Dân Chúa Âu Châu

Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang, Thầy Giảng (1832-1861)

- Lễ ngày 06 tháng 12

 Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang sinh năm 1832 tại làng Cao Mại, xã Trà Vi, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 

Cha mẹ là người Công giáo đạo hạnh, Mồ côi cha từ nhỏ nhưng được mẹ là người đạo đức, chăm lo cho con ăn học, và khi thấy con ngỏ ý muốn dâng mình vào Nhà Chúa thì bà vui mừng xin cho cậu con trai của mình được ở với cha Mathiêu Năng. 

để giúp lễ và thu dọn các việc trong nhà thờ. Cha Năng thấy cậu Khang ngoan ngoãn thì cho học chữ Nho và chữ la tinh. Sau một thời gian thử thách, thấy chú đạo hạnh lại sáng trí nên cha Năng gửi chú vào trường la tinh ở Kẻ Mốt, chuẩn bị cho sứ vụ linh mục tương lai, năm ấy chú đã 23 tuổi. 

Thời gian còn đang học tại trường la tinh, thầy Khang xin gia nhập dòng Đa Minh và được các anh em đồng lớp tín nhiệm bầu làm trưởng tràng, điều hành mọi công việc trong nhà. Mặc dù bận rộn với công việc trong nhà, thầy Khang vẫn nêu gương sáng cho anh em trong việc học hành, tuân giữ kỷ luật và chu toàn bổn phận. Anh em trong trường đều nhìn nhận thầy rất đạo đức, tính cương trực nhưng lại luôn hoà hoãn vui vẻ với mọi người.

Đức Cha Hermosilla Liêm khi ấy cũng ở Kẻ Mốt, đã tín nhiệm thầy cách đặc biệt, chọn thầy làm người phụ giúp riêng của Đức Cha. Thầy tận tình phục vụ Đức Cha từ việc dọn bàn thờ, sắp xếp các giấy tờ, lưu giữ hồ sơ rồi đến những công việc cơm nước, liên lạc thư từ v.v. Tất cả các việc thầy Khang đều lo chu toàn một cách rất thánh thiện.Thời gian thầy Giuse Nguyễn Duy Khang đang học tập cũng chính là thời kỳ đạo Công giáo đang trong tình trạng bị bách hại vô cùng khốc liệt của vua Tự Đức. Muốn tiêu diệt tới cùng, ngày 5 tháng 8 năm 1861 vua Tự Đức ban hành Sắc chỉ “Phân Sáp” người Công giáo. Phân sáp có nghĩa là. các tín hữu Gia Tô già trẻ lớn bé đều phải khắc trên trán hai chữ “tả đạo” rồi cho phân tán vào các làng ngoại giáo: vợ cho ở một nơi, chồng ở một nơi, con cái ở một chỗ. Các nhà thờ, nhà chung, chủng viện và tài sản của Giáo hội cũng như của tư nhân đều bị tịch thu, bị phân chia hay phá hủy.

Trước hoàn cảnh đau đớn này, ngày 18 tháng 9 Đức Cha Hermosilla Liêm phải cấp tốc giải tán chủng viện Kẻ Mốt. Cha Khoa đại diện Đức Cha tuyên bố đóng cửa Chủng viện. Cha nói với các thầy:

- “Các thầy phải giải tán ngay kéo quan quân kéo tới vây bắt. Các thầy không phải chào Đức Cha, vì Ngài không cầm được nước mắt.”

Sau mấy lời tuyên bố, mọi người vội vã ngậm ngùi ra đi! Riêng thầy Giuse Nguyễn Duy Khang nhất quyết xin ở lại để giúp Đức Cha. Khi chào tạm biệt anh em, thầy Khang vui vẻ nói: “Tôi nhất quyết theo Đức Cha cho tới cùng. Các quan có bắt Ngài, chắc cũng không tha tôi. Đức Cha chết vì đạo, tôi cũng xin chết vì đạo với Đức Cha”. Ngay từ đêm hôm đó, hai cha con bắt đầu sống phiêu lưu, nay đây mai đó. Tương lai mù mịt, chưa biết ý Chúa định liệu ra sao. Nhưng thầy Khang vẫn tin tưởng theo Đức Cha và theo Chúa, phó thác cuộc đời cho Chúa.

