Gương Thánh Nhân
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Ignatius ở Antioch
(c. 107?)
“Tôi là hạt lúa của Thiên Chúa, ước chi tôi được nghiền nát dưới nanh thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền của Ðức Kitô.”
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Marguerite d’Youville
(1701-1771)
Thánh Marguerite cho chúng ta thấy, với ơn sủng của Thiên Chúa và sự cộng tác của con người, sự đau khổ có thể đưa đến lòng nhân hậu thay vì sự cay đắng.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Têrêsa Avila
(1515-1582)
Cũng như Ðức Giêsu, ngài có những mâu thuẫn lạ lùng: khôn ngoan, nhưng thực tế; thông minh, nhưng đi đôi với kinh nghiệm; huyền bí, nhưng là người quyết liệt cải cách. Một phụ nữ thánh thiện, nhưng cũng đầy nữ tính.
- Viết bởi Gương Thánh Nhân
Thánh Giáo Hoàng Callistus I
(c. 223?)
Chúng ta có được những dữ kiện xác thực về vị thánh này là từ người thù địch với ngài, đó là Hippolytus, vị giáo hoàng đối lập đầu tiên, sau này đã tử đạo. Nguyên tắc phủ định được áp dụng: Nếu Callistus có làm điều gì sái quấy, chắc chắn Hippolytus sẽ nhắc đến.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Margaret Mary Alacoque
(1647-1690)
Thánh Margaret Mary được Chúa chọn để dấy động trong Giáo Hội một nhận thức về tình yêu Thiên Chúa được biểu tượng qua trái tim Chúa Giêsu.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Seraphin ở Montegranaro
(1540-1604)
“Sự thánh thiện của con cái Thiên Chúa thì có thể đạt được trong mọi hoàn cảnh bình thường của một người nghèo hèn và buộc phải làm việc để sinh sống.”
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Các Thánh Denis, Rusticus và Eleutherius
(c. 258?)
Thánh Denis là quan thầy của nước Pháp. Ảnh hưởng sâu đậm của thánh nhân đối với dân chúng trong thời đại của ngài chứng tỏ một đời sống thánh thiện khác thường.
Ðiều đầu tiên chúng ta được biết về ba vị này là họ được tử đạo khoảng năm 258, theo như văn bản của Thánh Grêgôriô ở Tours thuộc thế kỷ thứ sáu.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Gioan Leonardi
(1541? – 1609)
Thánh Gioan Leonardi rất tích cực hoạt động tông đồ, nhất là ở bệnh viện và nhà tù. Sự tận tụy và gương mẫu đời sống của ngài đã thu hút vài người trẻ, và họ bắt đầu tiếp tay với ngài. Sau này chính họ cũng trở thành linh mục.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Lễ Ðức Mẹ Mai Khôi (*)
Thánh Giáo Hoàng Piô V đã thiết lập ngày lễ này vào năm 1573. Mục đích là để cảm tạ Thiên Chúa vì người Kitô chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Lepanto – là một chiến thắng nhờ bởi việc lần chuỗi mai khôi. Vào năm 1716, Ðức Clement XI đã nới rộng ngày lễ này cho toàn thể Giáo Hội.
Sự hình thành chuỗi mai khôi có một lịch sử lâu dài. Ðầu tiên, người ta đọc 150 kinh Lạy Cha để phỏng theo 150 Thánh Vịnh. Sau đó người ta thêm vào tập tục đọc 150 kinh Kính Mừng. Và sau cùng các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu đã được thêm vào trước mỗi kinh Kính Mừng. Mặc dù sự kiện Ðức Maria ban chuỗi mai khôi cho Thánh Ða Minh được coi là không có trong lịch sử, việc phát triển hình thức cầu nguyện này là nhờ những người theo Thánh Ða Minh. Một trong những người đó là Chân Phước Alan de la Roche, thường được gọi là “tông đồ mai khôi.” Ngài thành lập hội Ái Hữu Mai Khôi đầu tiên trong thế kỷ 15. Vào thế kỷ 16, cách lần chuỗi mai khôi được phát triển như hình thức bây giờ — gồm 15 mầu nhiệm vui, thương và mừng.
Lời Bàn
Lần chuỗi mai khôi là để giúp chúng ta suy tư về các mầu nhiệm cứu chuộc. Ðức Piô XII gọi đó là bản tóm lược phúc âm. Ðích điểm nhắm đến là Chúa Giêsu — sự sinh hạ, cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Người. Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta rằng Cha của Ðức Giêsu là người khởi xướng sự cứu chuộc. Kinh Kính Mừng nhắc nhở chúng ta hãy cùng với Mẹ Maria suy niệm về những mầu nhiệm này. Các mầu nhiệm đó cũng giúp chúng ta ý thức rằng Mẹ Maria đã và đang kết hợp mật thiết với Con của ngài trong tất cả những mầu nhiệm khi Chúa Giêsu ở trần gian cũng như ở trên thiên đàng. Kinh Sáng Danh nhắc nhở chúng ta rằng mục đích của mọi sự sống là để vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chuỗi Mai Khôi được nhiều người ưa chuộng vì nó đơn giản. Việc lập đi lập lại những câu kinh quen thuộc tạo nên bầu khí thuận tiện cho việc suy niệm những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta cảm thấy như Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở với chúng ta trong các niềm vui cũng như sự đau khổ của đời sống. Chúng ta hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta được chia sẻ sự vinh quang của Chúa Giêsu và Mẹ Maria nơi thiên đàng.
Lời Trích
“[Chuỗi mai khôi] đưa ra những mầu nhiệm của Ðức Kitô trong một phương cách độc đáo mà Thánh Phao-lô đã diễn tả trong Thư gửi tín hữu Philípphê — tự hạ mình, chịu chết và được siêu tôn (2:6-11)… Tự bản chất, việc lần chuỗi mai khôi đòi hỏi sự nhịp nhàng và đều đặn, giúp người tín hữu suy niệm về những mầu nhiệm cuộc đời của Ðức Kitô để gắn bó với Người như tâm hồn của Ðức Maria, là người gần với Ðức Kitô hơn ai hết” (Ðức Phao-lô VI, Việc Sùng Kính Ðức Trinh Nữ Maria, 45, 47).
(*) Theo linh mục Trần Văn Kiệm, chữ Rosary được dịch là Mai Khôi thì đúng nhất, vì chữ Mai có nghĩa hoa hồng và chữ Khôi có nghĩa ngọc đẹp. Những chữ Mân Côi và Văn Côi không được xác thực.
Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Brunô
(1030? – 1101)
Thánh nhân đã sáng lập một tu hội, kết quả của tình yêu mãnh liệt mà vì đó thánh nhân đã dành cả cuộc đời để hãm mình đền tội trong cô độc.
- Ngày 04/10 Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226)
- Ngày 03/10 Thánh Gioan Dukla (1414-1484)
- Ngày 02/10 Các Thiên Thần hộ thủ
- Ngày 01/10 Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (1873-1897)
- Ngày 30/09 Thánh Giêrônimô (345 – 420)
- Ngày 27/09 Thánh Vinh-sơn Phao-lô (1580?-1660)
- Ngày 26/09 Thánh Cosmas và Thánh Damian (c. 303?)
- Ngày 25/09 Thánh Elzear và Chân Phước Delphina (1286-1323) (1283-1358)
- Ngày 24/09 Thánh Pacifico ở San Severino (1653 – 1721)
- Ngày 23/09 Thánh Padre Piô (1887-1968)