Sức Khoẻ Là Vàng
Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai. Angela Epstein đã viết trong Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :
Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già...
Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tụy, ruột non bị suy giảm .
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giảm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .
Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ
Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần... Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần
Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2%. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60
Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa
Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngả màu đen xám và rụng dần đi.
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.
- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV... đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy.
Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần chất đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến...
Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu...) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.
10 bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan...
Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.
Mất ngủ có thể là khó đi vào giấc ngủ, không ngủ một mạch tới sáng hoặc giấc ngủ trằn trọc, nhiều mộng mị, không êm dịu bình an.
Mất ngủ chỉ là dấu hiệu chứ không phải là một bệnh.
Nguyên nhân thông thường gây ra mất ngủ gồm có tác dụng phụ của một số dược phẩm trị bệnh, thay đổi hoàn cảnh, thay đổi môi trường và căng thẳng tinh thần.
Mất ngủ có thể tự điều chỉnh bằng cách thay đổi nếp sống, dùng thuốc trợ ngủ mua tự do hoặc thuốc cần bác sĩ biên toa.
Thuốc ngủ
Thuốc ngủ có thể là do bác sĩ biên toa hoặc mua tự do không cần toa.
a- Thuốc bác sĩ biên toa
Trước khi biên toa, bác sĩ thường hỏi những rủi ro đưa tới mất ngủ đồng thời cũng thực hiện một số xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân. Thường thường bác sĩ biên toa cho dùng từ 2 tới 4 tuần lễ rồi khám lại xem thuốc có công hiệu như ý muốn. Nếu cần, bác sĩ sẽ thay toa.
Thuốc ngủ có 2 tác dụng: giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và giúp ngủ lâu hơn hoặc có cả 2 tác dụng.
Tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể là cảm giác lâng lâng, ngây ngất, tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng hoặc vừa lái xe, ăn uống vừa buồn ngủ.
Thuốc ngủ không phải là đáp số cuối cùng cho sự mất ngủ. Ta có thể uống tạm vài ba đêm, nhiều lắm là 1 tuần lễ trong khi tìm nguyên nhân gây ra mất ngủ rồi điều trị tới nơi tới chốn.
Thuốc ngủ không cho ta giấc ngủ mà óc não cần. Nó làm giảm thời gian ngủ nghịch thường với mắt chớp đều và mộng mơ. Mà khoa học cho mộng mơ là để giải tỏa những căng thẳng xẩy ra trong ngày, làm tâm hồn thư thái hơn. Nếu tình trạng rối loạn này xẩy ra thường xuyên, con người sẽ có những ảo giác và kém tập trung.
Thuốc ngủ có thể giúp ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhưng ta phải trả một cái giá là chuốc lấy cảm giác ngây ngất, bải hoải, trì trệ, mơ màng, nửa tỉnh nửa mê và khó lòng nhớ những sự việc vừa mới xẩy ra. Ấy là chưa kể nếu dùng thường xuyên, mỗi đêm, với phân lượng cao ta còn bị phụ thuộc, bị ghiền, khó mà dứt được.
Tiến sĩ Donald Bliwise, Đại học Y khoa Emory, Attlanta, đã nhắc nhở về việc dùng thuốc ngủ như sau: “Thuốc ngủ chỉ nên thỉnh thoảng mới dùng. Người ta thường không cần thuốc để ngủ. Nếu quý vị bị chứng mất ngủ kinh niên thì nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa ngay”.
b- Thuốc Trợ Ngủ mua tự do
Với những mất ngủ ngắn hạn, có thể mua thuốc trợ ngủ không cần toa bác sĩ nhưng không nên dùng quá 2 tuần lễ.
Có 2 loại thường dùng là:
- Thuốc có chất chống dị ứng diphenhydramine như Benadryl, Sominex, Nytol
- Thuốc có chất chống dị ứng Doxylamine như Unisom
Ngoài ra, còn Melatonine là một loại hormone do não bộ tiết ra. Hormon này điều hòa giấc ngủ theo ngày và đêm có thể giúp ta rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Vài điều cần lưu ý:
a. Trước khi dùng, nên hỏi ý kiến bác sĩ để coi xem các thuốc trợ ngủ này có phản ứng với các thuốc khác mà ta đang dùng hay không.
b. Thuốc trợ ngủ nhóm chống dị ứng có thể tăng tính cách trầm trọng của người đang bị bệnh suyễn, bệnh nghẹt thở kinh niên, suy gan trầm trọng, bí tiểu tiện, cao áp xuất mắt. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kể cả phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Thuốc có thể làm giảm sản xuất sữa và chuyển sang sữa khiến cho bé bị ngây ngất lây.
c. Không nên uống rượu khi đang dùng thuốc ngủ vì tình trang ngây ngất sẽ tăng
d. Không nên lái xe khi đang dùng thuốc trợ ngủ để tránh rủi ro tai nạn khi đang ở trong tình trạng ngây ngất, buồn ngủ.
e. Khi giấc ngủ trở lại bình thường, nên ngưng thuốc ngủ từ từ. Đột nhiên ngưng có thể đưa tới hoàn cảnh mất ngủ trở lại.
Trước khi dùng thuốc trợ ngủ, nên lưu ý mấy điều như sau:
- Có uống nhiều hơn thường lệ nước uống có chất caffeine như cà phê, trà, cola hay không? Với nhiều người cà phê gây mất ngủ.
- Có đang dùng các chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh như Ritalin
- Có ngủ trưa quá lâu và tối không muốn ngủ;
- Có thay đổi việc làm từ ngày sang đêm hoặc thay đổi giờ giấc ngủ. Lý do là cơ thể phải thay đổi ngủ nghỉ theo thời khóa biểu mới của công việc;
- Có bị các cơn nhức đầu đau xương khớp quấy rầy khiến cho không ngủ được.
Thuốc ngủ với người tuổi cao
Quý vị tuổi cao thường là hay bị rối loạn giấc ngủ. Vì thay đổi sinh học của cơ thể. Vì thay đổi nếp sống. Vì lý do tình cảm, “gần đất xa trời”. Vì các bệnh kinh niên. Do đó, các cụ rất hay dùng thuốc ngủ.
Sau đây là mấy điều nên nhớ về thuốc ngủ xin được nhấn mạnh để quý vị tuổi cao lưu ý:
1- Thuốc ngủ bào chế trong phòng thí nghiệm thường được thử trước ở lớp người trẻ tuổi và không áp dụng cho người tuổi cao.
2- Người cao tuổi thường đã uống nhiều loại thuốc, nay lại thêm thuốc ngủ, sẽ có nhiều tác dụng phụ bất lợi như ngây ngất, hay quên, chóng mặt, dễ bị té ngã gây thương tích.
3- Sự biến hóa, hấp thụ cũng như bài tiết dược phẩm ở người cao tuổi thường rất chậm, nhất là thuốc ngủ, gây ra sự tích tụ trong cơ thể, đôi khi có hại.
Nói vậy thì tại sao thuốc ngủ lại bán được nhiều như thế?
Xin thưa, tại vì người ta lạm dụng nó: người biên toa cũng như người xin toa.
- Thế tôi mất ngủ thì ông tính sao đây? Không cho uống thuốc ngủ thì chẳng lẽ tôi đi cúng, đi châm cứu hay đi uống thuốc ta à?
- Thưa có. Cụ có thể dùng thuốc ngủ, nhưng đừng dùng lâu quá. Nên đi bác sĩ để điều trị thủ phạm chính của sự mất ngủ.
- Bị cụp xương sống, đêm nằm đau nhức, không ngủ được, bác sĩ khuyên mổ, chẳng chịu, cứ nhè xin thuốc uống cho ngủ được, thì xương đau vẫn hoàn đau mà mình lại trở thành ghiền thuốc ngủ.
- Buồn giận ông lão hai thứ tóc mà còn hay lăng nhăng bay bướm, mà không kiếm cố vấn hòa giải gia đình, lại chỉ uống thuốc để ngủ cho quên sự đời, thì chẳng bao lâu trí nhớ của mình sẽ thành “trí quên” luôn.
Còn nếu thiếu ngủ, mất ngủ do thói hư tật xấu thì tránh xa chúng đi. Rượu đó. Cà phê đó. Thuốc lá đó. Ăn quá độ đó. Lại còn những ghen tuơng, đố kỵ làm tâm không an, đêm đêm nằm chỉ thao thức, bực mình, thì làm sao mà ngủ ngon, ngủ say cho được?
Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm.
Nhiệt độ trong không khí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy vì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối. Độ ẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn.
Cơ quan khí tượng đã lập ra một biểu đồ sức nóng (Heat Index Chart) trên đó có ghi nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối. Giao điểm đường nối của hai số này là nhiệt độ thực cảm thấy (Heat Index).
Thí dụ nhiệt độ đo trong không khí là 90 F, độ ẩm 80 thì sức nóng thật sự cảm thấy cao hơn, 113 độ F. Khi Heat Index dưới 90 độ F thì cơ thể còn chịu đựng được chứ lên trên 100 độ thì nhiều tai nạn do hơi nóng sẽ dễ dàng xảy ra.
Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Đó là: Mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Các nguy cơ này có thể là:
* Yếu tố gây tăng nhiệt trong cơ thể gồm có: sự vận động của bắp thịt, lên kinh phong, nóng sốt do nhiễm trùng, vật vã cơ thể khi người ghiền thiếu nhớ cần sa bạch phiến hoặc do tác dụng của thuốc tâm thần.
* Yếu tố đưa đến suy yếu sự thoát nhiệt: tuổi cao, người quá mập mỡ giữ nhiệt, khô nước trong người, mặc quần áo bó sát, khi có bệnh tim, bệnh ngoài da hay do tác dụng của thuốc chữa bệnh tim, thuốc thông tiểu tiện.
Các bệnh do nắng gắt gây ra
Các tai nạn này thường xảy ra vào mùa hè khi khí trời vừa nóng vừa ẩm. Lý do là sự ẩm thấp của không khí trì hoãn bốc hơi trên da.
Người già và em bé thường hay bị hơn tuổi khác vì sức đề kháng với bệnh kém hữu hiệu. Riêng nữ giới dường như ít gặp rủi ro này hơn nam giới vì quý bà quý cô hiểu rõ khả năng chịu đựng cho nên sớm tránh né trước khi lâm nguy.
Tia nắng có thể xuyên qua lớp da không quần áo làm tổn thương cho các phân tử DNA, nhiễm thể của tế bào da. Tia cực tím của nắng gắt vào mùa Hè dễ làm da tổn thương, đưa tới mau già, ung thư da.
Sau đây là một số bệnh do nắng gắt gây ra
1. Ban đỏ da
Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, bể vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc.
Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ.
Khi đã nổi ban, thoa và uống thuốc chống dị ứng như Bénadryl hoặc bôi kem Caladryl. Trước đó, nên chườm khăn lạnh trên da để giảm ngứa rát.
2. Chuột rút
Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút (Cramp).
Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối sodium trong thời gian vận động.
Không nên dùng muối viên vì muối làm xót bao tử đồng thời nước vẫn chưa được thay thế.
3. Ngất xỉu
Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước.
Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị xỉu thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.
4. Kiệt sức
Nhiều nhà chuyên môn tin tưởng rằng kiệt sức sẽ đưa tới trúng cảm nhiệt (Heat stroke).
Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều.
Lực sĩ vận động cật lực, người lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước là hay bị kiệt sức vì nóng.
Ngoài ra, quý lão niên đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này.
Để tránh kiệt sức vì nắng, nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.
5. Trúng cảm nhiệt
Đây là một cấp cứu sinh tử, bệnh nhân cần được điều trị tức thì tại bệnh viện với các phương tiện hữu hiệu. Nếu chậm trễ, nạn nhân có thể bị thiệt mạng.
Trúng nhiệt (heat stroke) xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.
Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trúng nhiệt:
a. Người cao tuổi, người đang bệnh hoạn suy nhược, người mập béo hoặc khi sống tĩnh tại trong căn phòng hầm hơi, nóng ẩm.
b. Trẻ em trúng cảm nhiệt khi ngồi trong xe đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.
c. Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu, có bệnh tim, bị khử nước (dehydrated).
đ. Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngưng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 41◦ C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tính tình cáu kỉnh, gây gỗ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê, đôi khi chết.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân:
a. Di chuyển họ vào nằm ở chỗ mát râm, cắt bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng thoát.
b. Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.
c. Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.
đ. Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.
e. Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Tylenol, Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho lá gan.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Kinh nghiệm thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các rắc rối vì hơi nóng thường hay tái phát cho nên phòng ngừa lại càng quan trong hơn.
Sau đây là một số dự phòng:
1. Nếu biết là sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen đi.
2. Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khỏe.
3. Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng;
4. Tránh nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đị tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước;
5. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi.
Vải ka ki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
6. Đầu đội nón rộng vành, mắt mang kính râm.
7. Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.
8. Du di thời khóa biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.
9. Không để trẻ em đợi trong xe dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 65◦C (150◦F)
10. Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng vừa ẩm thấp.
