Dân Chúa Âu Châu

Trong cơ thể mỗi người chúng ta, có một số lớn vi khuẩn sinh sống – khoảng 1 tỉ. Chúng đông hơn tất cả các tế bào trong cơ thể và gồm 400 loại. Hầu hết sống trong đường tiêu hóa. Khoảng 1/3 trong phân là vi khuẩn.

Bệnh Nướu răng

Tôi lưu ý nướu răng của tôi được cải thiện. Nướu răng tôi mềm/sưng đỏ ở một vài nơi trước khi tôi bắt đầu dùng dầu dừa. Tôi quan tâm đến chúng khi tôi bị tiểu đường và bệnh nướu răng thường ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường. Sau khi tôi bắt đầu dùng dầu dừa, vết thương biến mất rất nhanh! Tôi không biết dầu dừa giúp ích cho tình trạng bệnh này.

Megan

Nướu răng của tôi trước đây chảy máu nhiều bất kỳ khi nào tôi đánh răng. Thậm chí không chải răng nướu dường như bị đỏ và sưng khi tôi có tuổi. Hiện giờ bản thân tôi bị bệnh tiểu đường loại 2, tôi nhớ ba tôi đã phát triển biến chứng tiểu đường, kể cả viêm nha chu làm cho sức khỏe về răng của ông bắt đầu suy giảm. Tôi cương quyết không có một trải nghiệm tương tự, vì thế tôi muốn cải thiện sức khỏe của nướu răng bằng cách có thể kiểm chứng được. Tôi rất vui khi chia sẻ sau khi súc miệng bằng dầu dừa chỉ một vài lần, nướu răng của tôi không còn bị chảy máu! Thậm chí chúng không bị đỏ hoặc trông giống như bị nhiễm trùng! Tôi hết sức ngạc nhiên!

Phần lớn các vi khuẩn này không phải là ký sinh trùng; chúng là những người bạn mà cuộc sống chúng ta phải nợ suốt đời. Không có chúng, chúng ta không thể tồn tại. Chỉ vài ngày sau khi sinh, đường tiêu hóa của chúng ta đầy cuộc sống của vi sinh. Những vi sinh "thân thiện" này tạo ra một môi trường bên trong cơ thể chúng ta cung cấp cho chúng ta dinh dưỡng, bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và tạo sự dễ dàng cho chức năng của ruột. Chúng tạo ra những vitamin như niacin (B-3), pyridoxine (B-6), vitamin K, acid folic, và biotin. Chúng tạo ra enzim lactase cần thiết cho sửa tiêu hóa và các sản phẩm hàng ngày. Chúng tạo ra những chất kháng khuẩn, virus và men. Một số vi khuẩn có đặc tính kháng ung thư bảo vệ chúng ta khỏi ung thư.