Những tuần lễ đầu Đức Cha và thầy Khang sống trong hang hầm trú ẩn ở Thọ Ninh. Nhưng chỉ vài ba tuần sau, các quan phát hiện nơi ẩn trú đó, hai cha con phải cấp tốc bỏ đất liền, xuống một chiếc thuyền đánh cá của một giáo dân. Thầy Khang chèo thuyền qua thị xã Hải Dương tới ẩn trong một chiếc thuyền đánh cá khác của ông Trương Bính cũng là một giáo dân tốt lành. 

Ở trên chiếc thuyền này, Đức Cha và thầy Khang cảm thấy được an toàn. Vài tuần lễ sau, hai cha con lại may mắn gặp được Đức Cha Valentinô Vinh và cha Almatô Bình đi thuyền từ Kẻ Nê tới. Các đấng cảm động và rất vui mừng tạ ơn Chúa vì được gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn này. Các Ngài trao đổi tin tức và cầu nguyện chung với nhau cho Giáo Hội Việt Nam và xin Chúa ban thêm sức mạnh để luôn can trường rao giảng danh thánh Chúa. Đến sáng, các Ngài ngậm ngùi phải chia tay nhau, mỗi người đi một hướng.

Thế rồi một chuyện không may xẩy ra trong gia đình ông Trương Bính. Hai bố con gay gắt cãi nhau, đưa tới cái chết của Đức Cha Hermosilla Liêm và thầy Giuse Nguyễn Duy Khang. Câu truyện như thế này: Hai cha con ông Trương Bính cái lộn, gây gỗ nhau kịch liệt. Người con ấm ức thù hận ông bố. 

Thế là ngày 21 tháng 10, người con trai của ông bực tức nên âm thầm đi tố cáo bố đang chứa chấp Đức Cha và thầy Khang. Được tin tố cáo, đội Bảng liền kéo quân đến bắt Đức Cha và thầy Khang. Khi biết tin, thầy Khang và ông Trương Bính cùng mấy người giáo dân khác vội chèo thuyền thật nhanh chạy trốn tới làng Gộc gần đó. Nhưng không kịp, thầy Khang nhảy ra đánh võ với những người đến bắt nhưng vì họ đông nên đã đánh thầy bị thương nặng và ngã gục. Đức Cha bình tĩnh đưa hai tay ra cho họ trói và nói:

- Tôi ở trong tay quan. Nhưng xin đừng làm hại những người trên thuyền vô tội. Xin làm ơn làm phúc tha cho họ về.Nghe Đức Cha nói, ông đội Bảng bằng lòng tha. Nhưng thầy Nguyễn Duy Khang lên tiếng:

- Không. Tôi không muốn tự do. Các ông đã bắt Đức Cha của tôi, tôi xin đi theo. Nếu Ngài phải chết thì tôi cũng xin chết theo với Ngài.

Nói xong, thầy đưa tay ra cho họ trói. Sau đó, họ áp giải hai cha con về tỉnh Hải Dương. Khi tới cổng thành Hải Dương, họ đặt một cây Thánh Giá lớn nằm ngay lối vào, Đức Cha Hermosilla Liêm và thầy Giuse Nguyễn Duy Khang nhất định không bước vào, yêu cầu phải cất Thánh Giá đi thì hai cha con mới bước vào. Sau cùng các quan phải nhượng bộ, cất cây Thánh Giá đi thì hai cha con mới chịu bước vào. 

Vào tới nội thành, các quan biệt giam Đức Cha tại pháo đài Trang Thu, còn thầy Khang thì bị nhốt vào cũi giam trong nhà tù. Trong những ngày đầu, ba lần thầy Khang bị tra tấn, điều tra về những nơi Đức Cha đã trốn và làm việc. Thầy Khang nhất định không khai. 

Thầy bị đánh nát thịt hai bên mông rồi bị khiêng về ngục. Được giam chung với nhiều người tìn hữu, thầy sốt sắng tổ chức cho cả nhà giam đọc kinh chung mỗi ngày ba lần. Mỗi tối thầy làm việc thống hối ăn nan tội, khuyến khích mọi người sốt sắng, giữ vững đức tin để được phúc tử vì đạo. Những lần thầy bị đánh đập, nứt thịt, gẫy xương, anh em trong tù đều thương mến, nấu nước rửa và xoa bóp những vết thương cho thầy. Mặc dù bị đau đớn và khổ cực nhưng thầy vẫn cố gắng viết thư cho các bạn học đang lưu lạc ở làng Hảo Hội.

