Gương Thánh Nhân
- Viết bởi Hạnh các Thánh
CÁC THIÊN THẦN HỘ THỦ
Mt 18,1-5.10
Nếu sức mạnh của sự dữ và ma quỉ đông hàng hà sa số, đang ngày đêm bay lượn quanh nhân loại, xung quanh chúng ta để tìm cơ hội làm hại con người thì sung sướng và hạnh phúc, vững dạ thay khi Chúa gửi đến cho loài người một sức mạnh vô cùng hữu hiệu là các Thiên Thần. Sự trợ giúp này, Chúa và Giáo Hội gọi là các Thiên Thần Hộ Thủ hay Bản Mệnh. Các Thiên Thần Bản Mệnh gìn giữ con người khỏi hiểm nguy, khỏi mọi sự dữ quấy phá, đưa con người tránh xa dịp tội để con người kết hợp và tiến bước tới Chúa.
THIÊN THẦN BẢN MỆNH LÀ AI ?
Thiên Chúa thiết lập vũ trụ, tạo dựng con người. Sách khải nguyên ngay từ những trang đầu đã thuật lại việc Thiên chúa tạo dựng Trời Đất, tạo nên Con người. Trong vũ trụ hỗn mang đan xen bóng tối và sự sáng. Lực của bóng tối,của ma quỉ mạnh mẽ vô cùng. Ma quỉ có số đông vô số kể lúc nào cũng lượn quanh con người, rình mò cắn xé. Ngay trang đầu khởi nguyên, Kinh Thánh đã viết: “ thần khí Chúa bay lượn là là trên mặt nước” và trong Tân Ước, trong đêm Giáng Sinh,Thiên Thần của Chúa với muôn cơ binh đàn ca, vinh tụng xướng hát, tôn vinh con Thiên Chúa là Đức Giêsu xuống thế làm người. Đây là các Thiên thần luôn túc trực để thờ phượng Chúa và nâng đỡ con người. Trong số này, có muôn vàn Thiên Thần Bản Mệnh, Chúa sai tới để nâng đỡ, gìn giữ từng người. Các ngài giúp con người tránh xa các dịp tội, thêm sức mạnh cho con người để con người thoát những cơn cám dỗ nguy hiểm, nâng đỡ và khuyến khích con người khi con người gặp những sự thất vọng ở trần gian, an ủi con người trong những cơn sầu muộn. Các Thiên Thần Bản Mệnh cũng giúp con người hồi tâm thống hối khi con người yếu đuối, sa ngã, cầu bầu cùng Chúa cho con người. Các Thiên thần Bản Mệnh cũng soi sáng, thêm sức mạnh cho con người khi con người đang hấp hối, nguy tử vv Các Thiên thần Bản Mệnh có sứ mạng lớn lao là luôn hiện diện bên cạnh con người để giữ gìn, an ủi và che chở con người. Nên, Thánh vịnh 137,1 đã viết: ” Lạy Chúa giữa chư vị Thiên Thần, Con đàn ca kính Chúa ” hoặc trong lời nguyện nhập lễ ngày 2/10, Giáo Hội đã cất tiếng nguyện xin : ” Chúa sai các Thiên Thần đến gìn giữ chúng con. Xin ban cho chúng con đời này được các Ngài luôn bênh vực che chở, và đời sau được cùng các Ngài hưởng phúc vinh quang”.