Tuy nhiên, cùng tồn tại với những vi khuẩn tốt là những vi sinh có thể gây hại cho chúng ta. Bao lâu chúng ta mang lại cho vi khuẩn thân thiện một chế độ ăn uống hợp lý và tránh sử dụng một số loại thuốc nào đó, chúng sẽ vượt hẳn số lượng những siêu vi không thân thiện và không để chúng gây bệnh. Nếu vì một lý do nào đó, các vi sinh xấu phát triển ngoài vòng kiểm soát, chúng gây nên một số triệu chứng gây khó chịu đến nguy hiểm. Những bệnh có liên quan đến một môi trường mất cân bằng trong đường tiêu hóa bao gồm việc nhiễm trùng thường xuyên, báo bón, tiêu chảy, nấm Candida, vẩy nến, eczema, mụn, dị ứng, nhức đầu, bệnh thống phong (gout), viêm khớp, viêm bàng quang, viêm ruột kết, bệnh Crohn, hội chứng ruột dễ bị kích thích, mệt mãn tính, mẫn cảm, suy nhược, mất quân bình hormone, loét và một số dạng ung thư. Có thể đáng ngạc nhiên khi biết rằng sự phát triển quá mức của các vi sinh không thân thiện trong đường ruột có thể gây rất nhiều bệnh và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Một trong những vi sinh gây nhiều phiền toái nhất trong đường ruột, là men Candida albicans. Nấm Candida là một thí dụ điển hình về sự bội tăng của những vi sinh không thân thiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể. Men là một dạng nấm đơn bào. Nấm Candida sống trong đường tiêu hóa và thường không gây hại vì sỉ số của chúng bị khống chế ở mức thấp do hệ miễn dịch và vi khuẩn thân thiện. Tuy nhiên nếu sinh sản bội tăng nó có thể là một kẻ gây phiền toái thật sự. Nhiều phụ nữ quá quen thuộc với việc nhiễm trùng nấm âm đạo. Cha mẹ có thể đã gặp nó dưới dạng bệnh tua miệng, một dạng nhiễm trùng nấm Candida ở miệng và cổ họng nơi trẻ sơ sinh, hoặc như bệnh ngứa do tã, một loại nhiễm trùng nấm ở da phát triển dưới môi trường ẩm ướt của tã. Khi nấm Candida gây nhiễm trùng toàn cơ thể nó gây bệnh nhiễm trùng nấm Candida.

Thông thường nấm Candida và các vi sinh gây bệnh khác bị giới hạn ở đường tiêu hóa. Trong khi những vi sinh nầy bản thân chúng không tạo ra những triệu chứng, chất bã của chúng - mycotoxins và exotoxins – có thể rất độc hại. Myco nghĩa là nấm, exo nghĩa là vi khuẩn và toxin, dĩ nhiên nghĩa là chất độc. Những chất độc này làm ô nhiễm cơ thể và đặt hệ miễn dịch trước một căng thẳng rất lớn. Năng lượng liên tục bị tiêu hao khi cơ thể làm việc cật lực để đối phó với những tác dụng của các độc tố này. Thiếu năng lượng và mệt mỏi kinh niên thường là kết quả. Những bệnh tùy mùa trở nên thường xuyên và việc phục hồi kéo dài. Bao nhiêu đợt cảm lạnh hoặc cúm mà bạn đã bị trong năm nay? Nếu hệ tiêu hóa của bạn trong tình trạng hoàn hảo, lẽ ra bạn đã không bị đợt nào.

Việc tăng trưởng quá mức các vi sinh gây bệnh có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc của thành ruột, tạo ra một loạt những bệnh mới. Ngay khi một sự nhiễm trùng gây nên một vết thương mưng mủ trên da, trong đường tiêu hóa cũng xảy ra y như vậy. Những việc nhiễm trùng khu biệt này có thể được thể hiện như những vết loét.