Một trong những thư thầy viết: “Các quan mới tra tấn tôi rất tàn nhẫn để hỏi về Đức Cha đã ở những nơi nào và làm việc với ai. Tôi nhất định không khai và sẵn lòng chịu đòn vọt đau đớn. Xin anh em cầu nguyện cho tôi”. Lần khác thầy lại viết: “Anh em gửi cho tôi một cái quần, vì quần tôi bị đòn nhiều nên đã rách nát. Cũng xin gửi cho tôi một cái chăn để khi tôi chết, có cái mà liệm xác đem chôn”.

Sau nhiều lần tra khảo thầy về Đức Cha Hermosilla Liêm không thành công, lần này các quan lại gọi thầy ra toà, các quan tra hỏi về quê quán và những người liên hệ với thầy. Quan đốc hỏi:

- Quê quán và cha mẹ ngươi ở đâu?

Thầy Giuse Nguyễn Duy Khang bình tĩnh thưa:

- Bẩm quan lớn, tôi sinh ra ở Macao, 29 tuổi. Cha mẹ ở đâu tôi không biết.

- Thế ngươi phải biết các đạo trưởng ở đâu chứ?

- Tôi biết các đạo trưởng, nhưng không biết ở đâu. Tôi ở với Đức Cha và cùng bị bắt với Ngài

- Vậy ngươi theo đạo từ bao giờ?

- Tôi theo đạo từ nhỏ?

- Ai đã dụ dỗ ngươi theo tà đạo này?

- Đạo tôi theo là đạo thật, không phải là tà đạo.

- Nhưng vua cấm đạo này, luật nhà nước cấm.

- Luật của con người không được đi ngược lại với luật Thiên Chúa. Phải vâng lời Thiên Chúa trước khi vâng lời loài người.

- Ngươi nói thế là khinh mạn Quốc Gia và coi khinh đức vua.

- Tôi kính vua và hết lòng yêu mến Quốc Gia, nhưng trước hết phải tôn kính và yêu mến Thiên Chúa và tuân giữ luật của Thiên Chúa.

Nói tới đây các quan không hỏi thêm nữa. Nhưng ra lệnh trói tay chân thầy vào cột và đánh 120 roi. Máu chảy ra lai láng. Sau đó thầy bị đeo gông, mang xiềng xích và cùm trong xà lim chờ án triều đình gửi về. Trong khi đó thì ngày 1 tháng 11 Đức Cha Hermosilla Liêm, Đức Cha Ochoa Vinh và cha Almato Bình đã được phúc tử vì đạo.

Thầy Giuse Nguyễn Duy Khang phải chờ đợi mãi tới ngày 6 tháng 12 cùng năm, tức năm 1861 các quan mới đem thầy ra xử án trảm quyết tại pháp trường Năm Mẫu, ngoài tỉnh Hải Dương. Sau khi bị chém đầu, dân chúng tại địa phương tới xin phép an táng thầy ngay tại bờ ruộng gần nơi bị xử.

Năm năm 1867, giáo dân cùng thầy Hinh là anh ruột của thầy Khang đến cải táng, lấy xác về chôn ở nhà thờ Kẻ Mốt Ngày nay thủ cấp của Ngài được lưu giữ tại đền thánh Hải Dương, còn hài cốt thì vẫn lưu giữ tai nhà thờ Kẻ Mốt.Ngày 20 tháng 5 năm 1906, Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn thầy Giuse Nguyễn Duy Khang lên bậc Chân Phước Tử Đạo. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Nhưng tới gần ngày chiụ chức phò tế thì lại có một vài chuyện bất ngờ xẩy tới khiên các bề trên nghi ngờ thiện chí của thầy. Số là thầy nghe lời mấy người bạn sáng chế đồng hồ mà thầy nghĩ là có thể được các nhà kỹ nghệ mua sáng kiến nên thầy và mấy người bạn mạo hiểm đi Thụy Sĩ để quảng cáo. Các bề trên biết chuyện nên không cho thầy chịu chức Phó tế nữa. Bề trên gọi thầy tới và nói:

- Tính kiêu ngạo và ma quỉ đã lôi kéo con hơn cả Thiên Chúa. Có lẽ Thiên Chúa cũng chỉ là một cái gì phụ thuộc thôi!