Uống nhiều nước trước khi, trong khi và sau khi tập, chứ đừng đợi tới khi khát mới uống.
Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.
11. Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên nghỉ tay, vào bóng râm thư giãn một lúc, "uống ly chanh đường" uống ly nước lạnh cho "phẻ" mát rồi hãy tiếp tục.
Nếu bạn thường xuyên phải giải quyết công việc bên cạnh màn hình máy tính, 10 bí quyết sau có thể giúp bạn giữ mắt luôn khoẻ.
Hội chứng thị lực máy tính (Computer Vision Syndrome) xảy ra với những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính mà không nghỉ ngơi thường xuyên. Các triệu chứng gồm đau đầu, mờ mắt, đau cổ, mắt bị mỏi và khó tập trung nhìn vào một điểm.
Theo bác sỹ Jeffrey R.Anshel, chuyên viên đo mắt quốc gia và là tác giả của nhiều quyển sách chăm sóc mắt, 10 bí quyết sau có thể giúp bạn phòng chống hội chứng thị lực máy tính.
1. Không đặt máy tính cạnh cửa sổ
Các nguồn ánh sáng chói là nguyên nhân lớn nhất làm mỏi mắt người dùng. Do vậy, bạn nên tránh đặt máy tính cạnh cửa sổ, vì sự khác biệt giữa độ sáng màn hình và ánh sáng ngoài trời sẽ làm mắt căng thẳng và khó chịu. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn màn hình chống chói để giảm bớt sự phản xạ khi có ánh nắng chiếu vào.
Để mắt đạt độ thoải mái cao nhất, bạn nên đặt màn hình ở vị trí sao cho trung tâm màn hình nằm dưới tầm mắt của bạn từ 5-9 inch. Tức là khi ngồi thẳng và nhìn về trước, phần cạnh trên màn hình sẽ đập vào mắt bạn trước tiên.
2. Điều chỉnh độ cao màn hình
Để mắt đạt độ thoải mái cao nhất, bạn nên đặt màn hình ở vị trí sao cho trung tâm màn hình nằm dưới tầm mắt của bạn từ 5-9 inch. Tức là khi ngồi thẳng và nhìn về trước, phần cạnh trên màn hình sẽ đập vào mắt bạn trước tiên.
3. Chớp mắt thường xuyên hơn
Nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào màn hình máy tính hay một thiết bị công nghệ, mắt người dùng thường tập trung nhiều và chớp mắt ít hơn bình thường đến 3 lần. Không chớp mắt thường xuyên dẫn đến bề mặt mắt và kính áp tròng bị khô, gây cảm giác khó chịu và nhìn hình ảnh không còn rõ nét. Bạn nên đến dịch vụ chăm sóc mắt và tìm mua kính áp tròng giúp tăng độ ẩm.
4. Điều chỉnh độ sáng màn hình
Thiết lập độ sáng màn hình phù hợp sẽ giúp mắt đỡ mỏi mệt hơn. Bạn nên điều chỉnh sao cho độ sáng màn hình cân bằng với ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi đọc tài liệu dài, bạn nên chọn đọc ở chế độ chữ trắng trên nền đen.
5. Nghỉ giải lao
Hội chứng thị lực máy tính (Computer Vision Syndrome) xảy ra với những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính mà không nghỉ ngơi thường xuyên. Các triệu chứng gồm đau đầu, mờ mắt, đau cổ, mắt bị mỏi và khó tập trung nhìn vào một điểm.
Theo bác sỹ Jeffrey R.Anshel, chuyên viên đo mắt quốc gia và là tác giả của nhiều quyển sách chăm sóc mắt, 10 bí quyết sau có thể giúp bạn phòng chống hội chứng thị lực máy tính.
Làm việc thường xuyên không ngơi nghỉ suốt nhiều giờ liền làm mắt mờ dần và rất mệt mỏi. Bạn nên nghỉ giải lao theo nguyên tắc 20/20/20. Tức là, cứ sau mỗi mỗi 20 phút, bạn phải nghỉ giải lao khoảng 20 giây, trong lúc nghỉ tập trung mắt nhìn vào những vật ở khoảng cách lớn hơn 20 feet (khoảng 6 mét). Bạn nên di chuyển mắt thường xuyên để nhìn vào nhiều vật ở nhiều vị trí khác nhau.
6. Không đặt màn hình quá gần
Nếu bạn ngồi trên ghế mà có thể chạm tay vào màn hình tức là màn hình đã đặt quá gần. Để chọn vị trí phù hợp đặt màn hình, bạn áp dụng “nguyên tắc thứ ba”. Theo nguyên tắc này, bạn cho hiển thị lên màn hình một tài liệu hay nội dung email bất kỳ và di chuyển người ra sau, cho đến khi thấy tài liệu mờ dần đi thì ngừng lại. Lúc này, bạn đo khoảng cách giữa nơi bạn đứng và màn hình rồi chia làm ba. Màn hình nên được đặt ở khoảng cách sau khi chia ba.
7. Khám mắt định kỳ
Nếu thường xuyên làm việc trước máy tính, bạn phải khám mắt định kỳ hàng năm. Khi gặp vấn đề về mắt, bạn nên đến tìm gặp các bác sỹ để tìm giải pháp chữa trị.
8. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà phù hợp
Nếu có thể, bạn nên tránh làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang trên cao, có thể dùng đèn bàn hay đèn dưới sàn nhà để thay thế. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ sau để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp: dùng một tấm gương nhỏ đặt vào màn hình máy tính, nếu trong gương có các nguồn ánh sáng rọi vào thì bạn nên tìm nơi khác để đặt máy tính, hay tắt bớt các nguồn sáng đó đi.
9. Đưa các thiết bị số ra xa tầm mắt
Làm việc thường xuyên không ngơi nghỉ suốt nhiều giờ liền làm mắt mờ dần và rất mệt mỏi. Bạn nên nghỉ giải lao theo nguyên tắc 20/20/20. Tức là, cứ sau mỗi mỗi 20 phút, bạn phải nghỉ giải lao khoảng 20 giây, trong lúc nghỉ tập trung mắt nhìn vào những vật ở khoảng cách lớn hơn 20 feet (khoảng 6 mét). Bạn nên di chuyển mắt thường xuyên để nhìn vào nhiều vật ở nhiều vị trí khác nhau.
Một vài nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào nội dung trên các thiết bị kỹ thuật số làm mắt trở nên căng thẳng hơn so với nhìn vào một tờ báo in truyền thống. Do vậy, bạn nên đặt các thiết bị điện tử ra xa khỏi tầm mắt.
10. Dán tài liệu cần thiết lên màn hình
Nhiều người thường đặt máy tính ở cạnh bàn làm việc để dễ tìm kiếm tài liệu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tra cứu tài liệu, bạn thường di chuyển toàn bộ cơ thể và tầm nhìn ra ngoài rồi lại nhìn vào màn hình gây mất tập trung. Do vậy, bạn nên dán tài liệu cần thiết lên màn hình máy tính, để mắt luôn giới hạn tầm nhìn trong phạm vi xung quanh màn hình.
(Theo bác sỹ Jeffrey R.Anshel)
Trong cơ thể mỗi người chúng ta, có một số lớn vi khuẩn sinh sống – khoảng 1 tỉ. Chúng đông hơn tất cả các tế bào trong cơ thể và gồm 400 loại. Hầu hết sống trong đường tiêu hóa. Khoảng 1/3 trong phân là vi khuẩn.
Bệnh Nướu răng
Tôi lưu ý nướu răng của tôi được cải thiện. Nướu răng tôi mềm/sưng đỏ ở một vài nơi trước khi tôi bắt đầu dùng dầu dừa. Tôi quan tâm đến chúng khi tôi bị tiểu đường và bệnh nướu răng thường ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường. Sau khi tôi bắt đầu dùng dầu dừa, vết thương biến mất rất nhanh! Tôi không biết dầu dừa giúp ích cho tình trạng bệnh này.
Megan
Nướu răng của tôi trước đây chảy máu nhiều bất kỳ khi nào tôi đánh răng. Thậm chí không chải răng nướu dường như bị đỏ và sưng khi tôi có tuổi. Hiện giờ bản thân tôi bị bệnh tiểu đường loại 2, tôi nhớ ba tôi đã phát triển biến chứng tiểu đường, kể cả viêm nha chu làm cho sức khỏe về răng của ông bắt đầu suy giảm. Tôi cương quyết không có một trải nghiệm tương tự, vì thế tôi muốn cải thiện sức khỏe của nướu răng bằng cách có thể kiểm chứng được. Tôi rất vui khi chia sẻ sau khi súc miệng bằng dầu dừa chỉ một vài lần, nướu răng của tôi không còn bị chảy máu! Thậm chí chúng không bị đỏ hoặc trông giống như bị nhiễm trùng! Tôi hết sức ngạc nhiên!
Phần lớn các vi khuẩn này không phải là ký sinh trùng; chúng là những người bạn mà cuộc sống chúng ta phải nợ suốt đời. Không có chúng, chúng ta không thể tồn tại. Chỉ vài ngày sau khi sinh, đường tiêu hóa của chúng ta đầy cuộc sống của vi sinh. Những vi sinh "thân thiện" này tạo ra một môi trường bên trong cơ thể chúng ta cung cấp cho chúng ta dinh dưỡng, bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và tạo sự dễ dàng cho chức năng của ruột. Chúng tạo ra những vitamin như niacin (B-3), pyridoxine (B-6), vitamin K, acid folic, và biotin. Chúng tạo ra enzim lactase cần thiết cho sửa tiêu hóa và các sản phẩm hàng ngày. Chúng tạo ra những chất kháng khuẩn, virus và men. Một số vi khuẩn có đặc tính kháng ung thư bảo vệ chúng ta khỏi ung thư.
Tuy nhiên, cùng tồn tại với những vi khuẩn tốt là những vi sinh có thể gây hại cho chúng ta. Bao lâu chúng ta mang lại cho vi khuẩn thân thiện một chế độ ăn uống hợp lý và tránh sử dụng một số loại thuốc nào đó, chúng sẽ vượt hẳn số lượng những siêu vi không thân thiện và không để chúng gây bệnh. Nếu vì một lý do nào đó, các vi sinh xấu phát triển ngoài vòng kiểm soát, chúng gây nên một số triệu chứng gây khó chịu đến nguy hiểm. Những bệnh có liên quan đến một môi trường mất cân bằng trong đường tiêu hóa bao gồm việc nhiễm trùng thường xuyên, báo bón, tiêu chảy, nấm Candida, vẩy nến, eczema, mụn, dị ứng, nhức đầu, bệnh thống phong (gout), viêm khớp, viêm bàng quang, viêm ruột kết, bệnh Crohn, hội chứng ruột dễ bị kích thích, mệt mãn tính, mẫn cảm, suy nhược, mất quân bình hormone, loét và một số dạng ung thư. Có thể đáng ngạc nhiên khi biết rằng sự phát triển quá mức của các vi sinh không thân thiện trong đường ruột có thể gây rất nhiều bệnh và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Một trong những vi sinh gây nhiều phiền toái nhất trong đường ruột, là men Candida albicans. Nấm Candida là một thí dụ điển hình về sự bội tăng của những vi sinh không thân thiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể. Men là một dạng nấm đơn bào. Nấm Candida sống trong đường tiêu hóa và thường không gây hại vì sỉ số của chúng bị khống chế ở mức thấp do hệ miễn dịch và vi khuẩn thân thiện. Tuy nhiên nếu sinh sản bội tăng nó có thể là một kẻ gây phiền toái thật sự. Nhiều phụ nữ quá quen thuộc với việc nhiễm trùng nấm âm đạo. Cha mẹ có thể đã gặp nó dưới dạng bệnh tua miệng, một dạng nhiễm trùng nấm Candida ở miệng và cổ họng nơi trẻ sơ sinh, hoặc như bệnh ngứa do tã, một loại nhiễm trùng nấm ở da phát triển dưới môi trường ẩm ướt của tã. Khi nấm Candida gây nhiễm trùng toàn cơ thể nó gây bệnh nhiễm trùng nấm Candida.
Thông thường nấm Candida và các vi sinh gây bệnh khác bị giới hạn ở đường tiêu hóa. Trong khi những vi sinh nầy bản thân chúng không tạo ra những triệu chứng, chất bã của chúng - mycotoxins và exotoxins – có thể rất độc hại. Myco nghĩa là nấm, exo nghĩa là vi khuẩn và toxin, dĩ nhiên nghĩa là chất độc. Những chất độc này làm ô nhiễm cơ thể và đặt hệ miễn dịch trước một căng thẳng rất lớn. Năng lượng liên tục bị tiêu hao khi cơ thể làm việc cật lực để đối phó với những tác dụng của các độc tố này. Thiếu năng lượng và mệt mỏi kinh niên thường là kết quả. Những bệnh tùy mùa trở nên thường xuyên và việc phục hồi kéo dài. Bao nhiêu đợt cảm lạnh hoặc cúm mà bạn đã bị trong năm nay? Nếu hệ tiêu hóa của bạn trong tình trạng hoàn hảo, lẽ ra bạn đã không bị đợt nào.