Nấm Candida đặc biệt có tính âm ỉ vì nó có khả năng biến dạng nếu có điều kiện phát triển. Nếu không có trở lực đối kháng, nấm Candida chuyển từ dạng đơn bào sang dạng nấm đa bào hay thể sợi, với phần nhô ra có lông giống như rễ cây được gọi là rễ giả. Những rễ giả này xuyên thấu thành ruột. Khi nấm Candida hay vi khuẩn đâm xuyên thành ruột nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất, acid amino và các acid béo dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Khi thành ruột bị đục thủng, nó để vi khuẩn, các độc tố và thức ăn chưa tiêu hóa băng ngang màn chắn của ruột và đi vào máu. Bệnh này được gọi là hội chứng ruột bị rò rỉ. Ngay cả những vi khuẩn tương đối vô hại, nếu vào được trong máu, có thể gây nhiễm trùng. Tình trạng này thường đưa đến việc nhiễm trùng cấp thấp mãn tính và việc viêm nhiễm có thể đưa đến một số triệu chứng và những cảm giác của bệnh tật. Protein chưa được tiêu hóa từ thức ăn đi xuyên qua thành ruột và luân lưu trong máu. Hệ miễn dịch nhận diện những protein thức ăn này như những kẻ ngoại xâm và bắt đầu một cuộc tấn công khủng khiếp dẫn đến những triệu chứng dị ứng. Vì thế tình trạng dị ứng thực phẩm của bạn có thể bị gây ra do sự mất quân bình trong môi trường vi khuẩn của đường ruột. Toàn cơ thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của đường ruột. Sức khỏe của hệ tiêu hóa quan trọng đối với sức khỏe toàn diện đến độ nhiều bác sĩ chăm sóc sức khỏe tự nhiên cho rằng tất cả những bệnh mãn tính đều xuất phát từ đường ruột.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất quân bình trong đường ruột? Chế độ ăn uống là thủ phạm chính. Bao lâu bạn nuôi dưỡng vi khuẩn tốt và và giúp chúng sống dồi dào, các vi sinh xấu không có cơ hội thực hiện hành vi xấu xa của chúng. Vi khuẩn tốt thích ăn gì? Chúng thích thức ăn dồi dào chất sợi – rau quả, hạt nguyên, rau đậu và dừa – các loại thực phẩm như vầy có lợi cho cơ thể của bạn. Nấm Candida và các siêu vi gây hại khác thích carbohydrate đơn – đồ ngọt và những sản phẩm bột mì tinh luyện. Bánh cake, cookies, kẹo, bánh mì trắng, thức uống có đường v.v... nuôi nấm Candida và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Đây là những thực phẩm giúp các vi sinh gây hại sống thịnh đạt và là thực phẩm kém bổ dưỡng nhất cho chúng ta. Đương nhiên, thực phẩm tốt nhất cho con người cũng tốt nhất cho vi khuẩn thân thiện.

Một số loại thuốc, nhất là kháng sinh thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh gây rối. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn thân thiện hữu hiệu như chúng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Steroids (cortisone, ACTH, prednisone, and và những viên thuốc ngừa thai) cũng gây tổn thương cho các vi khuẩn thân thiện. Men không bị hại do các kháng sinh và steroids. Khi vi khuẩn tốt chết đi, nấm Candida bội tăng không giới hạn. Tình trạng này dẫn đến sự phát triển quá mức của men. Các triệu chứng có thể hoặc không thể hiện ngay. Nếu thể hiện, thường là nhiễm trùng nấm âm đạo nhưng cũng có thể thể hiện như bệnh ngứa da (nấm da). Một liều đơn kháng sinh hay steroid có thể làm rối loạn quân bình trong đường ruột và có thể kéo dài vô tận.

Cách tốt nhất để chống nấm Candida và các vi khuẩn phá hoại khác, là giúp tại tạo lại vi khuẩn tốt. Bạn thực hiện việc này bằng cách loại bỏ những thực phẩm nuôi nấm Candida và ăn theo chế độ ăn uống có nhiều sợi. Cơm dừa rất dồi dào sợi và hỗ trợ nuôi vi khuẩn tốt. Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa diệt nấm Candida và các siêu vi gây bệnh, nhưng không gây hại cho các vi khuẩn thân thiện. Một nguồn probiotic (chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích) như yogurt, rượu kefir hay dừa trồng có thể giúp tái tạo vi khuẩn có ích. Acid béo chuỗi trung bình cũng được các tế bào trong thành ruột dùng như thực phẩm. Các acid béo được hấp thu vào các tế bào và được sử dụng như nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho việc chuyển hóa. Khi được dùng bôi trên da, dầu dừa rất hữu hiệu trong việc kích thích chữa lành các mô bị tổn thương. Có thể hình dung chúng chữa lành được những lỗ thủng trong thành ruột do vi khuẩn gây nên và men nấm làm cho ruột bị rò rỉ. Ăn dừa và dầu dừa hàng ngày có thể là sự hỗ trợ lớn trong việc tái lập và duy trì môi trường ruột lành mạnh.