Trước sự việc xẩy tới, thầy đến gặp bề trên chủng viện truyền Giáo Paris. Cha bề trên khuyên thầy nhẫn nại, đàng khác chủng viện Truyền giáo chỉ nhận những người đã có chức thánh hay linh mục mà thôi. Năm 1823, thầy tới Nhà Tĩnh Tâm ở Aix-en-Provence, sau 14 tháng thử luyện, bề trên nhận định thầy xứng đáng nên ngày 26 tháng 2 năm 1825 bề trên cho chịu chức Phó tế. Thầy vui mừng nhận ra con đường lý tưởng đang dần dần ló dạng. Ngày 24 tháng 9 năm 1825 thầy lãnh chức linh mục.

Sau khi thụ phong linh mục, cha Stêphanô Cuénot được bề trên chỉ định làm giáo sư chủng viện, dạy mỗi ngày 4 giờ, ngoài ra còn phải ngồi toà giải tội. và gặp gỡ các hối nhân. Cha rất vui với công việc mục vụ này, nhưng ý nguyện sâu xa của cha vẫn là được đi truyền giáo tại Viễn Đông. Cha cũng có một người chú cũng là linh mục. Cha thường thư từ trao đổi tâm sự với cha chú. 

Cha chú hiểu được lòng khát vọng của cha cháu nên đã giới thiệu cha cháu vào Hội Thừa Sai Paris. Hội Thừa Sai Paris nhận cha Stêphanô Cuénot ngài ngày 23 tháng 6 năm 1827 rồi tháng Giêng năm 1828 cha được lệnh đi truyền giáo tại Viễn Đông. Cha hết sức vui mừng rời Paris xuống tầu đi Macao rồi từ Macao sẽ tìm đường tới Việt Nam.

Khoảng giữa năm 1829, tầu cập bến Macao, bề trên tại Macao đã may sẵn cho cha một bộ áo Việt Nam và khăn đống để cha lên đường băng qua rừng Bắc Việt rồi xuống nhiệm sở tại Đàng Trong. Lúc ấy giữa thời vua Minh Mạng đang bế quan tỏa cảng nên cha Stêphanô Cuénot phải đi mất 83 ngày đường mới tới được nhiệm sở ngày 24 tháng 7 năm 1829. Công việc đầu tiên cha được chỉ định là dạy học tại chủng viện Lái Thiêu, đồng thời phải học hỏi tiếng Việt. và Đức Cha Tarberd Từ đặt tên Việt Nam cho cha là Tri. Khi cha Cuénot Tri đã nói được tiếng Việt thì Đức Giám mục cho cha đi giúp các họ Đạo chung quanh gần chủng viện Lái Thiêu.

Năm 1833 vua ra lệnh bắt đạo toàn diện, đặt giáo phận trong tình trạng báo động nguy ngập. Khi ấy giáo phận đã có tới 80 ngàn tín hữu, 1 Giám mục, 8 linh mục Thừa Sai và 17 linh mục Việt Nam. Giáo dân thấy tình hình quá khó khăn thì đề nghị các linh mục Thừa Sai tạm rút lui qua cơn bắt bớ rồi sẽ trở lại. Lúc ấy tại Huế, cha Jaccard, cha Odorico đã bị bắt, còn cha Gagelin cũng đã bỏ Huế đang trốn tránh ở Bình Định. 

Trước tình hình khó khăn này Đức cha Tarberd Từ quyết định cho cha Stêphanô Cuénot, cha Vialle và cha Regereau tạm trốn sang Thái Lan. Nhưng sau đó vì cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Thái Lan và cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi gây nghi ngờ cho các Thừa Sai nên lại một lần nữa các Ngài phải xuống thuyền bơi sang Singapore lánh nạn. 

Trước hoàn cảnh đạo Chúa bị bách hại khốc liệt mà giáo hữu thì đông đảo cần sự hiện diện của chúa chiên, nhưng quay đi, nhìn lại chỉ còn hai Thừa Sai phải trốn lánh và mười linh mục bản xứ. Đức Cha Tarberd Từ xin Toà Thánh chọn một Giám mục Phó. Toà Thánh biết rõ nhu cầu nên đồng ý ngay. Được sự đồng ý của Toà Thánh, Đức Cha Tarberd Từ đặt cha Stêphanô Cuénot mới 33 tuổi làm Giám mục phó và Ngài cấp tốc đáp tầu sang Pénăng để ngày 3 tháng 5 năm 1835 tấn phong Giám mục cho cha Stêphanô Cuénot làm Giám mục Phó của mình.