CÂU CHUYỆN MINH CHỨNG BÀN TAY THIÊN THẦN BẢN MỆNH HỘ PHÙ, CHỞ CHE
Một Cha sở miền quê bên Pháp thuật lại công chuyện nầy:
Khi đó ngài đang ở một xứ đạo hẻo lánh. Một đêm kia được tin một người đau nặng, đang hấp hối, muốn xin Ngài tới xức dầu. Trời về khuya, với bổn phận mục tử Ngài ra đi làm phận sự của mình. Từ nhà xứ tới nhà người đau, Ngài phải băng qua khu rừng vắng. Khi tới khu rừng, trời đã rất tối, Ngài ngập ngừng, nhưng nghĩ lại và nhớ tới Thiên Thần Bản Mệnh, Ngài cầu nguyện để Thiên Thần cùng đi với Ngài. Ngài mạnh dạn và đã tới xức dầu cho người bệnh kịp thời giờ hấp hối. Câu chuyện đã qua 10 năm rồi, nếu không có biến cố mới này thì nó đã rơi vào quên lãng:
Một tử tù sắp bị hành quyết, anh ta rất khó tính và không chịu nghe bất cử một ai. Người ta báo tin cho ngài: có người tử tù sắp bị hành quyết . Vì là Cha sở địa phương, ngài đến nhà tù thăm viếng . Nhưng vừa thấy bóng linh mục, người tử tù phản ứng và từ chối không muốn gặp ngài , nhưng bỗng anh ta ngừng lại và nói với ngài : ” Có phải cha là cha sở họ X không ?”. Vị linh mục ngạc nhiên trả lời: “Trước đây 10 năm tôi làm Cha sở ở họ đó, nhưng bây giờ tôi đã đi nơi khác”.
Thì ra các đây 10 năm, người tử tù lúc đó là tên ăn cướp giết người bị tầm nã, đang lẩn trốn ở khu rừng mà ngài đi qua. Hắn dự định sẽ giết chết bất cứ khách bộ hành nào băng qua đoạn đường đó, để lấy quần áo của khổ chủ mà hóa trang, và đánh lừa lưới của pháp luật. Người tử tù kể lại: ” Lúc đó y muốn giết vị linh mục, nhưng bên cạnh ngài có một thanh niên lực lưỡng. Thấy không thể thắng nổi, nên y đã để cho ngài và người thanh niên ấy đi bình an, vô sự “.
Vị linh mục kết luận:
“Nghe người tử tù thuật lại, tôi ngạc nhiên hết sức. Nhưng tôi chợt nhớ ra rằng, lúc đó, tôi có dừng lại một lúc để cầu nguyện xin Thiên thần Bản Mệnh giúp đỡ. Và như vậy, người thanh niên mà người tử tù thấy chính là Thiên Thần Bản Mệnh của tôi, đã giữ gìn, bão vệ tôi qua cơn nguy hiểm ”
Câu chuyện trên minh chứng Thiên Thần Hộ Thủ luôn có mặt khi con người kêu cầu, xin ngài giúp đỡ, can thiệp.
“Lạy Chúa, nhân ngày lễ kính các Thiên Thần Hộ Thủ, xin cho các Ngài luôn ở gần chúng con để trông nom gìn giữ, nhờ đó chúng con sẽ thoát khỏi mọi nguy hiểm dưới thế và mai sau được hưởng hạnh phúc trên trời” (Lời nguyện tiến lễ ngày 2/10, lễ các Thiên Thần Hộ Thủ).
Xin cho mọi người chúng con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các Thiên Thần Hộ Thủ, và luôn sẵn sàng tuân theo lời chỉ dậy của các Thiên Thần Bản Mệnh qua tiếng nói lương tâm.
Trích từ NguoiTinHuu.com
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
(1873-1897)
Lược sử
“Tôi thích sự buồn tẻ của việc hy sinh âm thầm hơn là những trạng thái xuất thần. Nhặt một cây kim vì tình yêu cũng có thể hoán cải một linh hồn.” Đó là những lời của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu dòng Camêlô thường được gọi là “Bông Hoa Nhỏ,” người đã sống một đời âm thầm trong tu viện ở Lisieux, nước Pháp. Và quả thật, những hy sinh âm thầm của ngài đã hoán cải các linh hồn. Không mấy vị thánh của Thiên Chúa nổi tiếng như vị thánh trẻ trung này.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Giêrônimô
(345 – 420)
Thánh Giêrônimô đặc biệt nổi tiếng trong việc chuyển dịch Kinh Thánh mà cuốn ngài dịch được gọi là Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng.
Hầu hết các thánh được nhớ đến là vì một vài nhân đức trổi vượt hay sự sùng kính đặc biệt của các ngài, nhưng Thánh Giêrônimô được nhớ đến là vì tính nóng nẩy! Thật sự ngài rất nóng tính và có tài viết cay độc. Tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa và Ðức Kitô Giêsu thật mãnh liệt, nên bất cứ ai dạy bảo điều gì sai trái ngài đều coi là kẻ thù của Thiên Chúa và chân lý, và Thánh Giêrônimô theo đuổi người ấy đến cùng với lối viết táo bạo và đôi khi châm biếm.