Các vết loét

Loét là vết thương hở miệng trên da hoặc trên một màng nhầy. Nó có thể cạn hoặc sâu và thường bị viêm nhiễm và gây đau đớn. Các vết loét có thể xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa. Các vết thương ở miệng hoặc do thời tiết lạnh là những vết loét xảy ra ở trong hoặc gần miệng; các vết loét trong hệ thống tiêu hóa hoặc tá tràng (vùng trên của ruột non); viêm ruột kết loét xảy ra ở ruột non hoặc ruột già.

Loét có thể là kết quả của một số yếu tố. Dù nguyên nhân đích xác của nhiều vết loét vẫn chưa được rõ, sự căng thẳng và nhiễm trùng dường như là nguyên nhân chính góp phần. Căng thẳng làm giảm lực cản đối với việc nhiễm trùng, làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn đối với các vi sinh có thể gây loét. Các vết loét do lạnh, thí dụ, do virus mụn giộp gây ra; các vết loét ở miệng liên quan đến liên cầu khuẩn tan máu. Ung thư có thể bắt đầu bằng những vết thương hở miệng. Các vết loét trên da có thể phát triển nơi ung thư tế bào biểu mô là một dạng của ung thư da. Tương tự, một số vết loét xảy ra ở đường tiêu hóa do ung thư gây ra.

Có một lúc, căng thẳng thái quá được cho là nguyên nhân chính của các vết loét dạ dày. Sự căng thẳng kích thích việc tiết dịch vị trong dạ dày. Không có thức ăn như là một dung dịch đệm, người ta nghĩ rằng acid đốt cháy những lỗ hổng qua niêm mạc dạ dày gây nên những vết loét. Hiện nay người ta biết rằng các vết loét dạ dày do một loại vi khuẩn gây ra có tên là Helicobacter pylori. Trong khi căng thẳng không còn được xem là nguyên nhân chính, có thể nó vẫn còn liên quan đến việc làm giảm lực cản đối với nhiễm trùng.

Một chế độ ăn uống nhạt nhẽo hay làm giảm độ acid trong dạ dày thường được đưa ra đối với các vết loét dạ dày nhằm làm giảm độ acid và thuyên giảm các triệu chứng. Kháng sinh cũng có thể được cho toa. Tuy nhiên, kháng sinh không những tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt luôn vi khuẩn thân thiện, có thể đưa đến những bệnh khác.

Dầu dừa đưa ra một giải pháp khác mà không gây hại cho các vi khuẩn tốt. H. Pylori, liên cầu khuẩn và mụn giộp tất cả đều có liên quan với nhiều loại loét, đều bị acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa tiêu diệt. Dầu dừa cũng có những đặc tính chống ung thư. Dùng dầu dừa trong thực phẩm hàng ngày đều đặn là một cách an toàn và tự nhiên nhằm ngừa và điều trị các vết loét.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột bao gồm hội chứng ruột dễ bị kích thích. Bệnh Crohn, viêm ruột kết loét. Tỉ lệ mắc phải những bệnh này gia tăng nhiều trong 30 năm qua và phổ biến hơn trong các quốc gia đang phát triển, nơi mà carbonhydrate tinh luyện và thuốc được sử dụng thường xuyên hơn. Cả 3 bệnh này đều có đặc điểm là viêm nhiễm ở ruột non hoặc ruột già và có cũng thể bao gồm các vết loét và sự phát triển khối u. Các triệu chứng bao gồm tình trạng không tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

Hội chứng ruột dễ bị kích thích chỉ ảnh hưởng đến ruột già. Rối loạn ruột thông thường nhất giải thích hơn phân nửa bệnh nhân là viêm dạ dày ruột. Sau khi ăn, Hội chứng ruột dễ bị kích thích thường trải qua một chứng kết hợp gồm sình bụng, đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng này gây nên phản ứng miễn dịch tạo ra những triệu chứng giống như cảm – nhức đầu, đau khớp, nhức cơ và mệt mỏi mãn tính.

Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất cứ phần nào của đường dạ dày ruột từ miệng đến ruột già. Vị trí viêm nhiễm thông thường nhất là phần cuối của ruột non nơi tiếp giáp với ruột già. Sốt, xuất huyết và sụt cân có thể đi kèm theo. Tiêu chảy có thể hầu như liên tục đưa đến tình trạng hấp thụ dưỡng chất kém và mất nước, khoáng chất. Thành ruột cực kỳ dày do việc viêm nhiễm mãn tính liên tục và các vết loét sâu xuyên suốt. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như mắt và góp phần vào việc phát triển rối loạn da và viêm khớp.

Viêm ruột kết gây loét là chứng viêm nhiễm mãn tính và chứng loét niêm mạc của ruột kết và ruột già. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy ra máu, phân cũng có thể có mủ và dịch nhầy. Trong trường hợp nặng, tiêu chảy và xuất huyết có thể kéo dài, đối với nhiều người cơn sốt kèm theo cảm giác bệnh chung. Tình trạng mất máu có thể gây bệnh thiếu máu. Các triệu chứng khác thường có liên quan với nó là ngứa da, loét miệng, viêm khớp và viêm mắt. Đối với những người mắc bệnh hơn 10 năm sẽ có nguy cơ cao ung thư ruột kết. Giống với vết loét tá tràng, nguyên nhân có thể là do siêu vi, gây nhiễm trùng mãn tính cấp thấp khu biệt và sốt. Cho tới hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa nhận diện bất kỳ một loại vi khuẩn hay virus đặc biệt nào là nguyên nhân vì các siêu vi gây bệnh đều là những cư dân bình thường trong đường ruột và sự hiện diện của chúng không đáng ngạc nhiên. Hiện giờ các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận diện sự phát triển ồ ạt của các loại vi khuẩn gây rối có thể là yếu tố chính trong rối loạn viêm nhiễm đường ruột.

Kháng sinh được dùng để điều trị rối loạn viêm đường ruột. Bệnh nhân thường trải qua cơn giảm đau từ các triệu chứng nhưng sự giảm đau này thường không kéo dài. Khi kháng sinh được sử dụng, cả vi khuẩn tốt và xấu đều bị diệt, để lại men gia tăng không giới hạn và tạo ra một loạt triệu chứng mới mà kháng sinh không giúp gì được. Nếu chế độ ăn uống được thay đổi và kháng sinh không kéo dài được cơn giảm đau, phẫu thuật là lựa chọn kế tiếp. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là lối điều trị an toàn. Ngay sau khi những phần ruột bị nhiễm trùng bị cắt bỏ, bệnh trạng thường tái phát làm nhiễm trùng vùng khác của đường tiêu hóa. Điều này không thể hiểu được vì phẫu thuật không chấn chỉnh được bệnh lý. Môi trường trong đường tiêu hóa vẫn còn mất cân bằng.

Một giải pháp hiểu biết hơn là cải thiện sức khỏe ruột. Đưa nó về trang thái quân bình. Điều này có thể thực hiện được bằng cách giảm đồ ngọt, hạt tinh luyện, tránh sử dụng thuốc tiêu diệt vi khuẩn thân thiện, bằng cách ăn những thực phẩm cung cấp nhiều sợi hơn (rau quả, hạt nguyên, dừa), bằng cách ăn những loại thực phẩm lên men (yogurt, rượu kefir, và nước cốt dừa trồng, nước lã) tiếp tế cho vi khuẩn thân thiện, và dùng dầu dừa tiêu diệt bệnh gây ra vi khuẩn và men, chứ không diệt vi khuẩn thân thiện. Các công trình nghiên cứu cho thấy acid béo chuỗi trung bình hiệu quả trong việc làm giảm tổn thương trong đường ruột của động vật khi chúng ăn phải chất độc hại. Việc viêm nhiễm sẽ giảm và đáp ứng miễn dịch cùng với thành ruột được gia tăng. 44 Vì thế dầu dừa có thể giúp bảo vệ và chữa lành những mô bị viêm nhiễm cùng với đường tiêu hóa. Người ta cho biết chỉ cần ăn 2 cái bánh dừa một ngày cũng giảm cơn đau của triệu chứng liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên để có được cơn giảm đau thường xuyên đòi hỏi cần cố gắng hơn.