Ngay sau khi được tấn phong Giám mục Phó, Đức Cha Stêphanô Cuénot biết rằng tại Việt Nam vua Minh Mạng đang ra sức tiêu diệt đạo Công Giáo, nhưng Ngài vẫn hăng hái lên đường trở lại Việt Nam thi hành mục vụ. Ngài cùng với hai linh mục Việt Nam đang du học tại Pénăng thuê một chiếc thuyền đưa các ngài trở về Việt Nam. 

Con thuyền gặp gió xuôi thuận đưa các ngài về tới Gò Thị bình an. Gò Thị thuộc lãnh thổ tỉnh Bình Định, nay thuộc giáo phận Qui Nhơn. Bước lên khỏi thuyền đặt chân lên đất Gò Thị thì ông Năm Thông thu xếp cho Đức cha ở trong nhà dòng Mến Thánh Giá. Từ đây, Đức cha Stêphanô Cuénot đổi tên Việt Nam là Thể. Sau này ông Năm Thông cũng được phúc tử vì đạo, nay gọi là thánh Anrê Nguyễn Kim Thông hay Anrê Năm Thuông.

Tới Gò Thị, vì biết chắc rằng chưa thể tới thăm giáo dân được nên ngài viết thư luân lưu gửi đến khắp nơi để cổ võ tinh thần đạo đức cho các tín hữu. Nhờ sự khuyến khích, nhất là sự hiện diện của Đức Cha mà linh mục cũng như giáo dân đều cảm thấy phấn khởi, tăng thêm sức mạnh và can đảm.Song song với việc lo lắng cho giáo dân giữ vững đức tin trong giai đoạn đạo đang bị bách hại, Đức Cha còn lo đào tạo thêm linh mục để có nhiều tông đồ làm vườn nho của Chúa. 

Năm 1835, Đức cha truyền chức linh mục cho 10 thầy Giảng, năm 1836 Đức cha xin thêm được một số linh mục Thừa Sai Paris. Để có điều kiện đào tạo thêm nhiều linh mục, Đức cha thành lập hai chủng viện: một tai Huế và đặt cha Candalh Kim quản trị và một tại miền Nam, trao cho cha Lefèbere Nghĩa làm giám đốc. Về phía các nữ tu Mến Thánh Giá, trước đây vì sợ bắt bớ nên nhiều nhà đã giải tán, các nữ tu Mến Thánh Giá phải trở về sống với gia đình. Nay Đức cha cho kêu gọi trở lại sống chung và sinh hoạt trong 18 cộng đoàn lo việc truyền giáo.

Ngày 31 tháng 7 năm 1840 Đức Cha Tarberd Từ qua đời tại Calcutta Ấn Độ, Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể chính thức lên Giam mục chính tòa. Năm 1841, Đức Cha Stephanô Cuénot Thể tấn phong cho cha Lefèbere làm Giám mục Phụ tá, đồng thời lợi dụng tình hình cấm đạo bớt căng thẳng, Đức Cha tổ chức Công Đồng Gò Thị 1841, gồm ba linh mục Thừa Sai, 13 linh mục Việt Nam trong giáo phận. 

Công Đồng dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể, Công Đồng đã đưa ra những nguyên tắc căn bản để đào tạo một lớp linh mục bản xứ đông đảo và nhiệt thành trong việc truyền giáo. Trong hoàn cảnh khó khăn không mở chủng viện được thì mỗi linh mục phải nuôi chừng 6,7 học sinh, chăm lo việc học hành và tập luyện các nhân đức cho các em này, rồi sau đó sẽ gửi sang Pénăng học triết và thần học. Khi hoàn tất chương trình triết và thần học rồi thì cho trở về Việt Nam thụ phong linh mục và làm việc mục vụ trong các giáo phận. Theo phương thức này, trên thực tế đã đào tạo cho giáo phận Đàng Trong một số đông đảo linh mục Việt Nam.