Trên tất cả ngài là một học giả Kinh Thánh, dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh. Ngài cũng viết những bài chú giải là nguồn cảm hứng về kinh thánh cho chúng ta ngày nay. Ngài là một sinh viên nhiều tham vọng, một học giả thông suốt, một văn sĩ phi thường và là cố vấn cho các tu sĩ, giám mục và giáo hoàng. Thánh Augustine nói về ngài, “Ðiều mà Thánh Giêrônimô không biết, thì thần chết cũng không biết.”
Thánh Giêrônimô đặc biệt nổi tiếng trong việc chuyển dịch Kinh Thánh mà cuốn ngài dịch được gọi là Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng. Như các học giả ngày nay nhận xét, “Không ai trước thời Thánh Giêrônimô hay cùng thời với ngài và rất ít người hậu sinh sau đó hàng thế kỷ cũng không đủ khả năng để thực hiện công trình đó.” Công Ðồng Triđentinô đã tu sửa bản Vulgate và công bố đó là văn bản chính thức được dùng trong Giáo Hội.
Ðể thực hiện công trình đó, Thánh Giêrônimô đã phải chuẩn bị rất kỹ. Ngài là bậc thầy về tiếng La Tinh, Hy Lạp, Cổ Do Thái và Canđê. Học vấn của ngài bắt đầu từ nơi sinh trưởng, ở Stridon thuộc Dalmatia (Nam Tư cũ). Sau giai đoạn giáo dục sơ khởi, ngài đến Rôma, là trung tâm học thuật thời ấy, và đến Trier, nước Ðức, là nơi quy tụ các học giả. Mỗi nơi ngài sống một vài năm, để theo học với những bậc thầy tài giỏi.
Sau phần chuẩn bị kiến thức ngài tung hoành ở Palestine cốt để ghi nhận những nơi đã in dấu Ðức Kitô với lòng sùng kính dạt dào. Ngài cũng là một nhà thần bí, đã sống trong sa mạc Chalcis 5 năm để hy sinh cầu nguyện, hãm mình và nghiên cứu. Sau cùng ngài dừng chân ở Bêlem, là nơi ngài sống trong một cái hang mà ngài tin rằng Ðức Kitô đã sinh hạ ở đấy. Vào ngày 30 tháng Chín năm 420 Thánh Giêrônimô từ trần ở Bêlem. Thi hài của ngài hiện được chôn cất trong Ðền Ðức Bà Cả ở Rôma.
Lời Bàn
Thánh Giêrônimô là một người thẳng tính, cương quyết. Ngài có nhân đức cũng như các tính xấu của một người ưa chỉ trích tất cả những vấn đề luân lý thường tình của con người. Như có người nhận xét, ngài là người không chấp nhận thái độ lưng chừng trong phẩm hạnh cũng như trong việc chống đối sự xấu xa. Ngài mau nóng, nhưng cũng mau hối hận, và rất nghiêm khắc với những khuyết điểm của chính mình. Người ta kể, khi nhìn thấy bức tranh vẽ Thánh Giêrônimô đang cầm hòn đá đánh vào ngực, một giáo hoàng nói, “Ngài cầm hòn đá đó là phải, vì nếu không, Giáo Hội không bao giờ phong thánh cho ngài” (Ðời Sống Thánh Nhân của Butler).
Lời Trích
“Ở nơi xa xôi nhất của sa mạc hoang vu đầy đá sỏi, như thiêu đốt dưới cái nóng hực lửa của mặt trời đã khiến các tu sĩ cư ngụ nơi đây cũng phải khiếp sợ, tôi thấy mình như ở giữa những say mê và đàn đúm ở Rôma. Trong sự đầy ải và tù ngục mà tôi tự ý xử phạt mình vì sợ hỏa ngục, nhiều khi tôi thấy mình ở giữa đám thiếu nữ Rôma như tôi đã từng sống với họ: Trong cái cơ thể lạnh ngắt và trong da thịt nứt nẻ của tôi, dường như tôi đã chết trước khi thực sự chết, lại khao khát được sống. Cô đơn trước kẻ thù này, linh hồn tôi phủ phục dưới chân Ðức Giêsu, lấy nước mắt rửa chân Người, và tôi chế ngự xác thịt với những tuần lễ ăn chay. Tôi không xấu hổ để thố lộ những sự cám dỗ, nhưng tôi đau buồn vì trước đây tôi không được như bây giờ” (trích thư Thánh Giêrônimô gửi Thánh Eustochium).
Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Vinh-sơn Phao-lô
(1580?-1660)
Thánh Vinh-sơn Phao-lô rất thích hợp là quan thầy cho mọi Kitô Hữu ngày nay, khi người đói ngày càng nhiều, và lối sống xa hoa của người giầu ngày càng đối chọi với tình trạng sa sút về thể chất và tâm linh của con cái Thiên Chúa.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Cosmas và Thánh Damian
(c. 303?)
Truyền thuyết nói rằng hai vị là anh em sinh đôi ở Arabia, và là các y sĩ giỏi. Họ được sùng kính ở Ðông Phương với biệt hiệu “người không lấy tiền” vì họ không tính tiền khi chữa bệnh.
Người ta không biết gì nhiều về cuộc đời của hai vị này, ngoài việc họ tử đạo ở Syria trong thời bắt đạo của Diocletian.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Elzear và Chân Phước Delphina
(1286-1323) (1283-1358)
Ðây là cặp vợ chồng duy nhất của dòng Phanxicô được chính thức phong chân phước và phong thánh. Hai ông bà Elzear và Delphina gia nhập dòng Ba Phanxicô và tận hiến trong công việc bác ái cho người nghèo.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Pacifico ở San Severino
(1653 – 1721)
Ðời sống của Thánh Pacifico đã thể hiện lời ngài rao giảng, và người nghe nhận ra sức mạnh trong lời của ngài.
Pacifico sinh trưởng trong một gia đình đặc biệt ở San Severino trong vùng Ancona thuộc miền trung nước Ý. Sau khi gia nhập dòng Tiểu Ðệ, ngài được thụ phong linh mục. Ngài dạy triết học trong hai năm và sau đó bắt đầu sứ vụ rao giảng một cách thành công.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Padre Piô
(1887-1968)
“Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ” (Cha Piô).
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Lorenzo Ruiz và Các Bạn
(1600?-1637)
Vị linh mục người Nhật và Lazaro vì khiếp sợ khi bị tra tấn bằng tăm tre đâm vào đầu ngón tay, nên đã chối đạo. Nhưng cả hai đã lấy lại cản đảm khi được các bạn khuyến khích.
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ
Thánh Mátthêu
Người Pharisiêu coi Mátthêu là hạng “tội lỗi.” Ðức Kitô nói rằng việc yêu thương tha nhân thì quan trọng hơn.
Mátthêu là người Do Thái làm việc cho đạo quân xâm lăng La Mã, thu thuế của những người đồng hương Do Thái. Mặc dù người La Mã có lẽ không cho phép moi tiền của người chịu thuế một cách quá đáng, nhưng điều họ quan tâm vẫn là hầu bao của mình nên họ thường làm ngơ về những hành động của “người thầu thuế”. Do đó sau này, những người thu thuế thường bị khinh miệt như người phản bội dân Do Thái.
- Ngày 20/09 Thánh Anrê Kim Taegon
- Ngày 19/09 Thánh Januarius
- Ngày 17/09 Thánh Robert Bellarmine (1542-1621)
- Ngày 16/09 Thánh Cornêliô, Giáo Hoàng (+ 253)
- Ngày 15/09 Ðức Mẹ Sầu Bi
- Ngày 14/09 Sự Chiến Thắng của Thánh Giá
- Ngày 13/09 Thánh Gioan Chrysostom
- Ngày 12/09 Danh Thánh của Đức Trinh Nữ Maria
- Ngày 10/09 Thánh Tôma ở Villanova (1488-1555)
- Ngày 09/09 Thánh Phêrô Claver (1581-1654)