Dân Chúa Âu Châu

tt1DNA = deoxyribonucleic acid

 

Năm 1944 bác sĩ Oswald Avery, người Canada, đã nghiên cứu và đưa ra nhận định: DNA của sinh vật chứa đựng thông tin về di sản nguồn gốc và xác định sự thành hình phát triển của sự sống, nơi con người cùng sinh động vật.

Phương pháp nghiên cứu phân tích tìm hiểu DNA được áp dụng vào ngành y khoa để điều trị chữa bệnh, nhận diện xác định phân loại một người, một sinh động vật và cả trong những ngành khác nữa.

Như khi một Manager có suy nghĩ nói:“ Định hướng theo nhu cầu khách hàng thuộc về DNA của hãng thương mại chúng tôi!“. Qua đó vị Manager muốn nói: Ý thích của người tiêu thụ là mục tiêu trung tâm điểm của hãng chúng tôi. Vì thế chúng tôi luôn luôn cố gắng đi theo hướng đó, và đó chính là tương lai phát triển của hãng chúng tôi!.

Có thể nói được, DNA trở thành dấu hiệu của viên đá nền tảng căn bản cho một hệ thống, như một tổ chức mà không có viên đá nền tảng DNA là điều không thể tưởng tượng hình dung ra được.

Theo ý nghĩ đó người ta có thể nói đến DNA của Hội Thánh Công giáo được không?

Thông tin về di sản nơi Cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi của các người theo Chúa Giêsu Kitô trong ngày lễ Ngũ Tuần, lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày Hội Thánh Chúa được khai sinh, có phải là DNA Cộng đoàn Hội Thánh Chúa không?    

                                                              

1. Cộng đoàn với nhiều ngôn ngữ khác nhau

Theo Kinh Thánh thuật lại từ ngày con người mưu toan xây tháp Babel vươn tới tầng trời cao như muốn thách thức Thiên Chúa ( St 11,1-9), Thiên Chúa đã phá hủy ý định đó bằng cách làm cho con người không còn thông hiểu nhau nữa qua nhiều ngôn ngữ tiếng nói khác biệt nhau.

Trái lại ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa khi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ở Giêrusalem, theo Kinh Thánh thuật lại (Cv 2,1-11) các Môn đệ Chúa Giêsu đứng ra trước dân chúng rao giảng. Nhưng ai nấy mọi người đều nghe hiểu được ngôn ngữ của vùng đất nước mình, họ nghĩ tưởng rằng các Tông đồ nói ngôn ngữ của triêng họ. Và không còn cảnh ngôn ngữ hỗn loạn không ai hiểu ai như khi xưa lúc xây tòa tháp Babel nữa.

Ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống năm xưa diễn xảy ra không phải mọi người chỉ nói một ngôn ngữ. Các ngôn ngữ khác nhau của mọi dân tộc khác nhau được duy trì vẫn còn đó, nhưng mọi người đều hiểu các môn đệ Chúa Giêsu nói.

Hội Thánh Chúa Giêsu từ ngày được khai sinh vào ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không trên một ngôn ngữ tiếng nói, và trên một văn hóa cùng tầm nhìn nhất định.

Trung tâm của Hội Thánh là sứ điệp Chúa Giêsu mang xuống trần gian, và phải trải rộng cùng được diễn dịch sang nhiều ngôn ngữ, cùng nơi các nền văn hóa khác nhau của con người. Như người tín hữu Công giáo bên Việt Nam có cung cách cùng tâm tình sống đức tin vào Chúa khác với người tín hữu Chúa Giêsu bên các nước ở Châu Phi, hay ở nước Phi luật Tân bên Châu Á, hay một xứ đạo nơi người Công giáo là thiểu số như bên Nauy, Thụy Điển, Đanmạch …

Hội Thánh Công giáo là một cộng đoàn bao gồm nhiều khác biệt. Đức tin vào Chúa cũng thể hiện dưới nhiều khác biệt về ngôn ngữ, về cách thức diễn tả theo văn hóa đa diện.