Để thúc đẩy các linh mục phải tiếp tục trao dồi kiến thức, hằng năm Đức Cha Cuénot Thể còn gửi cho các linh mục những bài học về tín lý, luân lý, mục vụ v.v.để các cha phải học và làm bài rồi đem về nộp cho Đức Cha trong dịp về cấm phong hằng năm. Chính Đức Cha sẽ đọc rồi sửa và gửi trả lại cho các cha.

Đối với giáo dân, Đức Cha chủ trương rằng: “Phương pháp giúp họ sống đạo và hành đạo tốt là đào tạo họ thành những tông đồ truyền giáo. Khi họ giải thich giáo lý cho những tân tòng cũng chính là lúc họ phải xác tín sâu sa hơn về đạo”.

Đối với những giáo dân vì yếu đuối mà chối đạo, nay hối hận xin tha thì Đức Cha sẵn sàng tha ngay nhưng Ngài xin họ một điều là phải khuyên bảo được ít là một người khác theo đạo. Đặc biệt bên cạnh giới giáo dân làm việc truyền giáo còn có đông đảo các nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Các Dì cứ chia nhau thành nhiều nhóm, mỗi nhóm hai hay ba người, len lỏi vào các làng mạc phát thuốc, thăm viếng các bệnh nhân và khi có thể được thì rửa tội cho các trẻ em sắp chết. Năm 1835 Đức Cha về nước thì số trẻ em ngoại giáo được rửa tội là 133 em. Nhưng năm 1841 số trẻ em tăng lên 1,800 em và năm 1843 là 8,273 trẻ em được rửa tội. Tới năm 1844 số trẻ em Công giáo được rửa tội là 5,056 và người lớn là 1,007 người.

Một công trình lớn lao khác của Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể là công cuộc truyền giáo cho đồng bào Thượng. Chính Đức Cha đã ra những chỉ thị dễ dãi và thích hợp để giúp anh em người Thượng đón nhận được áng sáng Tin Mừng Chúa Kitô. Nhờ những thành quả tốt đẹp này mà năm 1844 Tòa Thánh đã sẵn lòng phân chia địa phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông (Qui Nhơn) và Tây (Saigòn). Tới năm 1850 Toà Thánh lại phân chia thành bốn giáo phận là Nam Vang, Saigòn, Huế, Qui Nhơn. Từ đây, Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể chỉ coi sóc địa phận Đông Đàng Trong. Và cũng từ đây tình hình bách hại Đạo lại dần dần trở nên gây gắt đáng sợ hơn.

Trong mười năm liền, nhờ sự che chở của các tín hữu và các nữ tu dòng Mến Thánh Giá mà Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể cũng như một số linh mục thoát được những cuộc truy lùng khủng kkiếp. Nhiều lần Đức Cha phải liên tục ngủ ngoài trời, dưới lùm cây, có khi phải vào rừng sâu hay đồng lầy nước đọng, nhịn đói nhịn khát. Nhiều lần thoát chết vì đi thăm bệnh nhân hay đi giải tội cho người sắp chết. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, Đức Cha luôn luôn giữ được sự liên lạc chặt chẽ với Tòa Thánh. 

Đặc biệt khi hỏi về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức cha đã viết thư cho Đức Thánh Cha trong đó có đoạn như sau: “Xin Đức Thánh Cha cho chúng con hiệp thông trong lời cầu nguyện cùng tất cả các giám mục trên thế giới trong ngày Đức Thánh Cha long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.Năm 1861 vua Tự Đức ra chiếu chỉ “Phân Sáp” cơn cuồng phong bắt đạo lại trở nên kinh hoàng. Giáo Hội Việt Nam thêm phần điêu đứng. Trước cơn cuồng phong dữ dội này, Đức Cha khuyên các linh mục Thừa Sai lánh nạn vào Saigòn, còn chính Ngài thì quyết định ở lại với đoàn chiên. Ngài nói: “Dù chỉ một Thừa Sai chẳng làm được việc gì ngoài việc đọc kinh cầu nguyện và sự hiện diện của vị ấy cũng đủ nâng đỡ niềm tin và sinh hoạt của các tín hữu rồi”.