Dầu dừa có thể làm được những điều kỳ diệu trong việc giúp quân bình môi trường ruột; chỉ cần thêm sản phẩm dừa vào thức ăn hàng ngày của bạn là tất cả những gì cần làm. Đối với một số người bị bệnh viêm đường ruột mãn tính, một giải pháp tích cực hơn cần theo một trình tự. Cho phép tôi minh họa. R.B là một bác sĩ y khoa lành nghề được đào tạo theo quy định. Là thầy thuốc, người tin vào việc dùng thuốc để điều trị bệnh, bản thân ông thường dùng thuốc để đối phó với các bệnh nhiễm trùng và bệnh theo mùa. Những thuốc này , chắc chắn gióng lên một hồi chuông lên sức khỏe của ông và ông đã bị bệnh viêm ruột nặng kèm theo là chứng đau bụng, táo bón và mệt mỏi mãn tính. Ông mất 2 năm rưỡi để khắc phục bệnh này và thậm chí quay trở lại tìm thuốc thay thế để tìm ra giải pháp. Tuyệt vọng ông tiếp tục thủ ăn chay 30 ngày, không ăn gì ngoài nước lã và những chất bổ sung trong thức ăn hàng ngày. Hết hạn 30 ngày ông chỉ thấy giảm đau nhẹ từ các triệu chứng. Không còn can đảm để tìm kiếm, ông tình cờ gặp đươc thông tin nói về dầu dừa và tác dụng của nó trên sức khỏe của đường ruột. Vẫn tiếp tục ăn chay, ông thêm 15 muỗng dầu dừa mỗi ngày vào chế độ ăn kiêng của ông. Sau 7 ngày không gì khác ngoài dầu dừa, nước lã và vitamin, các triệu chứng của ông hoàn toàn biến mất. Ông cảm thấy mình khỏe hơn nhiều năm trước đây. Với sự trợ giúp của dầu dừa, vị bác sĩ này đã giành lại được mạng sống của mình.

Bệnh túi mật

Nếu bạn bị bệnh túi mật hoặc túi mật của bạn bị cắt bỏ, bạn sẽ thấy dầu dừa là điều may mắn. Với dầu dừa bạn có thể thêm chất béo vào thức ăn hàng ngày của bạn mà không gì phải sợ.

Túi mật nằm dọc theo và bên dưới lá gan. Nó hoạt động như một bình dự trữ mật, liên tục do gan tạo ra. Khi chất béo đi vào đường ruột một thông điệp được gửi báo hiệu cho gan co lại. Khi nó làm việc này, mật được tiết vào ống mật để vào ruột.

Mật cần thiết cho việc tiêu hóa chất béo. Chất béo và nước không hòa tan. Khi bạn pha nước và dầu, dầu nổi lên bề mặt. Nếu bạn từng làm món xà lách trộn dầu giấm sự tách biệt này khá rõ rệt. Sự việc tương tự xảy ra trong ống tiêu hóa của bạn. Hầu hết thức ăn mà chúng ta ăn là hòa tan trong nước và tách khỏi chất béo. Chất béo tiêu hóa enzim là chất hòa tan trong nước không thể trộn lẫn với dầu. Khi mật được thêm vào nó tác động như một chất chuyển thể sữa, cho nước và dầu hòa vào nhau. Chất béo tiêu hóa enzim có thể tiếp xúc với mọi phân tử chất béo (triglyceride) và phân hủy chúng thành những acid béo.

Gan liên tục tạo ra mật. Một dòng mật nhỏ do gan tạo ra không đủ để xử lý một bữa ăn có nhiều chất béo. Vì thế, túi mật cần thiết để tập trung một lượng mật đủ để giải quyết công việc này cách thích hợp.

