Dân Chúa Âu Châu

Ngày xưa Ngôn sứ trẻ tuổi Samuel khi nghe tiếng Chúa gọi trong tâm hồn đã thưa lại: „ Lạy Chúa này con đây“.

Ngày một em bé mở mắt chào đời, em bật tiếng khóc đòi mẹ. Tiếng khóc ca em cũng là lời: “ Lạy Chúa này con đây. Con vừa ra khỏi cung lòng mẹ con. Hai bàn tay con đang nắm chặt đi vào giữa lòng đời sống trong công trình tạo dựng của Chúa cùng với mọi người. Con hoàn toàn chưa biết gì hết. Nhưng xin Chúa chúc lành cho tuổi thơ bé của con, và cho cha mcon sống khoẻ mạnh.“

Khi lớn lên đi vào đời

Ngày hai bạn trẻ quen biết nhau rồi đi đến tha thuận muốn cùng nhau lập mái ấm gia đình chung cho đời mình. Họ trao cho nhau lời ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng, cùng trao cho nhau chiếc nhẫn tình yêu là dấu chỉ bằng chứng lòng chung thủy với nhau. Họ cùng nhau cầu nguyện và cũng nói lên tâm tình “ Lạy Chúa, này chúng con đây. Chúng con vừa kết hợp vi nhau thành vợ chồng. Chúng con vui mừng hân hoan, nhưng chúng con cũng chưa biết rồi sẽ như thế nào. Xin Chúa chúc lành cho gia đình mới ca chúng con .

Ngày cha mẹ nhận được tin vui mừng có con đang thành hình trong cung lòng người mẹ. Họ vui mừng cám ơn nhau. Nhưng họ cũng không quên tạ ơn Thiên Chúa, Đấng dựng nên đời sống con của họ. Họ cũng nói lên tâm tình: „ Lạy Chúa, bào thai con chúng con đây đang thành hình trong cung lòng người mẹ, mà Chúa ban cho gia đình chúng con, xin cám tạ ơn Chúa, Xin Chúa ban ân đức cho em bé được phát triển thành hình sự sống trở nên một con người khoẻ mạnh.“

Ngày Bạn trẻ nghe tiếng Chúa gọi chấp nhận cuộc sống tu trì vào nhà Dòng, hay vào chng viện giáo phận, họ cũng nói với Chúa: „ Lạy Chúa, này con đây. Con nghe tiếng Chúa gọi con, con đi theo. Nhưng con không biết sẽ ra sao. Xin Chúa cứ nói điều Chúa muốn con phải sống, phải làm gì. Con lắng nghe Chúa nói. Con luôn cần có Chúa cùng đồng hành chỉ dẫn trên con đường đời sống.“

Rồi khi tuổi đời nhiều thêm, lúc sức khoẻ thể xác cũng như trí khôn tinh thần đạt tới mức cao điểm, và từ từ suy giảm đi xuống, con người cảm nhận càng rõ hơn giới hạn của mình. Trong những khoảnh khắc suy nghĩ tư lự, họ nói lên tâm tình của mình: „Lạy Chúa, này con đây. Chúa đã tác thành sinh ra con ra sống ở đời. Bây giờ sức lc con đã đến giai đoạn không sao phát triển lớn hơn được nữa. Nhưng trái lại càng ít đi, và yếu kém dần. Xin Chúa nâng đỡ con.“

Những khi đời sống gặp giai đoạn gian khốn khó, tinh thần lẫn thân xác mỏi mệt như chùng xuống, chúng ta cũng nói:“ Lạy Chúa, này con đây. Con đang trong lúc khủng hoảng mệt mỏi muốn buông xuôi tất cả. Con muốn lắng nghe Chúa nói cho tinh thần , tâm trí con được mạnh sức bừng dậy vươn lên.“

Mỗi khi hồi tâm nhìn lại đời sống như để xét mình, ta cảm nhận mình có nhiều lỗi lầm làm mất lòng Chúa và tha nhân, nhiều thiếu sót sao lãng việc bổn phận, tâm tình ăn năn hối lỗi trỗi dậy trong tâm trí muốn sửa chuộc lại lỗi lầm đã vấp phạm ta cũng nói : „ Lạy Chúa này con đây. Con đến trước Chúa với những nặng nề của khiếm khuyết lỗi lầm. Những tội lỗi đè nặng tâm hồn con. Con xin Chúa nói lời tha thứ cho con được sống lại.“

Khi nghe tin hung dữ chiến tranh, chết chóc, nghèo đói, bệnh dịch hoành hành gây đau khổ cho con người trên thế giới, là con người ai cũng động lòng thương tâm. Nhưng không biết làm sao được. Chúng ta cũng ngước mắt hướng lên trời cao chắp đôi tay nói lên tâm tình:“ Lạy Chúa, này con người, loài thụ tạo của Chúa đây đang trong cơn nguy hiểm khốn khó đau khổ. Xin Chúa hãy phán như xưa Chúa đã phán: Hãy có! Và thế giới liền có được bình an. Vì tin rằng với Chúa không có sự gì là không có thể.“ .

Khi gia đình gặp sự phiền muộn lo âu, người mẹ thường chạy đến bàn thờ đốt thắp cây nến nguyện cầu và thưa cùng Chúa: Lạy Chúa, này gia đình con đây. Chúng con đang trong cảnh túng quẫn khó khăn, đau khổ chồng chất. Xin Chúa giúp gia đình con vượt qua cơn khốn khó.“

Và lúc chiều tối khi lên giường ngủ, ta cũng làm Dấu Thánh gía và nói lên tâm tình: „ Lạy Chúa, này con đây. Một ngày đã qua, con chỉ biết cố gắng sống làm việc như bổn phận trách nhiệm Chúa trao cho. Con là người đầy tớ vô dụng. Xin Chúa tha thứ và chúc lành cho con ngủ bình yên.“

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long