Việc tăng trưởng quá mức các vi sinh gây bệnh có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc của thành ruột, tạo ra một loạt những bệnh mới. Ngay khi một sự nhiễm trùng gây nên một vết thương mưng mủ trên da, trong đường tiêu hóa cũng xảy ra y như vậy. Những việc nhiễm trùng khu biệt này có thể được thể hiện như những vết loét.
Nấm Candida đặc biệt có tính âm ỉ vì nó có khả năng biến dạng nếu có điều kiện phát triển. Nếu không có trở lực đối kháng, nấm Candida chuyển từ dạng đơn bào sang dạng nấm đa bào hay thể sợi, với phần nhô ra có lông giống như rễ cây được gọi là rễ giả. Những rễ giả này xuyên thấu thành ruột. Khi nấm Candida hay vi khuẩn đâm xuyên thành ruột nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất, acid amino và các acid béo dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Khi thành ruột bị đục thủng, nó để vi khuẩn, các độc tố và thức ăn chưa tiêu hóa băng ngang màn chắn của ruột và đi vào máu. Bệnh này được gọi là hội chứng ruột bị rò rỉ. Ngay cả những vi khuẩn tương đối vô hại, nếu vào được trong máu, có thể gây nhiễm trùng. Tình trạng này thường đưa đến việc nhiễm trùng cấp thấp mãn tính và việc viêm nhiễm có thể đưa đến một số triệu chứng và những cảm giác của bệnh tật. Protein chưa được tiêu hóa từ thức ăn đi xuyên qua thành ruột và luân lưu trong máu. Hệ miễn dịch nhận diện những protein thức ăn này như những kẻ ngoại xâm và bắt đầu một cuộc tấn công khủng khiếp dẫn đến những triệu chứng dị ứng. Vì thế tình trạng dị ứng thực phẩm của bạn có thể bị gây ra do sự mất quân bình trong môi trường vi khuẩn của đường ruột. Toàn cơ thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của đường ruột. Sức khỏe của hệ tiêu hóa quan trọng đối với sức khỏe toàn diện đến độ nhiều bác sĩ chăm sóc sức khỏe tự nhiên cho rằng tất cả những bệnh mãn tính đều xuất phát từ đường ruột.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất quân bình trong đường ruột? Chế độ ăn uống là thủ phạm chính. Bao lâu bạn nuôi dưỡng vi khuẩn tốt và và giúp chúng sống dồi dào, các vi sinh xấu không có cơ hội thực hiện hành vi xấu xa của chúng. Vi khuẩn tốt thích ăn gì? Chúng thích thức ăn dồi dào chất sợi – rau quả, hạt nguyên, rau đậu và dừa – các loại thực phẩm như vầy có lợi cho cơ thể của bạn. Nấm Candida và các siêu vi gây hại khác thích carbohydrate đơn – đồ ngọt và những sản phẩm bột mì tinh luyện. Bánh cake, cookies, kẹo, bánh mì trắng, thức uống có đường v.v... nuôi nấm Candida và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Đây là những thực phẩm giúp các vi sinh gây hại sống thịnh đạt và là thực phẩm kém bổ dưỡng nhất cho chúng ta. Đương nhiên, thực phẩm tốt nhất cho con người cũng tốt nhất cho vi khuẩn thân thiện.
Một số loại thuốc, nhất là kháng sinh thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh gây rối. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn thân thiện hữu hiệu như chúng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Steroids (cortisone, ACTH, prednisone, and và những viên thuốc ngừa thai) cũng gây tổn thương cho các vi khuẩn thân thiện. Men không bị hại do các kháng sinh và steroids. Khi vi khuẩn tốt chết đi, nấm Candida bội tăng không giới hạn. Tình trạng này dẫn đến sự phát triển quá mức của men. Các triệu chứng có thể hoặc không thể hiện ngay. Nếu thể hiện, thường là nhiễm trùng nấm âm đạo nhưng cũng có thể thể hiện như bệnh ngứa da (nấm da). Một liều đơn kháng sinh hay steroid có thể làm rối loạn quân bình trong đường ruột và có thể kéo dài vô tận.
Cách tốt nhất để chống nấm Candida và các vi khuẩn phá hoại khác, là giúp tại tạo lại vi khuẩn tốt. Bạn thực hiện việc này bằng cách loại bỏ những thực phẩm nuôi nấm Candida và ăn theo chế độ ăn uống có nhiều sợi. Cơm dừa rất dồi dào sợi và hỗ trợ nuôi vi khuẩn tốt. Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa diệt nấm Candida và các siêu vi gây bệnh, nhưng không gây hại cho các vi khuẩn thân thiện. Một nguồn probiotic (chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích) như yogurt, rượu kefir hay dừa trồng có thể giúp tái tạo vi khuẩn có ích. Acid béo chuỗi trung bình cũng được các tế bào trong thành ruột dùng như thực phẩm. Các acid béo được hấp thu vào các tế bào và được sử dụng như nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho việc chuyển hóa. Khi được dùng bôi trên da, dầu dừa rất hữu hiệu trong việc kích thích chữa lành các mô bị tổn thương. Có thể hình dung chúng chữa lành được những lỗ thủng trong thành ruột do vi khuẩn gây nên và men nấm làm cho ruột bị rò rỉ. Ăn dừa và dầu dừa hàng ngày có thể là sự hỗ trợ lớn trong việc tái lập và duy trì môi trường ruột lành mạnh.
Các vết loét
Loét là vết thương hở miệng trên da hoặc trên một màng nhầy. Nó có thể cạn hoặc sâu và thường bị viêm nhiễm và gây đau đớn. Các vết loét có thể xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa. Các vết thương ở miệng hoặc do thời tiết lạnh là những vết loét xảy ra ở trong hoặc gần miệng; các vết loét trong hệ thống tiêu hóa hoặc tá tràng (vùng trên của ruột non); viêm ruột kết loét xảy ra ở ruột non hoặc ruột già.
Loét có thể là kết quả của một số yếu tố. Dù nguyên nhân đích xác của nhiều vết loét vẫn chưa được rõ, sự căng thẳng và nhiễm trùng dường như là nguyên nhân chính góp phần. Căng thẳng làm giảm lực cản đối với việc nhiễm trùng, làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn đối với các vi sinh có thể gây loét. Các vết loét do lạnh, thí dụ, do virus mụn giộp gây ra; các vết loét ở miệng liên quan đến liên cầu khuẩn tan máu. Ung thư có thể bắt đầu bằng những vết thương hở miệng. Các vết loét trên da có thể phát triển nơi ung thư tế bào biểu mô là một dạng của ung thư da. Tương tự, một số vết loét xảy ra ở đường tiêu hóa do ung thư gây ra.
Có một lúc, căng thẳng thái quá được cho là nguyên nhân chính của các vết loét dạ dày. Sự căng thẳng kích thích việc tiết dịch vị trong dạ dày. Không có thức ăn như là một dung dịch đệm, người ta nghĩ rằng acid đốt cháy những lỗ hổng qua niêm mạc dạ dày gây nên những vết loét. Hiện nay người ta biết rằng các vết loét dạ dày do một loại vi khuẩn gây ra có tên là Helicobacter pylori. Trong khi căng thẳng không còn được xem là nguyên nhân chính, có thể nó vẫn còn liên quan đến việc làm giảm lực cản đối với nhiễm trùng.
Một chế độ ăn uống nhạt nhẽo hay làm giảm độ acid trong dạ dày thường được đưa ra đối với các vết loét dạ dày nhằm làm giảm độ acid và thuyên giảm các triệu chứng. Kháng sinh cũng có thể được cho toa. Tuy nhiên, kháng sinh không những tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt luôn vi khuẩn thân thiện, có thể đưa đến những bệnh khác.
Dầu dừa đưa ra một giải pháp khác mà không gây hại cho các vi khuẩn tốt. H. Pylori, liên cầu khuẩn và mụn giộp tất cả đều có liên quan với nhiều loại loét, đều bị acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa tiêu diệt. Dầu dừa cũng có những đặc tính chống ung thư. Dùng dầu dừa trong thực phẩm hàng ngày đều đặn là một cách an toàn và tự nhiên nhằm ngừa và điều trị các vết loét.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột bao gồm hội chứng ruột dễ bị kích thích. Bệnh Crohn, viêm ruột kết loét. Tỉ lệ mắc phải những bệnh này gia tăng nhiều trong 30 năm qua và phổ biến hơn trong các quốc gia đang phát triển, nơi mà carbonhydrate tinh luyện và thuốc được sử dụng thường xuyên hơn. Cả 3 bệnh này đều có đặc điểm là viêm nhiễm ở ruột non hoặc ruột già và có cũng thể bao gồm các vết loét và sự phát triển khối u. Các triệu chứng bao gồm tình trạng không tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Hội chứng ruột dễ bị kích thích chỉ ảnh hưởng đến ruột già. Rối loạn ruột thông thường nhất giải thích hơn phân nửa bệnh nhân là viêm dạ dày ruột. Sau khi ăn, Hội chứng ruột dễ bị kích thích thường trải qua một chứng kết hợp gồm sình bụng, đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng này gây nên phản ứng miễn dịch tạo ra những triệu chứng giống như cảm – nhức đầu, đau khớp, nhức cơ và mệt mỏi mãn tính.
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất cứ phần nào của đường dạ dày ruột từ miệng đến ruột già. Vị trí viêm nhiễm thông thường nhất là phần cuối của ruột non nơi tiếp giáp với ruột già. Sốt, xuất huyết và sụt cân có thể đi kèm theo. Tiêu chảy có thể hầu như liên tục đưa đến tình trạng hấp thụ dưỡng chất kém và mất nước, khoáng chất. Thành ruột cực kỳ dày do việc viêm nhiễm mãn tính liên tục và các vết loét sâu xuyên suốt. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như mắt và góp phần vào việc phát triển rối loạn da và viêm khớp.
Viêm ruột kết gây loét là chứng viêm nhiễm mãn tính và chứng loét niêm mạc của ruột kết và ruột già. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy ra máu, phân cũng có thể có mủ và dịch nhầy. Trong trường hợp nặng, tiêu chảy và xuất huyết có thể kéo dài, đối với nhiều người cơn sốt kèm theo cảm giác bệnh chung. Tình trạng mất máu có thể gây bệnh thiếu máu. Các triệu chứng khác thường có liên quan với nó là ngứa da, loét miệng, viêm khớp và viêm mắt. Đối với những người mắc bệnh hơn 10 năm sẽ có nguy cơ cao ung thư ruột kết. Giống với vết loét tá tràng, nguyên nhân có thể là do siêu vi, gây nhiễm trùng mãn tính cấp thấp khu biệt và sốt. Cho tới hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa nhận diện bất kỳ một loại vi khuẩn hay virus đặc biệt nào là nguyên nhân vì các siêu vi gây bệnh đều là những cư dân bình thường trong đường ruột và sự hiện diện của chúng không đáng ngạc nhiên. Hiện giờ các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận diện sự phát triển ồ ạt của các loại vi khuẩn gây rối có thể là yếu tố chính trong rối loạn viêm nhiễm đường ruột.
Kháng sinh được dùng để điều trị rối loạn viêm đường ruột. Bệnh nhân thường trải qua cơn giảm đau từ các triệu chứng nhưng sự giảm đau này thường không kéo dài. Khi kháng sinh được sử dụng, cả vi khuẩn tốt và xấu đều bị diệt, để lại men gia tăng không giới hạn và tạo ra một loạt triệu chứng mới mà kháng sinh không giúp gì được. Nếu chế độ ăn uống được thay đổi và kháng sinh không kéo dài được cơn giảm đau, phẫu thuật là lựa chọn kế tiếp. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là lối điều trị an toàn. Ngay sau khi những phần ruột bị nhiễm trùng bị cắt bỏ, bệnh trạng thường tái phát làm nhiễm trùng vùng khác của đường tiêu hóa. Điều này không thể hiểu được vì phẫu thuật không chấn chỉnh được bệnh lý. Môi trường trong đường tiêu hóa vẫn còn mất cân bằng.
