Dân Chúa Âu Châu

Cha Mẹ của bé Chi hát trong ca đoàn nhà thờ. Thỉnh thoảng ở nhà, ông bà lại hát bài có câu Halleluja. Nghe cha mẹ hát sao hay qúa, nhưng chẳng hiểu biết Halleluja là gì. Bé hỏi mẹ về ý nghĩa của Halleluja.

Mnói: Halleluja có nghĩa, Lạy Thiên Chúa tình yêu, chúng con vui mừng ca ngợi tôn thờ Chúa! Và lời Halleluja thường được hát trong các bài thánh ca ở nhà thờ!

Bé Chi: Thế những người khác khi nghe chữ Halleluja có hiểu như thế không?

Người cha chen vào: Ba nghĩ là có, chứ sao không!

Người mnói thêm vào: Không phải ở bên Âu châu người ta mới hiểu chữ Halleluja như thế. Nhưng cả những người bên Á châu, bên Phi châu, bên Mỹ châu, bên Úc châu cũng đều hiểu như thế cả.

Bé Chi: Hay qúa, chữ Halleluja là từ ngữ đẹp, ai cũng hiểu được. Thế có thể dùng chữ đó làm lời chào hỏi được không?

Người cha: Ðẹp và hay thì đúng rồi. Nhưng dùng để chào hỏi, thì ba chưa nghe thấy bao giờ!

Người m: Có chứ sao không! Mùa phục sinh ở nhà thờ, linh mục thường nói câu Halleluja như lời chào ở cuối thánh lễ đó. Bố con ông không nghe thấy sao?

Bé Chi: Và cả trước khi ông cha đọc bài gì đó khó hiểu, cả nhà thờ cũng hát bài có hai ba lần chữ Halleluja nữa mà. Nghe thấy vui vui!

Người m: Thế ở nhà trẻ, cô giáo có tập cho chúng con bài hát có chữ Halleluja không?

Bé Chi: Có, nhưng cô không nói Halleluja là gì và hát để làm gì!

Người cha: Cách đây hai năm, đi hành hương chung sang Ðức Mẹ Međugory. Mẹ con bé Chi ở nhà không đi được. Vào buổi chiều tối sau thánh lễ, một nhóm bạn trẻ từ nhiều nước khác nhau tụ tập đàn hát cuối thánh đường. Thấy vui nhộn, tò mò mấy người chúng tôi đi đến nhập cuộc cùng ca hát.

Mọi người cười nói vui vẻ. Nhưng ngôn ngữ khác nhau. Thành ra chẳng làm sao hiểu đề nghị của nhau hát hay nói cái gì. Một bạn trẻ, tôi nhớ hình như là người Labanon liền cất hát câu đầu có chữ Halleluja lên. Thế là mọi người cùng cất tiếng hát theo bài Halleluja của Taizé. Lúc đó không khí trở nên sống động lạ thường. Và cũng nhờ đó, những người khác ở chung quanh cùng kéo lại nhập cuộc hát theo.

Tan cuộc, một bạn trẻ đến bắt tay chào biệt chúng tôi và chỉ nói Halleluja, đang khi trên môi miệng nở nụcười thân ái hạnh phúc! Và ai cũng hiểu anh muốn nói điều gì! Thật tuyệt!

Bé Chi: Thế hát có một bài Halleluja đó thôi sao?

Người cha: Bài hát đó có nhiều câu và được dịch viết ra bằng nhiều thứ tiếng. Những bạn trẻ họ hát theo ngôn ngữ nước họ. Ðến phần điệp hhúc câu Halleluja, mọi người hát chung chữ đó thôi. Ai cũng thuộc chữ Halleluja và nhạc điệu cả cùng vỗ tay theo.

Người m: Cũng cách đây ba năm Hội Hiền mẫu chúng tôi đi hành hương sang chỗ Thánh Phanxico thành Assi bên Ý. Bữa cơm chiều hôm đó ở nhà ăn lớn cho khách hành hương. Một nhóm nhỏ hành hương người tây ban Nha đọc kinh hát một bài trước khi ăn cơm. Lại một nhóm khác người Balan cũng đọc kinh hát một bài nữa...Thấy vậy nhóm chúng tôi chỉ làm dấu Thánh gía và cất hát bài Halleluja của Taizé lên. Thế là mọi người trong nhà ăn hôm đó cùng hát theo to tiếng vang dội khắp phòng ăn to lớn chứa hàng trăm người.

Hát xong họ còn vỗ tay, huýt sáo cười nói vui vẻ. Rồi còn chúc nhau bằng đủ mọi thứ tiếng „ăn ngon“ nữa!

Bé Chi: Ba còn bài hát nào có chữ Halleluja nghe vui vui nữa không?

Người cha: Có chứ, ba có đĩa nhạc bài Halleluja của Händel hay tuyệt, và rất hợp với không khí mùa mừng lễ Chúa giáng sinh và lễ Chúa Giêsu sống lại!

Người m: Nghe đĩa CD thì hay đã đành hay rồi. Nhưng nếu cùng hát theo được với ca đoàn trong thánh đường nữa thì còn hay hơn nữa!

Lm. Daminh Nguyn ngc Long