nguyên lý duy nht. Stht không đáng k, nó thc skhông hin hu. Chkhi mi thcó mt lý do thiêng liêng, đưc dtính và đưc quan nim - chkhi có mt Thiên Chúa sáng to, Đng tt lành và mun điu tt - thì cuc sng ca con ngưi mi có thcó ý nghĩa.

Nhà thờ Đức bà Paris đã bị cơn hỏa hoạn tàn phá làm mất đi không chỉ một công trình văn hóa xây dựng, nhưng còn nói lên biểu tượng sự suy xụp lung lay về đức tin đạo giáo tinh thần chối xa lìa Thiên Chúa nữa.

Nền tảng văn hóa của nhà thờ chính tòa vẫn còn đứng đó. Những cấu trúc của thánh đường bên Âu châu vẫn còn đó. Nhưng những thánh đường không còn cảnh có nhiều người tín hữu đến đọc kinh cầu nguyện, tham dự thánh lễ Misa, tiếp nhận các Bí Tích, không còn có nhiều người muốn tuyên xưng đức tin vào Chúa, vào sự thánh thiện. Thay vào đó là sự dửng dưng, sự hồ nghi, bình phẩm chỉ trích phỉ báng…

Tin tức loan tải ngôi nhà thờ chính tòa bị hỏa hoạn tàn phá, nhưng Vòng gai của Chúa Giêsu ngày xưa, là di tích lịch sử thánh gìn giữ bảo quản trong nhà thờ đã được cha Fournier can đảm xông vào bên trong nhà thờ mang ra ngoài an toàn. Vòng mạo gai đã được cứu không bị lửa cháy thiêu hủy. Việc này nói lên hình ảnh sự trở về với Chúa. Trở lại với Thiên Chúa là chấp nhận hy sinh chịu đau khổ. Sự đau khổ hy sinh đó là những viên gạch đá sẽ xây dựng lại ngôi nhà thờ chính tòa Đức Bà.

Ngày xưa Thánh Phanxico thành Assisi đã được chính Chúa Giêsu trao cho nhiệm vụ“ Con hãy đi xây dựng lại Giáo Hội của Ta“. Thánh nhân đã vâng nghe tiếng Chúa nói và cứu xây dựng lại ngôi nhà thờ San Damiano trong tình trạng đổ nát tan hoang cho khang trang lại. Qua đời sống hy sinh thánh thiện thánh Phanxico đã không chỉ xây dựng lại ngôi nhà thánh đường, mà còn thổi làn gió đổi mới toàn Giáo Hội nữa.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris, biểu tượng của văn hóa cùng lịch sử đời đạo của nước Pháp, sẽ được sửa chữa xây dựng lại, như lời Tổng Thống Pháp Macron và nhiều nhà mạnh thường quân đã hứa, đã kêu gọi.

Nhưng sự xây dựng lại qua sự trở về với Thiên Chúa, trở về với đức tin vào Chúa là nền tảng văn minh Kitô giáo còn cần thiết hơn.

Chúa Giêsu đã nói: „Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn.“ ( Mt 24,22). Ngày thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giesu bị khổ hình đóng đinh trên thập gía năm xưa, không loại trừ xảy ra cho đời sống con người. Nhưng chúng ta biết và tin rằng cùng có kinh nghiệm trải qua trong đời sống rằng, sau đó ngày phục sinh sống lại sẽ đến.

Hãy để niềm vui mừng hân hoan ngày Chúa nhật Chúa phục sinh sắp tới tràn ngập vào trái tim tâm hồn. Nhưng trước hết như sức lực được ban cho, hãy đứng vững dưới chân thập gía cùng chịu đựng đau khỗ với Đấng là nguồn sự sống ơn cứu chuộc.

Tuần Thánh 2019

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long