Một giải pháp hiểu biết hơn là cải thiện sức khỏe ruột. Đưa nó về trang thái quân bình. Điều này có thể thực hiện được bằng cách giảm đồ ngọt, hạt tinh luyện, tránh sử dụng thuốc tiêu diệt vi khuẩn thân thiện, bằng cách ăn những thực phẩm cung cấp nhiều sợi hơn (rau quả, hạt nguyên, dừa), bằng cách ăn những loại thực phẩm lên men (yogurt, rượu kefir, và nước cốt dừa trồng, nước lã) tiếp tế cho vi khuẩn thân thiện, và dùng dầu dừa tiêu diệt bệnh gây ra vi khuẩn và men, chứ không diệt vi khuẩn thân thiện. Các công trình nghiên cứu cho thấy acid béo chuỗi trung bình hiệu quả trong việc làm giảm tổn thương trong đường ruột của động vật khi chúng ăn phải chất độc hại. Việc viêm nhiễm sẽ giảm và đáp ứng miễn dịch cùng với thành ruột được gia tăng. 44 Vì thế dầu dừa có thể giúp bảo vệ và chữa lành những mô bị viêm nhiễm cùng với đường tiêu hóa. Người ta cho biết chỉ cần ăn 2 cái bánh dừa một ngày cũng giảm cơn đau của triệu chứng liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên để có được cơn giảm đau thường xuyên đòi hỏi cần cố gắng hơn.
Dầu dừa có thể làm được những điều kỳ diệu trong việc giúp quân bình môi trường ruột; chỉ cần thêm sản phẩm dừa vào thức ăn hàng ngày của bạn là tất cả những gì cần làm. Đối với một số người bị bệnh viêm đường ruột mãn tính, một giải pháp tích cực hơn cần theo một trình tự. Cho phép tôi minh họa. R.B là một bác sĩ y khoa lành nghề được đào tạo theo quy định. Là thầy thuốc, người tin vào việc dùng thuốc để điều trị bệnh, bản thân ông thường dùng thuốc để đối phó với các bệnh nhiễm trùng và bệnh theo mùa. Những thuốc này , chắc chắn gióng lên một hồi chuông lên sức khỏe của ông và ông đã bị bệnh viêm ruột nặng kèm theo là chứng đau bụng, táo bón và mệt mỏi mãn tính. Ông mất 2 năm rưỡi để khắc phục bệnh này và thậm chí quay trở lại tìm thuốc thay thế để tìm ra giải pháp. Tuyệt vọng ông tiếp tục thủ ăn chay 30 ngày, không ăn gì ngoài nước lã và những chất bổ sung trong thức ăn hàng ngày. Hết hạn 30 ngày ông chỉ thấy giảm đau nhẹ từ các triệu chứng. Không còn can đảm để tìm kiếm, ông tình cờ gặp đươc thông tin nói về dầu dừa và tác dụng của nó trên sức khỏe của đường ruột. Vẫn tiếp tục ăn chay, ông thêm 15 muỗng dầu dừa mỗi ngày vào chế độ ăn kiêng của ông. Sau 7 ngày không gì khác ngoài dầu dừa, nước lã và vitamin, các triệu chứng của ông hoàn toàn biến mất. Ông cảm thấy mình khỏe hơn nhiều năm trước đây. Với sự trợ giúp của dầu dừa, vị bác sĩ này đã giành lại được mạng sống của mình.
Bệnh túi mật
Nếu bạn bị bệnh túi mật hoặc túi mật của bạn bị cắt bỏ, bạn sẽ thấy dầu dừa là điều may mắn. Với dầu dừa bạn có thể thêm chất béo vào thức ăn hàng ngày của bạn mà không gì phải sợ.
Túi mật nằm dọc theo và bên dưới lá gan. Nó hoạt động như một bình dự trữ mật, liên tục do gan tạo ra. Khi chất béo đi vào đường ruột một thông điệp được gửi báo hiệu cho gan co lại. Khi nó làm việc này, mật được tiết vào ống mật để vào ruột.
Mật cần thiết cho việc tiêu hóa chất béo. Chất béo và nước không hòa tan. Khi bạn pha nước và dầu, dầu nổi lên bề mặt. Nếu bạn từng làm món xà lách trộn dầu giấm sự tách biệt này khá rõ rệt. Sự việc tương tự xảy ra trong ống tiêu hóa của bạn. Hầu hết thức ăn mà chúng ta ăn là hòa tan trong nước và tách khỏi chất béo. Chất béo tiêu hóa enzim là chất hòa tan trong nước không thể trộn lẫn với dầu. Khi mật được thêm vào nó tác động như một chất chuyển thể sữa, cho nước và dầu hòa vào nhau. Chất béo tiêu hóa enzim có thể tiếp xúc với mọi phân tử chất béo (triglyceride) và phân hủy chúng thành những acid béo.
Gan liên tục tạo ra mật. Một dòng mật nhỏ do gan tạo ra không đủ để xử lý một bữa ăn có nhiều chất béo. Vì thế, túi mật cần thiết để tập trung một lượng mật đủ để giải quyết công việc này cách thích hợp.
Một vấn đề phát sinh khi mật trong túi mật bắt đầu cô đặc và biến thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm giảm lượng mật đưa vào ruột và thậm chí làm tắt ống dẫn mật gây khó chịu và hết sức đau đớn.
Giải pháp chuẩn đối với sỏi mật là cắt bỏ túi mật. Một giải pháp khác là cố gắng làm tan những viên sỏi bằng việc sử dụng siêu âm. Sóng âm được chiếu vào túi mật đập vỡ những hạt sỏi để chúng có thể chảy ra mà không làm tắt ống mật. Nếu những viên sỏi này nhỏ, phương pháp này hiệu quả. Không may, vào lúc một người biết đang có sỏi mật thì những viên sỏi này quá lớn đối với siêu âm nên không có tác dụng.
Một giải pháp mới đối với bệnh túi mật là dùng dầu dừa trong thức ăn hàng ngày. Monoglycerides và diglycerides của acid caprylic (C8) và acid capric (C10) trong dầu dừa được khám phá là làm tan những viên sỏi trong người. Cách an toàn và hữu hiệu này được hoàn tất và được chứng minh tại dưỡng đường Mayo và đại học của bệnh viện Wisconsin.
Một vấn đề chính đối với người bị cắt bỏ túi mật là không có khả năng tiêu hóa chất béo. Không có túi mật sẽ không đủ mật để chuyển thành thể sữa cách đúng mức ngay cả đối với một lượng chất béo vừa phải. Ăn quá nhiều chất béo và suy giảm tiêu hóa là điều hiển nhiên. Phiền toái này chỉ là vấn đề thứ yếu. Mối quan tâm chính là việc thiếu dưỡng chất. Một lượng chất béo đầy đủ cần thiết trong thực phẩm hàng ngày để có được tất cả dưỡng chất chúng ta cần. Các vitamin hòa tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K cũng như beta-carotene cần chất béo trong thực phẩm hằng ngày để hấp thụ. Nếu bạn không tiêu hóa được chất béo, bạn sẽ không có được một lượng đầy đủ các vitamins quan trọng này. Bạn có thể bị suy dinh dưỡng cận lâm sàng, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ đưa bạn đến lằn ranh giữa việc có một sức khỏe lành mạnh và bị các bệnh tật suy thoái. Dù các triệu chứng suy dinh dưỡng đã được xác định rõ không nhất thiết hiển nhiên, sức khỏe chịu đựng, hệ miễn dịch suy thoái, tình trạng lão hóa gia tăng và các chứng đau nhức phát triển chậm.
Thêm nhiều chất béo vào thực phẩm hàng ngày chỉ làm cho ruột suy kiệt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng dầu dừa thay cho các chất béo khác bạn có được vitamin hòa tan trong mỡ bạn cần mà không tốn công sức gì. Như đã mô tả trước đây, Triglyceride chuỗi trung bình trong dầu dừa tiêu hóa rất dễ dàng. Các enzim tiêu hóa tuyến tụy và mật cũng không cần thiết cho việc tiêu hóa của chúng. Như thế, dầu dừa không cần nhiều mật cho việc tiêu hóa như các chất béo khác. Người ta cho biết thậm dù một lượng mỡ ít cũng làm cho đường ruột của họ bị suy kiệt, họ có thể ăn 2 muỗng cà phê dầu dừa hoặc nhiều hơn cùng một lúc mà không hại gì. Nếu túi mật của bạn bị cắt bỏ, cố gắng dùng dầu dừa thay cho các dầu khác trong thức ăn của bạn. Vì mỗi người mỗi khác – một số người nhạy bén với chất béo hơn những người khác – đi từ từ. Cố gắng dùng một lượng nhỏ lúc đầu và sử dụng càng nhiều càng tốt khi bạn cảm thấy dễ chịu với nó.
Tài liệu của Bác sĩ Bruce Fife
Cơ thể con người chứa những điều kỳ diệu mà trí tưởng tượng phong phú cũng khó hình dung nổi.
Con người được sinh ra với hơn 300 chiếc xương trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể mỗi chúng ta chỉ còn lại 206 chiếc xương. Điều này xẩy ra vì rất nhiều trong số những chiếc xương ban đầu đã hòa nhập với nhau để thành một xương đơn lẻ.
25% số xương của một người nằm tập trung trên hai bàn chân.
Cơ thể người có hơn 600 cơ, chiếm 40% trọng lượng toàn cơ thể.
Đầu con người vẫn còn nhận thức khoảng 15 - 20 giây sau khi bị đứt lìa khỏi xác.
Lá phổi bên phải của con người lớn hơn lá phổi bên trái. Điều này là do, lá phổi bên trái phải nhường chỗ cho trái tim.
Lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn không thể bị rám nắng và cũng không thể mọc lông. Cứ 24 giờ, cơ thể con người lại tiết ra khoảng 0,5 - 1,4 lít nước bọt. Trong suốt cuộc đời của mình, một người trung bình đã sản sinh ra khoảng 37.854 lít nước bọt.
Cơ thể của một người trưởng thành cần gần 40kg khí oxy mỗi ngày. Tóc và móng tay người cấu tạo từ cùng một chất: keratin. Trung bình mỗi ngày, chúng ta bị rụng khoảng 40 - 100 sợi tóc.
Tính trung bình, một người tóc đỏ có 90.000 sợi tóc, trong khi những người có mái tóc đen sở hữu tới 110.000 sợi tóc. Ngoài ra, những người thông minh có lượng kẽm và đồng nhiều hơn trong tóc của họ.
Lý do cho việc tóc chuyển mầu muối tiêu khi chúng ta già đi là vì, các tế bào sắc tố trong nang lông, vốn chịu trách nhiệm sản xuất ra "melanin" tạo mầu cho tóc, bắt đầu chết đi.
Cứ mỗi cen-ti-mét vuông trên cơ thể người chứa trung bình 5 triệu vi khuẩn trên đó.
Cứ khoảng 27 ngày, con người lại thải bỏ và tái phát triển các tế bào da ở lớp ngoài cùng, và như vậy sẽ có gần 1.000 lớp da mới trong suốt cuộc đời.
Cơ thể người có đủ lượng chất béo để sản xuất 7 bánh xà phòng.
Nếu bị mù một mắt, một người sẽ chỉ mất đi 1/5 thị lực nhưng mất tất cả khả năng cảm nhận về độ sâu.Trái tim của con người có thể tạo đủ áp lực để phun máu ở khoảng cách xa tới hơn 9 mét. Một người trung bình có khoảng 1,86 mét vuông da với khối lượng 2,7kg. Mỗi con người chúng ta mất khoảng nửa giờ đồng hồ ở tình trạng một tế bào đơn lẻ. Một tế bào máu đơn lẻ mất khoảng 60 giây để thực hiện một chu kỳ di chuyển hoàn chỉnh của cơ thể.
Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào sinh sản của nữ hay còn gọi là tế bào trứng, có đường kính gần 0,2mm. Trong khi đó, tế bào nhỏ nhất trong cơ thể người là tinh trùng của nam giới. Phải cần tới khoảng 175.000 tinh trùng mới có tổng trọng lượng bằng một tế bào trứng.
Trong suốt cuộc đời, một người đàn ông trung bình sẽ dành 3.350 giờ đồng hồ để loại bỏ tổng cộng 8,4 mét râu. 47% số người trong chúng ta gặp ác mộng ít nhất mỗi tháng một lần. Hầu hết chúng ta đều có các ký sinh trùng siêu nhỏ, được đặt tên là Demodex sống trong lông mi, móng tay chân và miệng của mình.
Khi ho, con người giải phóng ra một luồng khí có tốc độ hơn 96km/h.
Móng tay và móng chân mất khoảng 6 tháng để mọc từ gốc tới đầu ngón tay hoặc ngón chân. Móng tay mọc nhanh nhất ở ngón giữa. Tuy nhiên, ngón tay nhạy cảm nhất trên một bàn tay người lại là ngón trỏ.
Một người sẽ chết vì thiếu ngủ nhanh hơn chết vì đói. Cái chết sẽ tới trong khoảng 10 ngày thiếu ngủ, trong khi con người sẽ chống chịu với cái đói được vài tuần cho tới khi tử thần gõ cửa.
Một người trung bình ngủ thiếp đi trong 7 phút.
Trong cả cuộc đời, một người trung bình đi bộ tổng quãng đường tương đương với 5 vòng xích đạo.
Phụ nữ trưởng thành nhanh hơn nhiều so với nam giới và cũng có chỉ số IQ trung bình cao hơn một chút so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ thường có thính giác tốt hơn so với nam giới.