DNA của Hội Thánh không cản trở phân biệt ngôn ngữ, cung cách diễn tả đức tin vào Chúa.

 

2. Cộng đoàn đối thoại

Kinh Thánh nơi sách Tông đồ công vụ thuật lại, khi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ, họ không còn sợ hãi nữa. Nhưng mạnh dạn ra trước công chúng nói rao giảng về Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại. Họ là nhân chứng cho Chúa Giêsu.

Các Tồng đồ từ lúc đó không còn lo sợ lẩn trốn trong nhà đóng cửa kín lại nữa. Nhưng các Ông tìm đến đến thoại với người Do Thái, với người Hy lạp, trả lời những vấn nạn họ nêu ra về Chúa Giêsu Kitô.

Khi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh Chúa không còn thu mình lại chống lại những tôn giáo khác, quay lưng lại với những nhãn quan khác về vũ trụ thế giới. Nhưng sẵn sàng nói chuyện trong tinh thần đối thoại về khoa học và về văn hóa, có khi cả về chính trị nữa, để loan truyền và thuyết phục nơi xã hội cho sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô.

Cởi mở sẵn sàng thuộc về DNA của Hội Thánh Chúa để nói lên ý kiến lập trường của mình và cùng tranh luận đối thoại.

 

3. Cộng đoàn gìn giữ không để rơi vào suy yếu cô đơn.

Đức Chúa Thánh Thần là di sản cao cả của Hội Thánh. Mỗi người tín hữu Chúa Giêsu Kitô từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức đều đã lãnh nhận ơn Đức Chúa Thánh Thần cho đời sống đức tin. Tiếng lương tâm là tiếng nói của Đức Chúa Thắnh Thần trong nội tâm nơi mỗi con người. Tiếng nói lương tâm chỉ dậy hướng dẫn thúc đẩy cho biết phân biệt phải trái đúng sai.

Trong cộng đoàn Hội Thánh mỗi người tín hữu là một thành viên của Hội Thánh, có cách sống, cách suy nghĩ cách thực hành đức tin khác nhau. Nhưng họ có thể trao đổi, học hỏi nơi nhau., không ai là hoàn toàn biết tất cả , vàkhông ai phải sống cô đơn riêng lẻ một mình. Không ai giữ đức tin một mình.

Sống đức tin chung hợp và cùng nâng đỡ nhau sống đức tin là thuộc về DNA của Hội Thánh Chúa.

 

4. Cộng đoàn liên kết giữa sống và chết

Trong Kinh Tin kính chúng ta đọc tuyên xưng: „ Tôi tin Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh cùng thông còn.“

Hội Thánh Chúa là một Cộng đoàn mà sự chết không phá huỷ tiêu tan được. Thuộc về Hội Thánh không chỉ người còn đang sống trên trần gian, nhưng cả những tín hữu Chúa đã qua đời. Hai thế giới người sống và người chết cùng liên lạc chung hợp với nhau qua cùng bằng lời cầu nguyện.

Hội Thánh Chúa tuyên tín rằng, như Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống laị, con người được Thiên Chúa tạo dựng cứu chuộc, sau khi quãng thời gian trên đường dương thế qua đi, cũng sẽ được Thiên Chúa cứu độ cho phục sinh sống lại trong nước Chúa. Đó là niềm hy vọng của con người.  

DNA của Hội Thánh Chúa Kitô là niềm tin người sống và người đã qua đời vẫn liên kết thuộc về nhau trong Hội Thánh Chúa.

 

///////////////////////////////////////////////////////

 

Đức tin vào Chúa, niềm hy vọng nơi Chúa và tình yêu Chúa cùng con người trong công trình tạo dựng thiên nhiên của Chúa là DNA của người tín hữu Chúa Kitô trong hội Thánh Chúa ở trần gian.

 

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long