Từ tháng 10 năm ấy, Đức Cha phải bỏ Gò Thị, trốn lánh từ nhà này qua nhà khác. Ngày 24 tháng 10 năm 1861, lúc ấy Đức Cha đang trú ẩn tại nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu thì quân lính kéo đến bao vây nhà bà. Thấy động, Đức cha và hai chú giúp lễ vội trốn xuống hầm nhưng quân lính xông vào nhà thấy có đồ lễ chưa kịp cất giấu. Có bằng chứng cụ thể, bọn lính bắt trói và đánh mọi người trong nhà, lại còn đe sẽ đốt phá nhà, nếu không bắt được đạo trưởng tây dương. Bà Lưu bị đánh 17 roi rất đau đớn. Sau hai ngày quân lính không chịu bỏ đi và đánh đập người trong nhà cách dã man, Đức Cha tự ra nộp mình. Bọn lính vừa thấy Ngài thì xông tới đánh và trói chân tay Ngài lại như con thú. Nhưng viên chỉ huy biết điều hơn, cho cởi trói và mời Ngài ngồi trên chiếc chiếu nói chuyện với ông ta.

Ngày hôm sau, Đức Cha bị nhốt trong chiếc cũi giải về tỉnh Bình Định. Hai chú giúp lễ, bà Huỳnh Thị Lựu và những người thân cận cũng bị trói, đeo gông giải về tỉnh để rồi cùng bị xử tử trong tháng 12.

Tháng 10 năm ấy miền Trung bị lụt, nước dâng lên cao tới lưng nên ngồi trong cũi chật hẹp Đức Cha cũng bị nước ngập, vì vậy mà khi tới nhà giam thì Đức Cha bị bệnh liệt và chứng bệnh kiết lị hành Đức Cha đến kiệt sức. Vì vậy cho nên Đức Cha chỉ bị gọi ra toà một lần mà thôi. Khi ra toà, quan chánh án hỏi:

- Tại sao ông sang nước tôi?

Ngài dáp:

- Thưa quan lớn, tôi tới để giảng đạo Thiên Chúa.

Quan lại hỏi:

- Ông ở đây bao lâu rồi?

- Ba mươi bốn năm rồi.

- Ông đã ở những nơi nào?

- Thưa quan lớn, trước hết là Bình Định rồi Phú Yên, Bình Thuận rồi lại trở về Bình Định.

- Ông biết gì về chiến tranh không?

- Thưa quan lớn, tôi không biết gì cả. Tôi đến đây chỉ để giảng đạo, khi nơi này khi nơi khác, thế thôi. Quan hành hạ thế nào thì tôi cũng đành chịu, chứ tin tức về chiến tranh thì tôi hoàn toàn không biết gì.

Sau cuộc tra hỏi, họ lại đưa Đức Cha trở về với chiếc cũi nhỏ hẹp. Cơn bệnh kiết lị hành hạ Đức Cha chỉ trong vòng ba tuần lễ, Đức Cha kiệt quệ và trút hơi thở cuối cùng trong chiếc cũi tre ngày 14 tháng 11 năm 1861. Kết thúc cuộc đời của một giám mục chiến sĩ truyền giáo tuyệt vời trên giải đất Việt Nam thân yêu 32 năm không một ngày nghỉ ngơi an bình.

Đức cha chết được một ngày thì bản án trảm quyết từ triều đình Huế mới về tơi tỉnh Bình Định. Thấy ngài đã chết nên quan trấn thủ Bình Định không cho chém đầu nữa. Các tín hữu đã mua cho Đức cha một áo quan đẹp nhưng quan trấn thủ không chấp thuận.Ngay sau đó, triều đình Huế biết tin, đã làm một bản án khác cấp tốc gửi về, nguyên văn như sau:

“Tây dương đạo trưởng Thể đã lấn lút trong nước ta 40 năm nay. Y đã giảng đạo và lừa dối dân chúng. Bị bắt và tra hỏi, y đã thú nhận mọi tội lỗi. Lẽ ra phải chém đầu y bêu lên giữa chợ, nhưng vì y đã chết trong tù, ta truyền phải quăng xác y xuống sông”.

Sau 8 ngày theo sắc chỉ ấy, quan trấn thủ Bình Định cho đào mồ Đức Cha lên để liệng thi hài ngài xuống sông. Ông cai Phượng xác nhận rằng khi đào lên thì xác Đức cha vẫn còn tươi tốt, không có mùi hôi thối mà còn phảng phất mùi thơm của hoa hồng, râu tóc còn y nguyên như người nằm ngủ.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 02 tháng 05 năm 1909 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng hiển thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988.