Đàn ông đổ mồ hôi nhiều hơn 40% so với phụ nữ.
Trẻ nhỏ khóc nhưng chúng không tiết ra nước mắt cho tới 1 - 3 tháng sau sinh. Cho mãi đến khi được 6 - 7 tháng tuổi, một đứa trẻ vẫn có thể thở và nuốt cùng một lúc. Điều này là nhiệm vụ bất khả thi đối với một người lớn.
Cứ 500 người thì có một người sở hữu một mắt màu xanh và một mắt màu nâu. Những người có đôi mắt màu xanh có khả năng nhìn tốt hơn trong bóng tối. Trung bình, một người dành khoảng 5 năm để ăn trong suốt cuộc đời của mình. Ban ngày, số trẻ nam sinh ra nhiều hơn số trẻ nữ nhưng ban đêm thì ngược lại.
Cười làm hạ lượng hoóc môn gây stress và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ em cười trung bình 400 lần/ngày trong khi con số này ở người lớn chỉ từ 15 - 100 lần/ngày. Đàn ông cười to hơn, dài hơn và thậm chí thường xuyên hơn so với phụ nữ. Hai trẻ song sinh không bao giờ có vân tay giống hệt nhau.Trong suốt cuộc đời của mình, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 27,2 tấn thức ăn, tương đương trọng lượng của 6 con voi. Vào mùa xuân, trẻ em phát triển nhanh hơn so với bất kỳ mùa nào khác trong năm.
11% số người trên hành tinh của chúng ta thuận tay trái.Vào độ tuổi 70, 73% đàn ông vẫn còn khả năng quan hệ tình dục.
Các nhà khoa học phát hiện, những người đang nói dối thường có xu hướng nhìn lên trên và sang phía bên trái của họ.
Trung bình, phụ nữ nói 7.000 từ mỗi ngày trong khi con số này ở đàn ông chỉ là 2.000.
Bằng cách đi bộ thêm 20 phút mỗi ngày, một người trung bình sẽ đốt cháy được hơn 3kg chất béo trong một năm.
Các nhà xã hội học phát hiện, thực trạng kinh tế càng tồi tệ thì váy của phụ nữ càng dài, và ngược lại, khi nền kinh tế tốt đẹp hơn, váy của các quý bà, quý cô do đó lại ngắn đi.
Sau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.
Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.
Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.
Nguyên nhân
Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:
- căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…
- thoái hóa đĩa đệm.
- viêm mặt khớp xương.
Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.
Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.
Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.
Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.
Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.
Những cơn đau và cứng khớp thường xẩy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.
Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.
Phòng tránh
Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.
2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.
4- Giữ dáng điệu ngay ngắn.
5- Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
6- Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
7- Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.
8- Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;
9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.
10- Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..
11- Tập thể dục với các cử động làm thư dãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
12- Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
13- Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
14- Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.
Vài cử động để thư dãn cột sống
1- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.
3- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.
4- Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.
5- Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.
Đôi mắt đã được gọi bằng nhiều tên rất biểu tượng như là đôi mắt huyền, mắt nhung, mắt biếc, mắt buồn tênh, mắt nai tơ, mắt tình nhân, mắt thù hận, mắt bạc tình, mắt dao cau, mắt sắc như dao, mắt bơ vơ, mắt xanh, mắt lá dăm, mắt toét....
Ciceron có nói: "Khuôn mặt là chân dung của tâm hồn, mà đôi mắt là để diễn tả".
Cùng nhận xét này, Mạnh Tử góp ý: "Bụng ngay thẳng thì con ngươi trông sáng tỏ. Bụng đầy tà khúc thì con ngươi mờ đục, tối tăm".
Rừng thơ có cả nhiều ngàn câu nói đến đôi mắt.
Xin ghi lại "Mắt Biếc" của Bích Khê diễn tả nhiều khả năng đáng yêu của mắt:
Ôi! cặp mắt của người trong tơ ngọc
Sáng như gươm và chấp chóa kim cương
Mỗi cái ngó là một vì sao mọc!
Mỗi liếc yêu là phảng phất mùi hương.
Hai mắt ấy chói hào quang sáng ngợp
Dẫn hồn ta vào thế giới thiêng liêng.
Hớp nhiều trăng cho niềm trinh rất ngớp
Say nhạc hường nổi bồng giữa đào nguyên
và của Trịnh Công Sơn với " Những con mắt trần gian":
Những con mắt tình nhân, Nuôi ta biết nồng nàn.
Những con mắt thù hận, Cho ta đời lạnh câm.
Những con mắt cỏ non, Xanh cây trái địa đàng.
Những con mắt bạc tình, Cháy tan ngày thần tiên..."
Một cách thực tế, Addison nhận xét: "Trong tất cả các giác quan, thị giác toàn hảo và thích thú nhất".
Người mình vẫn so sánh: "Hai mắt là ngọc, hai tay là vàng".
Thực vậy, mắt là vật sở hữu quý giá nhất của con người mà cho tới nay, chưa có cách nào để thay thế toàn bộ được. Người ta có thể thay tim, thay thận, thay gan, nhưng mắt chỉ mới thay được giác mạc, thủy tinh thể mà thôi.
Mắt là cơ quan để thu hình ảnh và nhìn sự vật, như một chiếc máy ảnh, nhưng với một cấu trúc tinh vi và những khả năng hoàn hảo gấp bội.
Ðôi mắt
a- Nhãn cầu là bộ phận phần chính của mắt nằm trong ổ mắt và được mi mắt bảo vệ ở phía trước. Ổ mắt do các xương gò má, xương trán, xương sống mũi họp thành.
Ðây là một khối hình cầu mà kích thước do di truyền quyết định. Khi mới sinh ra, trẻ nhìn xa rõ hơn vì nhãn cầu nhỏ. Tới giai đoạn tăng trưởng, trẻ nào có nhãn cầu to do di truyền sẽ nhìn gần rõ ràng hơn. Tuổi tăng trưởng lại trùng vào thời gian bắt đầu đi học, nên các em này thường hay bị cận thị. Vì vậy, cận thị thị được "cho là" do đọc sách nhiều, ngồi gần màn hình tivi, đọc sách thiếu ánh sáng...
Phía ngoài của mắt là 6 bắp thịt nhỏ, dài để di động nhãn cầu nhìn về nhiều phía.
b- Mi mắt là một lớp da với nhiều cơ và mô liên kết lót bằng kết mạc. Mi mắt nhắm lại khi giác mạc bị kích thích, đe dọa hiểm nguy. Viền quanh mi mắt là hai hàng lông mi để ngăn vật lạ bay vào mắt và chớp chớp khi bẽn lẽn tình yêu. Một hàng lông mày nằm phía trên mắt ngăn mồi hôi, chất lỏng chẩy vào mắt.
Nằm dưới mi mắt trên, là những tuyến, tiết ra nước mằn mặn để mắt khỏi khô. Mắt thông với miệng bằng một cái ống nhỏ nằm ở góc trong mi mắt. Cạnh mi có nhiều tuyến tiết ra chất nhờn, mồ hôi...
Mi mắt chớp mở mỗi vài giây, có tác dụng như cặp gạt nước kính xe hơi, để loại bỏ bụi bặm bám trên giác mạc. Ðêm ngủ, mi mắt khép kín để giác mạc khỏi bị khô.
Lâu lâu, nhiều người hay nháy mi mắt và e ngại đó là triệu chứng của bệnh tật. Thực ra, đây chỉ là sự co giựt của cơ trên mi mắt và thường thường xẩy ra khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Nháy mắt kéo dài trong vài giây, không nguy hại, chỉ cần thoa nhẹ lên mi một chút là hết. Ðôi khi nháy mắt liên tục cũng thấy trong bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis), co giựt cơ mặt (facial tic).
c- Phần trước của nhãn cầu là giác mạc (cornea), không vẩn đục, không mạch máu và rất nhậy cảm với với sự đau đớn. Phủ lên giác mạc là kết mạc (conjunctiva) trong suốt, có rất ít mạch máu.
d-Thủy tinh thể (lens) là bộ phận quan trọng tiếp nhận và hội tụ ánh sáng hình ảnh lên võng mạc (retina). Ðây là một cấu trúc hai mặt lồi, trong suốt, gồm có nước và chất đạm, nằm sau đồng tử và có thể thay đổi độ cong để mắt có thể thấy rõ sự vật.
Tinh thể dẹp xuống khi tập trung vào vật ở xa và vật nhìn nhỏ. Tinh thể dầy lên để tập trung vào vật ở gần, vật nhìn thấy to. Ðó là sự điều tiết của mắt. Khả năng này hoàn toàn tự động, con người không điều khiển được.
đ- Ánh sáng lọt qua đồng tử (pupil), một lỗ nhỏ nằm giữa mống mắt.
e- Mống mắt (iris)là cái màng che trước thủy tinh thể. Một cơ vòng bao quanh bờ mống mắt điều khiển đồng tử thu nhỏ khi ánh sáng mạnh hoặc mở rộng khi ánh sáng yếu. Ðồng tử cũng mở rộng khi ta có cảm xúc kinh ngạc, sợ hãi hoặc hớn hở, vui mừng.
Tùy theo mống mắt có nhiều hay ít chất mầu mà có người có mắt đen, mắt xanh, mắt nâu...
g- Võng mạc (retina) là lớp tế bào nhậy cảm với ánh sáng, lót phía trong mắt. Ðây là cấu trúc căn bản của cặp mắt, có công dụng như tấm phim của máy ảnh để thu nhận và ghi lại cả ngàn hình ảnh, tĩnh cũng như động, suốt ngày này qua tháng khác mà không cần thay phim như trong máy ảnh..
Trên võng mạc, có những tế bào hình nón, hình que chuyển ánh sáng ra những tín hiệu điện năng, được dây thần kinh thị giác chuyển lên não bộ. Tế bào não phân tích, tổng hợp các tín hiệu và tạo ra hình ảnh của sự vật.
h- Mắt còn chứa hai dung dịch lỏng rất quan trọng.
Thể mi (ciliary body) với nhiều cơ bắp để thay đổi độ cong của tinh thể, đồng thời cũng tiết ra một chất lỏng như nước, gọi là thủy dịch, nằm giữa tinh thể và giác mạc. Thủy dịch có đủ các thành phần cấu tạo của máu, ngoại trừ tế bào máu.
Dung dịch thứ hai, dịch pha lê, trong suốt, nằm giữa võng mạc và tinh thể.
Chăm sóc mắt
Nhiều người hơi lơ là trong việc giữ gìn "đôi mắt ngọc" của mình. Ðây là một thiếu sót lớn, vì một tổn thương dù nhỏ của mắt cũng có thể dần dần đưa tới khiếm khuyết thị giác.
Sau đây là một số điều nên lưu ý:
1. Ðừng bao giờ dụi mắt với những ngón tay, dù là ngón tay ngọc ngà người đẹp, huống chi lại dụi mắt với bàn tay dính đất, một cái khăn nhiễm trùng, một miếng giấy dơ bẩn...
2. Khi chẳng may có một chất kích thích nào đó, như nước sà bông, nước mắm, dầu xe hơi, mỡ...bắn vào mắt, nên lập tức tạt nước lạnh vào mắt. Tổn thương cho mắt sẽ giảm thiểu rất nhiều nếu ta làm hành động rất giản dị, sẵn có, nhưng quan trọng này.
3. Mang kính bảo vệ mắt khi cắt cỏ, mài dũa kim loại, đi xe gắn máy...để tránh vật nhỏ bay vào mắt. Công nhân làm công việc có rủi ro cho mắt, cần mang kính bảo vệ mắt do chủ nhân cung cấp.
4. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác, vì mỗi người có mỗi bệnh khác nhau. Ngoài ra, có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cấm dùng trong vài bệnh nhiễm của mắt.
Nhỏ thuốc vào mắt như sau: đứng trước một tấm gương, dùng đầu ngón tay kéo nhẹ mi mắt dưới xuống, bàn tay kia bóp thuốc vào góc con mắt, buông ngón tay giữ mi, chớp mắt vài lần, thuốc sẽ lan đều khắp mắt.
5. Nhiều người, đặc biệt là quý vị cao niên, hay bị khô mắt, gây ra cảm giác rất khó chịu, lâu ngày giác mạc có thể bị trầy. Nguyên do thông thường là tuyến nước mắt tiết ra ít nước mắt hoặc ống dẫn nước mắt bị tắc nghẹt.
Nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi trị liệu. Trong khi chờ đợi, có thể nhỏ các dung dịch nước mắt nhân tạo để giảm thiểu khó chịu này.
6. Nên cẩn thận với các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc trực tiếp và lâu ngày, các tia này có thể gây tổn thương cho giác mặc, thủy tinh thể và cũng là nguy cơ đưa tới cao áp suất trong mắt.
Thực ra, không cần phải mang kính râm mỗi lần ra ngoài nắng. Nhưng nếu làm việc hoặc đi dưới ánh nắng trong thời gian khá lâu, thì nên mang kính râm đề chặn các tia tử ngoại và khỏi chói mắt. Lựa kính có độ lọc cao đối với các tia tử ngoại.
