Dân Chúa Âu Châu

Cali Today News – Mùa cúm đang lấp ló sau hè. Bận/mặc áo quần thật ấm áp và thủ sẵn vài thùng chicken soup.

Có những "điều tâm niệm" đã có từ ngàn xưa nhưng tới nay đã hết hiệu nghiệm. Hãng thông tấn CNN đã thỉnh ý các nhà chuyên môn để cống hiến quý vị vài chiêu phòng chống bệnh cúm:

1. Chớ nhấy mũi vào hai bàn tay

Qua hàng bao thế hệ, cha mẹ cũng như thầy cô giáo lúc nào cũng nhắc nhở con nít: phải bụm miệng và mũi khi hắt xì hơi hoặc ho. Quy luật này vẫn còn được áp dụng nhưng có thay đổi: ngày nay trẻ con được dậy là phải quay mũi miệng vào cùi chỏ hay tay áo.

Bác sĩ Priya Sampathkumar, nhà chuyên môn về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Mayo Clinic ở thành phố Rochester, tiểu bang Minnesota giải thích: "Nhất là đối với con nít quá nhỏ, sau khi trẻ con nhấy mũi hay ho vào hai bàn tay của chúng, đâu phải lúc nào chúng cũng rửa tay ngay đâu, nhưng lại dùng đôi bàn tay sờ mó khắp nơi và đủ mọi người."

Khuyên người khác nhấy mũi/ho vào khuỷu tay nhằm mục đích ngăn không cho vi khuẩn lây lan cho trẻ con cũng như cho người lớn.

2. Giữ hai bàn tay sạch sẽ

Muốn tránh làm nạn nhân của bệnh cúm thì điều tiên quyết là phải giữ đôi bàn tay thật sạch sẽ, theo lời khuyên của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật - Centers for Disease Control and Prevention (CDC).

Rửa tay cho đúng cách lâu hơn rửa tay thông thường hàng ngày: CDC khuyên ta nên kỳ cọ đôi bàn tay trong 20 giây đồng hồ - thời gian cần có để hát bài "Happy Birthday" hai lần.

Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, người ta khám phá rằng, người lớn, nhất là phái nam, không rửa tay đủ, sau khi dùng phòng vệ sinh. Những nhà nghiên cứu của Hiệp Hội Vi Trùng Sinh Vật Học Hoa Kỳ - American Society for Microbiology - nhận xét rằng một phần ba đàn ông chẳng thèm rửa tay sau khi dùng phòng vệ sinh, phải nữ thì chỉ có 12% mà thôi.

Nếu không có sẵn nước và xà phòng thì sao? Thì dùng hand sanitizers - ngoài thị trường hiện có bán loại "Early Defense"của hãng Vicks, hỏi mấy tiệm thuốc tây như Walgreens, Long Dược (Long Drugs), v …,v…thế nào cũng có, hay hỏi tổng quát hand sanitizers cũng được. Bác sĩ Sampathkumar còn bật mí thêm: "Mùa đông khi phải rửa tay nhiều lần, dùng loại alcohol gel sẽ làm cho da mịn màng hơn."

3. Chớ uống quá nhiều thuốc bổ khi ốm đau

Những nghiên cứu y khoa về hiệu nghiệm của dược thảo và dược phẩm bổ túc thuốc bổ đã đi tới những kết luận trái ngược nhau.

Tính cách trị liệu của zinc lozenges chưa được kiểm chứng, nhưng zinc nasal gel khá hiệu nghiệm, theo kết quả một cuộc kiểm soát toàn diện do Trường Y Khoa viện đại học Stanford, đăng tải trên tạp chí Clinical Infectious Diseases - Bệnh Truyền Nhiễm Lâm Sàng, Tháng Chín 2007.

Các thử nghiệm về thuốc Echinacea chưa có kết quả chung quyết.

Nhất là khi đã bị nghẹt mũi, uống thuốc bổ là tiền vứt đi.

4. Chớ chạy trên treadmill

Trái với lời đồn đại, không thể đổ mồ hôi để tránh cảm. Bác sĩ Richard Deichmann, nội trú tại bệnh viện Oschner Medical Center, thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana cảnh báo: làm toát mồ hôi quá mức trong khi cơ thể của bạn đang cần nước là một điều không nên làm.

Bác sĩ Sampathkumar góp ý thêm: "Hãy để ý xem cơ thể của bạn muốn gì. Bạn không nên tiếp tục chạy 10 dặm một ngày như bạn vẫn thường làm nếu cơ thể không đủ sức. Nhưng bạn cũng không cần phải nằm lì trên giường nếu bạn thấy có thể đi tới đi lui được, hay vận động nhẹ nhàng."

5. Chớ uống quá nhiều thuốc cảm

Phenylephrine là dược chất có trong thuốc chống nghẹt mũi mà nhiều người hay dùng để thông mũi, nhưng nó không giúp cho bạn hết cảm hay cúm. Dùng nó có thể thấy bất an, tim đập mạnh hay mất ngủ.

Dùng loại xịt vào mũi có thể làm khô nước mũi và có thể ít phản ứng phụ hơn, nhưng không nên dùng quá ba bốn ngày.

Đối với trẻ con thì một ủy ban của Cơ quan Quản trị Thực Phẩm và Dược Phẩm - Food and Drug Administration (FDA) - vừa mới đưa ra lời cảnh báo: chớ cho con nít uống thuốc cảm ho không cần toa bác sĩ.

6. Nên ăn những món nào mình thấy ngon miệng, nóng hay lạnh

Mùi vị thức ăn làm bạn cảm thấy ngon và muốn ăn. Khi nghẹt mũi, không cảm thấy được mùi vị ngon của thức ăn nên bạn chẳng thiết ăn uống. Bác sĩ Sampathkumar khuyên bạn nên dùng món có sẵn muôn thuở: súp nóng để thông mũi của bạn, do đó sẽ giúp bạn được ngon miệng hơn. Bác sĩ Sampathkumar nói thêm: "Chẳng có lý do gì để bảo rằng hễ cứ bị lạnh là sẽ bị bệnh cảm lạnh, vì cảm là do vi trùng, vi khuẩn chứ đâu có phải vì lạnh đâu. Nếu bạn có em bé bị bệnh cảm lạnh mà cứ nằng nặc đòi ăn kem thì cứ cho bé ăn thả dàn, không sao cả."

7. Chớ có hút thuốc

Thêm một lý do nữa để cai thuốc lá: người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm hơn người không hút. Và tệ hơn nữa: số người chết vì cảm cúm cao hơn cho người hút thuốc lá, người không hút thì nhiều hy vọng sống hơn.

Phần thượng phổi của người hút thuốc lá dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn người không hút. Xin hãy tưởng tượng: những ống dẫn không khí qua mũi, qua thượng phổi bị sưng tấy vì khói thuốc, điều này làm cho những chỗ này lâu bình phục vì khói thuốc.