Một vấn đề phát sinh khi mật trong túi mật bắt đầu cô đặc và biến thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm giảm lượng mật đưa vào ruột và thậm chí làm tắt ống dẫn mật gây khó chịu và hết sức đau đớn.

Giải pháp chuẩn đối với sỏi mật là cắt bỏ túi mật. Một giải pháp khác là cố gắng làm tan những viên sỏi bằng việc sử dụng siêu âm. Sóng âm được chiếu vào túi mật đập vỡ những hạt sỏi để chúng có thể chảy ra mà không làm tắt ống mật. Nếu những viên sỏi này nhỏ, phương pháp này hiệu quả. Không may, vào lúc một người biết đang có sỏi mật thì những viên sỏi này quá lớn đối với siêu âm nên không có tác dụng.

Một giải pháp mới đối với bệnh túi mật là dùng dầu dừa trong thức ăn hàng ngày. Monoglycerides và diglycerides của acid caprylic (C8) và acid capric (C10) trong dầu dừa được khám phá là làm tan những viên sỏi trong người. Cách an toàn và hữu hiệu này được hoàn tất và được chứng minh tại dưỡng đường Mayo và đại học của bệnh viện Wisconsin.

Một vấn đề chính đối với người bị cắt bỏ túi mật là không có khả năng tiêu hóa chất béo. Không có túi mật sẽ không đủ mật để chuyển thành thể sữa cách đúng mức ngay cả đối với một lượng chất béo vừa phải. Ăn quá nhiều chất béo và suy giảm tiêu hóa là điều hiển nhiên. Phiền toái này chỉ là vấn đề thứ yếu. Mối quan tâm chính là việc thiếu dưỡng chất. Một lượng chất béo đầy đủ cần thiết trong thực phẩm hàng ngày để có được tất cả dưỡng chất chúng ta cần. Các vitamin hòa tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K cũng như beta-carotene cần chất béo trong thực phẩm hằng ngày để hấp thụ. Nếu bạn không tiêu hóa được chất béo, bạn sẽ không có được một lượng đầy đủ các vitamins quan trọng này. Bạn có thể bị suy dinh dưỡng cận lâm sàng, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ đưa bạn đến lằn ranh giữa việc có một sức khỏe lành mạnh và bị các bệnh tật suy thoái. Dù các triệu chứng suy dinh dưỡng đã được xác định rõ không nhất thiết hiển nhiên, sức khỏe chịu đựng, hệ miễn dịch suy thoái, tình trạng lão hóa gia tăng và các chứng đau nhức phát triển chậm.

Thêm nhiều chất béo vào thực phẩm hàng ngày chỉ làm cho ruột suy kiệt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng dầu dừa thay cho các chất béo khác bạn có được vitamin hòa tan trong mỡ bạn cần mà không tốn công sức gì. Như đã mô tả trước đây, Triglyceride chuỗi trung bình trong dầu dừa tiêu hóa rất dễ dàng. Các enzim tiêu hóa tuyến tụy và mật cũng không cần thiết cho việc tiêu hóa của chúng. Như thế, dầu dừa không cần nhiều mật cho việc tiêu hóa như các chất béo khác. Người ta cho biết thậm dù một lượng mỡ ít cũng làm cho đường ruột của họ bị suy kiệt, họ có thể ăn 2 muỗng cà phê dầu dừa hoặc nhiều hơn cùng một lúc mà không hại gì. Nếu túi mật của bạn bị cắt bỏ, cố gắng dùng dầu dừa thay cho các dầu khác trong thức ăn của bạn. Vì mỗi người mỗi khác – một số người nhạy bén với chất béo hơn những người khác – đi từ từ. Cố gắng dùng một lượng nhỏ lúc đầu và sử dụng càng nhiều càng tốt khi bạn cảm thấy dễ chịu với nó.

Tài liệu của Bác sĩ Bruce Fife