7. Nên đi bác sĩ khám mắt theo định kỳ. Nếu không có bệnh mắt, nên đi khám mỗi 5 năm, cho tới khi 50 tuổi. Sau tuổi này, nên khám thường xuyên hơn để tìm ra dấu hiệu của cao áp nhãn và các bệnh khác. Nếu có rối loạn về khúc xạ ánh sáng, nên đi khám mỗi 2 năm hoặc thường xuyên hơn, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ chỉnh mắt (optometrist) có thể khám mắt, đo thị lực, chỉ định độ nặng nhẹ của kính và, tùy theo luật lệ từng nơi, có thể điều trị mấy bệnh nhẹ của mắt.
Bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa (ophtalmologist) đều khám, chữa tất cả các bệnh của mắt, cho toa kính mắt và giải phẫu mắt.
8. Ánh sáng khi làm việc, đọc chữ, cần vừa phải, thích hợp, không sáng quá hoặc không tối quá để khỏi gây trở ngại cho sự nhìn. Các nhà chuyên môn về mắt đều đồng ý là cường độ ánh sáng hoặc ngồi gần màn hình tivi không gây tổn thương cho mắt.
9. Nên cẩn thận với mỹ phẩm làm đẹp mắt, vì nhiều người có thể dị ứng với các sản phẩm này. Mua một ít dùng thử, nếu an toàn thì tiếp tục.
Tránh để mỹ phẩm rớt vào mắt gây kích thích. Bôi mỹ phẩm tô đậm lông mi (mascara) vào 2/3 phần ngoài của lông, tránh mỹ phẩm rơi vào mắt. Kẻ bút chì xa mi mắt một chút, tránh đầu nhọn đụng vào giác mạc.
10. Cẩn thận khi xịt keo tóc, đừng để hóa chất bắn vào mắt.
11. Nhiều bác sĩ nhãn khoa đề nghị gắn lông mày giả loại lấy ra mỗi ngày được, để các tuyến nhờn mi mắt tiếp tục hoạt động bình thường. Khi uốn cong lông mi, tránh kéo mi mắt quá căng.
12. Nhiều người than phiền mỏi mắt sau mấy giờ đọc sách, coi máy vi tính hoặc làm công việc tỉ mỉ cần sự tập trung của mắt. Họ e ngại là mắt suy nhược, bị bệnh mắt hoặc cần mang kính.
Thực ra, đây chỉ vì mắt phải làm việc quá khả năng chịu đựng, nên các bắp thịt mệt mỏi. Lâu lâu nên ngưng công việc, nhắm mắt vài phút, hoặc ngó lên trần nhà để nhãn cầu, cơ mắt thư giãn.
Ngoài ra, cũng nên lưu ý là nếu sức khỏe tổng quát không tốt, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ, căng thẳng tâm thần... cũng làm mắt mau mệt mỏi. Kính mắt chỉ để điều chỉnh khiếm khuyết về khúc xạ ánh sáng của nhãn cầu, chứ không làm mắt mạnh hơn hay yếu đi.
13. Mắt đỏ cũng là mối ưu tư của nhiều người. Bình thường, trên giác mạc có một số mạch máu nhỏ xíu phủ lên. Khi nhiễm vi khuẩn, dưới tác hại của khói thuốc, hóa chất trong môi trường, uống nhiều rượu, làm việc bằng mắt quá lâu hoặc khi "nộ khí sung thiên", tức giận... đều làm cho máu tụ lại nhiều, mắt sẽ đỏ lên...
Khi đỏ mắt do nhiễm bệnh hoặc gây ra do hóa chất, cần đi bác sĩ để điều trị. Còn các trường hợp khác, chỉ cần dùng nước lạnh tạt vô mắt hoặc đắp khăn nước lạnh dăm phút lên mắt, là có thể làm giảm đỏ mắt.
14. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng, cân bằng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt các sinh tố A, C, E., các khoáng chất kẽm, selenium...
Đặc biệt là giữ tâm thân an lạc, giảm thiểu lo âu, buồn bực, ham muốn, giận hờn, ghen tức, đố kỵ...
Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ít ngó, người thương ngó hoài (Ca dao).
Vì "Ðôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", nhìn vào, thấy hết...
Suyễn là bệnh kinh niên hành nhiều người. Tại Mỹ, cứ 100 người, có 4-5 người bị suyễn (4-5%), tiền bạc đổ ra để chữa suyễn không ít.
Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tới thăm người trẻ nhiều hơn. Khoảng nửa số người bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi. Với trẻ con, suyễn là bệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất.
Cơ chế chính gây suyễn là sự nhậy cảm quá đáng (hypersensitivity) của hệ thống các ống phổi. Thí dụ, vào mùa xuân, một người bình thường tha hồ thưởng thức cái thay hình đổi dạng của trời đất, nhìn ngắm cây cỏ thay áo mới, hít thở một không khí mới sau mùa đông ảm đạm. Nhưng nhiều người bị suyễn, khi hít thở khí xuân, trong đó có những bông phấn (pollens) bay ra từ cây cỏ, ống phổi nhậy ứng, lập tức co thắt lại, và cơn suyễn xảy ra. Nhiều chất gây nhậy ứng (gọi là allergens) có thể làm đường thở đột ngột nhậy ứng trong vòng vài phút, sau đó sự nhậy ứng có thể kéo dài vài tuần. Nếu vô phúc lúc ấy chất gây nhậy ứng lại quá nhiều trong không khí, chỉ sau một lần tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễn hành mỗi ngày, trong nhiều tháng sau đó.
Người ta chưa thực sự biết rõ nguyên nhân gây nên sự nhậy ứng của đường thở trong bệnh suyễn. Giả thuyết hiện tại được nhiều người tin nhất là sự viêm sưng (inflammation). Trong niêm mạc của các ống phổi, có những tế bào đặc biệt, tiết ra các chất hóa học có tác dụng gây viêm sưng khi người bệnh suyễn tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Khi bị viêm sưng như vậy, các ống phổi co thắt, và cơn suyễn xảy ra.
Các yếu tố gây cơn suyễn
Một số yếu tố có thể làm đường thở bị nhậy ứng, tạo cơn suyễn:
1. Các chất gây nhậy ứng (allergens):
Gần như các chất có thể gây nhậy ứng (hay dị ứng) tạo cơn suyễn đều bay lượn trong không khí. Với những người bị suyễn theo mùa (thường là trẻ con và người trẻ tuổi), các chất gây dị ứng là những phấn hoa (pollens) bay ra từ cây (mùa xuân), hoặc cỏ (mùa hè) hay cỏ dại (mùa thu). Những người bị suyễn quanh năm, không theo mùa, thường là do bị nhậy ứng với những chất lúc nào cũng có trong môi trường quanh người bệnh như lông chim chóc, lông thú vật, bụi bặm, nấm mốc (molds).
Ngay sau khi ngửi phải chất gây nhậy ứng, người bị suyễn có thể nổi suyễn trong vòng vài phút, sau đó cơn suyễn dịu dần. Ở một số người, 6 đến 10 tiếng sau, suyễn công kích đợt thứ nhì.
2. Thuốc dùng:
Một vài loại thuốc dùng có thể gây cơn suyễn cấp tính, thí dụ như thuốc Aspirin, các “thuốc chống viêm không có chất steroid” (thường được dùng để chữa đau nhức: Advil, Motrin, Naprosyn,...), thuốc chữa cao áp huyết (Inderal, Tenormin, Lopressor,...).
3. Ô nhiễm không khí:
Trong những vùng kỹ nghệ nặng, dân cư đông đúc, thường có những chất được xem có thể gây suyễn như ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide.
4. Những chất trong kỹ nghệ:
Rất nhiều chất trong kỹ nghệ có thể gây suyễn. Trong trường hợp này, suyễn được xem là một trong những bệnh gây do nghề nghiệp. Người bị suyễn gây bởi những chất hiện diện nơi sở làm, lúc mới tới sở thì còn khỏe lắm, chưa có triệu chứng, sau đó triệu chứng từ từ xuất hiện vào lúc sắp xong việc, nặng dần sau khi rời sở làm, rồi lại lặng lẽ bớt dần. Thường nhiều người trong sở cũng có những triệu chứng tương tự.
5. Nhiễm siêu vi (virus):
Nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp (cảm, cúm) được xem là tác nhân hay gây cơn suyễn cấp tính nhất. Suyễn nổi dậy sau khi bị cảm hay cúm có thể kéo dài từ 2 đến 8 tuần lễ. Người ta nghĩ rằng khi bị cảm hay cúm, siêu vi làm đường thở bị viêm sưng, khiến các ống thở trở thành nhậy ứng hơn đối với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài (giống như một người có sẵn chuyện buồn bực trong nhà, dễ nổi nóng với các bạn đồng sở, dù với một câu bông đùa thường ngày người ấy vẫn xem là rất có duyên).
Hiện tượng này xảy ra cho cả người bình thường không bị suyễn. Sau một cơn cảm hay cúm, một người bình thường không bị suyễn cũng có thể ho liên miên từ 2 đến 8 tuần (người bệnh bực bội, mà bác sĩ cũng khổ: người bệnh đòi trụ sinh cho ho mau hết, bác sĩ biết rõ trụ sinh cũng chẳng ăn thua gì trong trường hợp này, chỉ biết đem sách vở ra giảng giải, người bệnh không tin, đi bác sĩ khác xin trụ sinh, thì đúng lúc ho cũng đã đến lúc hết. Người bệnh từ đó đâm ra tin rằng phải có trụ sinh khi bị cảm, cảm mới mau đi). Người bị suyễn hàng năm nên chích ngừa cúm (flu) trong khoảng tháng 10-11 để tránh bị cúm. Còn cảm (cold), cho đến nay vẫn chưa có thuốc ngừa.
6. Vận động:
Vận động cũng rất hay gây cơn suyễn cấp tính. Chạy làm nổi suyễn nhiều hơn đi. Chơi thể dục, thể thao trong khí lạnh (ice hockey, ice skating) làm nổi suyễn nhiều hơn trong một môi trường ấm áp.
Triệu chứng
Triệu chứng của suyễn chẳng xa lạ gì với người bị... suyễn nặng: ho, khò khè, khó thở, ngực như bị ép chặt (chest tightness). Trong trường hợp điển hình, suyễn là bệnh lúc ẩn lúc hiện, và các triệu chứng đều đồng thanh làm khổ người bệnh. Khi lên cơn suyễn, đầu tiên người bệnh cảm thấy ngực bị siết lại, và ho khan. Sau đó, người bệnh ngộp thở, thở nhanh để cố hít lấy dưỡng khí, tim đập như trống làng, thở ra hít vào đều có tiếng khò khè. Nếu cơn suyễn bớt dần, cơn suyễn sẽ chấm dứt với một tràng ho khạc ra đàm đặc, có dây. Nếu chẳng may cơn suyễn kéo dài và nặng dần, người bệnh càng lúc càng thở khó hơn, phải sử dụng cả đến những bắp thịt thở phụ ở cổ và ngực để thở. Người bệnh càng lúc càng mệt, thở yếu dần, tiếng khò khè cũng yếu đi. Người bệnh ở trong tình trạng chỉ mành treo chuông nếu không được chữa trị khẩn cấp. Một đặc điểm của bệnh suyễn là các cơn suyễn hay xảy ra về đêm, làm ta phải thức dậy để thở, khò khè.
Nhiều người bị suyễn không lên những cơn suyễn với các triệu chứng điển hình ho, khò khè, khó thở tả trên, nhưng cứ ho khan lai rai nhiều tháng hay năm, hoặc khó thở khi vận động. Người ho hoài, ho mãi, nếu không tìm thấy nguyên nhân nào rõ rệt khác có thể giải thích cái ho, thường là ho do bị suyễn.
Định bệnh
Cũng như mọi tật bệnh khác trong y học, sự định bệnh dựa vào kể bệnh, thăm khám, và các trắc nghiệm. Luôn luôn, một lời kể bệnh mạch lạc, có đầu có đuôi của người bệnh sẽ giúp người bác sĩ khỏi lạc lối trên con đường tiến đến một định bệnh chính xác. Khò khè tuy là một triệu chứng quan trọng của suyễn, nhưng khò khè cũng có thể gây do một vật lạ trong phổi, ung thư phổi, bệnh tim,.... Một người bị nặng ngực, khó thở không chắc do suyễn, biết đâu do nguyên nhân tâm lý. Định phải đúng, chữa mới trúng. Chúng ta hãy cùng ôn lại 3 hình thái của suyễn, và thử xem nên kể bệnh thế nào để cung cấp những chi tiết cần thiết cho bác sĩ định bệnh:
1. Hình thái suyễn điển hình với những cơn ho, khò khè, khó thở:
Bạn có những triệu chứng bất thường này đã bao lâu? Bao lâu chúng xảy ra một lần? Thường thường chúng hay xảy ra trong trường hợp nào? Có khi nào vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ không? Khi chúng đến thăm bạn, lúc đó đích xác các triệu chứng như thế nào, và chúng ở chơi với bạn bao lâu? Bạn đã được chữa trị từ trước đến giờ như thế nào, kết quả ra sao? Nếu bạn còn nhớ, xin cho biết “phim phổi” (đúng ra phải gọi là “phim ngực”, cho phù hợp với tiếng Anh là “chest X-ray”, và cũng không nên dùng chữ “phim ngực” để chỉ “phim vú”: “mammography” trong tiếng Anh) của bạn chụp lần cuối cách đây đã bao lâu, có gì lạ không?
2. Hình thái ho kinh niên:
Bạn bị ho đã bao lâu? Bao lâu lại ho một lần? Ho khan hay ho có đàm? Thường ho xảy ra trong trường hợp nào: ngày hay đêm, khi bạn tiếp xúc với khí lạnh, với chất gì đặc biệt,...? Có bao giờ bạn bị khò khè, khó thở hay không? Trong vòng 2 tháng vừa qua, bạn có bị cảm, cúm hay không? (bạn chưa quên, sau cảm, cúm, ta có thể ho kéo dài từ 2 đến 8 tuần, có khi lâu hơn). Bạn có bị bệnh dị ứng mũi, và thường xuyên thấy như có nước mũi chảy xuống cổ họng hay không? (post nasal drip: nước mũi chảy xuống cổ họng có thể gây ho), Bạn có hay bị ho, nóng ngực, ợ chua sau khi ăn hoặc về đêm hay không? (bệnh dội ngược bao-tử thực-quản, một bệnh rất hay xảy ra, có thể gây ho, nhất là về đêm, do nước bao tử dội ngược lên cổ), bạn đã được chữa trị từ trước đến giờ như thế nào, và kết quả ra sao? Nếu bạn còn nhớ, xin cho biết “phim ngực” (chest X-ray: lần này ta dùng chữ đúng hơn) của bạn chụp lần cuối cách đây đã bao lâu, có gì lạ không? Còn điều này nữa: bạn có hút thuốc lá không nhỉ?
3. Hình thái khó thở khi vận động:
Bạn bị như vậy đã bao lâu? Đích xác, khó thở xảy ra khi bạn vận động như thế nào, trong bao lâu: đi, chạy, bơi,...? trong môi trường nào: lạnh hay ấm áp? Lúc đó, bạn có bị đau ngực hay không? (bệnh hẹp hay tắc động mạch tim có thể gây đau ngực, khó thở lúc vận động), Lúc khó thở như vậy, có bao giờ bạn bị thêm ho hoặc khò khè? Trong quá khứ, bạn có bao giờ bị suyễn hay không?
Bạn đem theo tất cả các thuốc men đang dùng ở nhà cho bác sĩ xem, vì bạn còn nhớ, nhiều thuốc uống có thể gây suyễn, gây ho.
Sau khi lắng nghe và cám ơn bạn đã kể bệnh một cách hết sức mạch lạc, có phương pháp, sau khi xem xét các thuốc men bạn đem đến, bác sĩ bắt đầu thăm khám cho bạn. Thường là có hai trường hợp: bạn đang bị suyễn hành (dĩ nhiên chắc không nặng lắm, nên nãy giờ bạn mới vui vẻ chuyện trò với bác sĩ), hoặc đây đang lúc suyễn làm hòa cùng bạn, nên bạn hiện không có triệu chứng.
- Nếu bạn đang bị suyễn hành, sự định bệnh thường hiển nhiên: khám thấy trong phổi bạn đang có dàn nhạc hòa tấu bản “Cò ke”, nhất là khi bạn thở mạnh. Câu chuyện bạn kể nãy giờ lại phù hợp với thăm khám. Đồng thời, phim ngực bạn chụp trong thời gian gần đây bình thường. Định bệnh: “Bạn có suyễn”.
- Nếu hiện tại bạn không có triệu chứng, phổi bạn có thể có tiếng khò khè khe khẽ hoặc là “trong”, không có gì lạ trong lúc thăm khám. Định bệnh: Dựa theo lời kể rất có duyên của bạn, bạn có thể bị suyễn. Nếu trong thời gian gần đây, bạn chưa chụp phim ngực, bác sĩ sẽ cho bạn chụp phim, để loại trừ những định bệnh khác như ung thư, bệnh tim, bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive lung disease: hay gây triệu chứng giống suyễn), vật lạ trong phổi,... Trong nhiều trường hợp, bác sĩ đo cơ năng phổi (pulmonary function test) của bạn để xem có đúng bạn bị suyễn không.
Chữa trị
Sự chữa trị nhắm mục đích làm các triệu chứng của suyễn biến hẳn, hoặc ít nhất, cũng trở thành nhẹ, giúp người bệnh vui sống, ngủ, làm việc, vận động bình thường, lâu lâu không phải viếng phòng cấp cứu của bệnh viện, trong lúc cố tránh các phản ứng phụ do việc dùng thuốc.
Tránh các yếu tố có thể gây cơn suyễn
Chúng ta đã biết, nhiều yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính, như các chất dễ gây nhậy ứng (allergens: phấn hoa, bụi, lông thú,...); nhiễm trùng đường hô hấp; các chất dễ kích thích đường hô hấp (inhaled irritants: khói thuốc lá, dầu thơm mùi nồng, các sản phẩm để lau chùi chứa chất chlorine,...); sự vận động; sự căng thẳng về tinh thần; bệnh dội ngược bao tử thực quản. Một số người lên cơn suyễn khi dùng thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm không có chất steroid (Advil, Motrin, Naprosyn,...).
Nhận diện các yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính cho mình, và tìm cách tránh chúng là việc trọng yếu trong sự chữa trị. Hoặc là tránh chúng hoàn toàn, thí dụ như bạn nhậy ứng với thú vật, thì trong nhà đừng nuôi thú vật. Hoặc nếu khó tránh hoàn toàn, cũng cố không tiếp xúc nhiều với yếu tố gây suyễn, thí dụ cố ngồi xa người hút thuốc lá, người dùng dầu thơm nặng mùi; trước khi Đông tới, bạn cũng nhớ chích ngừa cúm, vì trong mùa Đông, khi nhiều người chung quanh nhiễm cúm, bạn rất khó tránh nó.
Bất đắc dĩ không thể tránh được yếu tố biết hay gây cơn suyễn cấp tính cho bạn, bạn dùng thêm thuốc suyễn trước khi phải tiếp xúc với nó. Điều này, bạn bàn với bác sĩ xem thuốc nào bạn có thể dùng thêm.
Tự theo dõi triệu chứng và cơ năng phổi
Bạn nên thường xuyên ghi chép, theo dõi triệu chứng của mình (bao lâu cơn suyễn nổi lên một lần, sự nặng nhẹ của cơn suyễn), và đo cơ năng phổi bằng một dụng cụ đo gọi là peak expiratory flow meter.
Dụng cụ này rẻ, rất dễ dùng, có loại nhỏ, bỏ được trong túi. Trên dụng cụ có những khấc ghi số. Nó giúp bạn và bác sĩ điều chỉnh sự chữa trị chính xác hơn, vì bằng con số, nó cho biết mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng của bạn, cùng sự hữu hiệu của việc chữa trị.
Chương trình Giáo dục và Phòng ngừa Suyễn (The National Asthma Education and Prevention Program) khuyên những người bệnh suyễn từ vừa (moderate) đến nặng (severe) nên dùng dụng cụ peak expiratory flow meter để tự đo cơ năng phổi mỗi ngày, vào buổi sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa trị bằng thuốc
Thuốc chữa suyễn gồm hai nhóm chính:
- Các thuốc làm dãn ống phổi (bronchodilators):
Albuterol (Proventil, Ventolin), Levalbuterol (Xopenex), Pirbuterol (Maxair Autohaler), v.v..
- Các thuốc chống viêm sưng (antiinflammatory drugs):
Prednisone, Vanceril, Beclovent, Flovent, Pulmicort, Intal, Tilade, Singulair, Accolate, v.v..
Gần đây, có thêm những thuốc tổng hợp, chứa cả hai chất làm dãn ống phổi và chống viêm sưng, như thuốc Advair Diskus.
Các thuốc dùng dưới dạng uống, bơm xịt, hút, chích, truyền tĩnh mạch. Chúng ta thường quen thuộc với thuốc uống. Thuốc uống dễ dùng, nhưng hay gây phản ứng khó chịu, hoặc bất lợi cho cơ thể. Khuynh hướng chữa trị hiện tại là dùng thuốc bơm xịt nhiều hơn thuốc uống, vì thuốc bơm xịt ít gây phản ứng bất lợi.
Sự chữa trị tùy mức độ nặng nhẹ của suyễn:
- Nhẹ (mild): Nếu bạn chỉ có triệu chứng 1 hay 2 lần mỗi tuần, không khó thở ban đêm quá 2 lần mỗi tháng, và ngoài những cơn suyễn, bạn vẫn khỏe mạnh như thường, dụng cụ đo peak expiratory flow meter cho thấy cơ năng phổi bạn không giảm, bạn bị suyễn loại nhẹ thôi. Bạn chỉ cần dùng thuốc bơm xịt làm dãn nở ống phổi như Albuterol vào những lúc suyễn đến thăm.
Suyễn chỉ đến vào những lúc bạn vận động mạnh cũng được xếp vào loại nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc bơm xịt làm dãn nở ống phổi 10 phút trước khi vận động. Khi phải bất đắc dĩ tiếp xúc với yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính, bạn cũng nhớ dùng thuốc bơm xịt làm dãn ống phổi 10 phút trước.
- Vừa (moderate): Nếu bạn bị suyễn hành, đến phải dùng thuốc bơm xịt làm dãn ống phổi trên 2 lần mỗi tuần (mỗi ngày hay gần như mỗi ngày), các cơn suyễn ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn, bạn thức giấc ban đêm trên 4 lần mỗi tháng vì suyễn, dụng cụ đo peak expiratory flow meter cho thấy cơ năng phổi bạn giảm dưới 80%. Suyễn của bạn trong trường hợp này được xem là vừa, bạn nên dùng đều mỗi ngày thuốc xịt loại chống viêm sưng (Vanceril, Beclovent, Pulmicort, Intal, Tilade,...), và chỉ dùng thuốc xịt làm dãn ống phổi mỗi ngày 3-4 lần nếu cần.
Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc uống làm dãn ống phổi, nhất là khi bạn hay có triệu chứng về đêm. Khi sự chữa trị thành công, bạn sẽ ít phải dùng thuốc xịt làm dãn ống phổi hơn. Nên kiên nhẫn dùng thuốc xịt chống viêm sưng đều đặn, vì cần khoảng 7-10 ngày, thuốc mới bắt đầu có tác dụng.
- Nặng (severe): Nếu bạn gần như lúc nào cũng có triệu chứng, lúc nặng lúc nhẹ, và thường xuyên không ngủ được ban đêm vì bị suyễn hành, đồng thời suyễn ác độc ngăn không cho bạn vận động, dụng cụ đo peak expiratory flow meter cho thấy cơ năng phổi bạn giảm dưới 60%. Trong trường hợp này, bạn cần dùng thuốc xịt chống viêm sưng với lượng cao (4-6 xịt ngày 2 đến 4 lần). Và bạn cần dùng thêm thuốc xịt dãn ống phổi có tác dụng dài như Severent, Foradil, hoặc thuốc uống làm dãn nở ống phổi mỗi ngày, nhất là nếu bạn hay có triệu chứng về đêm. Với sự chữa trị, nếu triệu chứng của bạn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc uống chống viêm sưng như Singulair, Accolate, Prednisone.
Cần hiểu biết cặn kẽ
Sự chữa trị suyễn cần sự hiểu biết cặn kẽ của bạn về căn bệnh. Bạn là ông thày thuốc tốt của chính mình, lúc nào cũng có mặt, theo dõi bệnh tình của mình ngày đêm, nên cần thấu đáo mục đích của sự chữa trị, cách dùng thuốc bơm xịt.
1. Mục đích của chữa trị:
Cơ chế chính gây suyễn là sự viêm sưng (inflammation). Các thuốc xịt làm dãn ống phổi như Alburterol, Proventil, Ventolin,... tuy khiến triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng, nhưng thực ra chỉ chữa ngọn. Nếu bạn phải dùng nhiều những loại thuốc xịt này, có nghĩa bệnh suyễn của bạn đang trở nặng. Những thuốc xịt chống viêm sưng mới là những thuốc chính chữa cái gốc suyễn.
Trong những trường hợp suyễn vừa hay nặng, ta cần dùng thuốc xịt chống viêm sưng đều đặn đúng chỉ dẫn để chữa cái gốc suyễn. Đồng thời tìm cách tránh những chất gây dị ứng, nếu có thể. Ngược lại, khi lên cơn suyễn cấp tính, thuốc xịt chống viêm sưng không làm dãn cuống phổi nhanh chóng như các thuốc xịt làm dãn cuống phổi, nên không hữu dụng trong trường hợp này. Xin nhắc lại, điều cần biết là thuốc xịt chống viêm sưng có tác dụng chậm, thường mất khoảng 7 đến 10 ngày, mới bắt đầu có tác dụng.
2. Cách dùng thuốc bơm xịt:
Khác với thuốc uống, thuốc bơm xịt (inhaler) cần được xử dụng đúng kỹ thuật, mới cho kết quả tốt:
- Bạn lắc mạnh chai thuốc trước khi sử dụng.
- Thở ra hết, để đẩy không khí trong ngực ra càng nhiều càng tốt.
- Có 2 cách dùng thuốc: hoặc mở miệng và để miệng của chai thuốc cách miệng của bạn khoảng 1 inch, hoặc đặt miệng của chai thuốc vào trong miệng bạn, và dùng môi ngậm kín quanh miệng chai thuốc.
- Ấn mạnh đầu kia của chai thuốc để bơm thuốc vào miệng, đồng thời hít thuốc vào phổi cho thực sâu.
- Giữ thuốc trong phổi càng lâu càng tốt trước khi thở ra.
- Nghỉ 1 phút trước khi xịt thuốc lần thứ 2.
- Khi xịt thuốc lần thứ 2, bạn bắt đầu lại từ đầu: lắc mạnh chai thuốc, thở ra hết,...
Nhiều người thích dùng một dụng cụ đặc biệt gọi là “spacer device” gắn vào chai thuốc bơm xịt, để dùng thuốc dễ hơn. Các cháu quá bé, các vị có tuổi, quá yếu vì bệnh, hay không biết cách xử dụng chai thuốc bơm xịt, có thể dùng một máy bơm thuốc gọi là “nebulizer”. Thuốc được pha chế sẵn, đổ vào nebulizer, và khi nebulizer hoạt động, máy sẽ bơm hơi thuốc lên để người bệnh hít thuốc vào phổi. Tuy vậy, so sánh tác dụng giữa hai cách dùng, của chai thuốc xịt inhaler và của máy nebulizer, người ta thấy nếu biết cách sử dụng chai thuốc bơm xịt đúng cách, máy nebulizer không đem thuốc vào phổi nhiều hơn chai thuốc xịt inhaler. Máy nebulizer có cái bất tiện là cồng kềnh, không thể bỏ túi, mỗi lần dùng thuốc phải pha chế, lâu lâu lại phải đem ra lau chùi. Chai thuốc bơm xịt có thể bỏ túi, đem ra sử dụng bất cứ lúc nào, chỉ với điều kiện phải sử dụng đúng cách.
Tóm lại, hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh, nhận diện và cố tránh các yếu tố có thể gây cơn suyễn, thường xuyên tự theo dõi triệu chứng cùng cơ năng phổi của mình, rành rẽ việc sử dụng các thuốc chữa suyễn, với sự cố vấn của bác sĩ, bạn sẽ đẩy lui căn bệnh.
Với thời tiết mưa lạnh thay đổi bất thường như hiện nay, thì số người mắc bệnh viêm phổi cũng gia tăng.
Viêm phổi là bệnh khá phổ biến. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có từ 2-3 triệu người bị viêm phổi với cả gần 50.000 tử vong. Trong khi đó, tại các quốc gia đang phát triển thì bệnh này là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong dân chúng.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây ra Viêm phổi là do các loại vi khuẩn, virus có mặt thường xuyên trong môi trường mà ta sinh sống. Khi sức đề kháng với bệnh tật bị suy yếu, các vi sinh vật này sẽ vượt qua hàng rào bảo vệ, xâm nhập phổi và gây ra bệnh.
Vi khuẩn Streptococcus pneumonia là vi khuẩn gây viêm phổi thông thường nhất.
DấU HIệU BệNH
Khi bị viêm phổi *do vi khuẩn* thì các dấu hiệu bệnh xuất hiện khá nhanh.
- Bệnh nhân bắt đầu ho ra đàm đôi khi lẫn máu. Đàm là những chất nhớt tiết ra từ phổi khi bị các vi sinh vật kích thích. Ho là phản ứng của cơ thể để loại bỏ đàm nhớt, nếu không thì sự hô hấp trao đổi không khí sẽ bị trở ngại.
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng, có khi tới 39 độ C hoặc 102 độ F. Bệnh nhân cũng thấy ớn lạnh run lập cập và đổ mồ hôi.
- Khó thở, đau ngực. Hơi thở ngắn và dồn dập nhanh, không đủ thì giờ cho sự trao đổi giữa dưỡng khí và thán khí, bệnh nhân mệt mỏi, xanh sao.
Nếu màng phổi cũng bị viêm nhiễm thì cơn đau ngực lại gia tăng như xé cắt lồng ngực, nhất là khi ho hoặc thở mạnh hít vào.
- Nhức đầu, nhịp tim nhanh có khi lên tới trên 100 nhịp/phút.
- Cơ thể mệt mỏi, yếu sức uể oải không muốn cất nhắc làm bất công việc nặng nhẹ nào.
- Nhiều người bị nôn mửa, thậm chí kèm theo tiêu chảy.
Ở người cao tuổi, nhiệt độ đôi khi lại không cao lắm, ho lại không có đàm khiến cho họ không chú tâm tới bệnh, tới khi bệnh trầm trọng thì quá trễ.
Với "viêm phổi do virus" gây ra thì dấu hiệu lại không rõ ràng, đôi khi có thể lầm tưởng là mình chỉ bị common cold.
Nhiều trường hợp, cảm lạnh và cúm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây ra viêm phổi, là biến chứng trầm trọng, có thể gây ra tử vong ở trẻ em và người tuổi cao mà sức đề kháng suy kém.
AI HAY Bị VIÊM PHổI?
- Tuổi tác. Hai lớp người dễ bị viêm phổi là người trên 65 tuổi và các cháu bé dưới 1 tuổi. Ở người trên 65 tuổi, tính miễn dịch của cơ thể giảm còn ở các cháu bé thì sức đề kháng với vi khuẩn chưa được phát triển đầy đủ;
- Hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cho viêm phổi dễ dàng xảy ra dù là ở người trai tráng khỏe mạnh;
- Người đang có bệnh kinh niên như tim mạch, tiểu đường, bệnh hen suyễn hoặc đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị với các bệnh ung thư;
- Uống nhiều rượu;
- Đang dùng các loại thuốc chống acid bao tử như Prisolex;
- Làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm với bụi bặm hóa chất như tại nông trại, công trường...;
- Sống chung với nhiều người như trường học, nhà dưỡng lão, bệnh nhiễm dễ lây lan từ người nyày sang người khác.
LÀM SAO XÁC ĐịNH BệNH
Khi các dấu hiệu bệnh kể trên kéo dài sau vài ba ngày mà không thuyên giảm thì nên đi bác sĩ để khám tìm bệnh.
- Thường thường, chụp X-ray phổi xác định bệnh với các vết mờ của các vùng phổi bị viêm xuất hiện trên phim.
- Thử máu để đo số lượng bạch huyết cầu. Nếu số lượng lên cao thì đó là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, vì các tế bào này được sản xuất nhiều để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
Bác sĩ cũng thử đàm hoặc chất tiết ra từ cơ quan hô hấp để tìm ra các loại vi sinh vật có thể gây ra bệnh rồi dùng các dược phẩm thích hợp.
Ta cũng thấy bác sĩ dùng ống khám bệnh để nghe hơi thở bất thường trên ngực trên lưng bệnh nhân: những tiếng khò khè vì ống phổi có đàm, những vùng phổi bị thương tích không truyền được âm thanh của hơi thở.
BệNH VIÊM PHổI CÓ NGUY HIểM KHÔNG?
Với người khỏe mạnh, có sức đề kháng cao và được điều trị đúng lúc, đúng cách với kháng sinh hữu hiệu, họ có thể vượt khỏi các biến chứng của bệnh viêm phổi.
Nhưng với người cao tuổi hoặc trẻ em quá nhỏ, viêm phổi có thể đưa tới các biến chứng trầm trọng như:
- Nhiễm trùng huyết: khi vi khuẩn từ tế bào phổi xâm nhập dòng máu ở các phế nang, đưa tới nhiễm vi khuẩn tổng quát, gây nguy hại cho các bộ phận khác của cơ thể thậm chí cả tử vong.
- Túi mủ trong phổi khi mà vi sinh vật tích tụ trong phổi tạo ra các túi mủ, hủy hoại sự hô hấp và gây tổn thương cho phổi.
- Viêm nhiễm màng phổi, màng phổi ứ nước gây đau đớn khó khăn khi thở.
- Khi phổi bị viêm gây ra tổn thương ở nhiều vùng, sự hô hấp giảm đưa tới rối loạn trao đổi không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe chung của con người.
BÁC SĨ CHữA VIÊM PHổI RA SAO?
- Viêm phổi gây ra do virus thường mau lành dù không điều trị. Vả lại, cũng không có thuốc đặc trị cho virus viêm phổi. Kháng sinh không có công hiệu gì với virus. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tự chăm sóc ít ngày là vượt qua, ngoại trừ khi lại bị bội nhiễm với các loại vi khuẩn.
- Với viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ có thể lựa nhiều loại kháng sinh thích hợp để loại trừ vi khuẩn đó. Thời gian uống kháng sinh tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh cũng như sức khỏe của mỗi người, có thể là 2 tuần lễ. Xin uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ngưng thuốc khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, vì vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và chúng có thể trở nên quen nhờn với thuốc.
Ngoài ra, thuốc hạ nhiệt độ như Tylenol, Ibuprofen cũng cần dùng tới. Xin đừng cho trẻ em dùng thuốc Aspirin vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ quan trọng.
Hỏi ý kiến bác sĩ coi có cần uống thêm thuốc ho, vì ho là để loại bỏ nhớt đàm từ phổi. Nếu cần, chỉ nên uống vừa đủ thuốc ho để bớt khó chịu và ngủ dễ dàng.
Nên uống nhiều nước để đàm loãng, dễ được loại bỏ khỏi cơ thể.
Thường thường viêm phổi có thể điều trị tại nhà, uống các dược phẩm do bác sĩ biên toa. Chỉ vào bệnh viện nếu trên 65 tuổi, ho nhiều, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp xuống thấp, cần thở với bình dưỡng khí, không ăn uống được.
CÓ THể PHÒNG NGừA BệNH VIÊM PHổI KHÔNG?
Sau đây là một số biện pháp mà mọi người có thể áp dụng để giảm thiều rủi ro bị Bệnh Viêm Phổi.
1. Ngưng hút thuốc lá, nếu đang hút.
2. Đừng tiếp xúc quá gần với người đang bị bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm, viêm phổi.
3. Rửa tay thường xuyên để giảm thiểu sự lây lan của bệnh vì vi sinh vật gây bệnh dính trên tay của mình, rồi đưa tay dơ lên miệng, lên mũi. Nếu không có dịp rửa tay bằng nước với xà bông, có thể tạm thời lau chùi tay với dung dịch có chất cồn.
Khi ho, hắt hơi, dùng giấy hoặc khuỷu tay áo để che mũi miệng thay vì dùng bàn tay
4. Chích ngừa
Với người trên 65 tuổi, người hút thuốc lá, hoặc người có bệnh kinh niên được chích loại vaccine dành riêng cho họ gọi là PPSV (Pneumococcal polysaccharide vaccine).
Với trẻ em là pneumococcal conjugate vaccine (PCV).
Xin hỏi bác sĩ về lịch trình chích ngừa cho từng loại tuổi.
Ngoài ra, mọi người cũng cần chích ngừa các bệnh có thể gây ra viêm phổi, như chích ngừa cúm mỗi năm; chích ngừa thủy đậu, ban sởi nếu chưa bao giờ mắc các bệnh này hoặc chưa bao giờ chích ngừa chúng.
Tự CHĂM SÓC
Ngoài việc uống thuốc theo toa bác sĩ, bệnh nhân nên có chương trình tự chăm sóc, như là:
- Nghỉ ngơi đầy đủ để dưỡng bệnh và trị bệnh;
- Không đi làm hoặc đi học cho tới khi hết nóng sốt để tránh truyền bệnh của mình cho người khác;
- Uống nhiều chất lỏng như nước, các loại súp để tránh thiếu nước trong cơ thể và để long đàm, dễ loại ra ngoài;
- Giữ hẹn tái khám với bác sĩ.
KếT LUậN
Một vài kết luận nên ghi nhớ:
- Tuy viêm phổi là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các bệnh tại Hoa Kỳ, và
- Bệnh viêm phổi rất dễ lây lan từ người này qua người khác, bằng những hạt nước nhỏ li ti từ mũi miệng người bệnh đưa vào không khí mà mọi người hít thở.
- Nhưng viêm phổi là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.