Sức Khoẻ Là Vàng
Mì ăn liền, món ăn tiện lợi, dễ ăn, dễ nấu và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, mới đây bị coi là một món ăn nguy hiểm đến sức khỏe con người, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.
Những thành phần nào trong mì ăn liền có thể gây hại cho sức khỏe và hại đến mức độ nào?
MÌ ĂN LIềN VÀ HộI CHứNG CHUYểN HÓA
Mì ăn liền Ramen, tên của một loại mì ăn liền phổ biến ở các nước châu Á và có mặt khá nhiều ở các siêu thị tại Mỹ, mới đây được các nhà khoa học Mỹ xác định là có thể liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa ở người.
Một nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế cộng đồng Harvard, Mỹ tiến hành dựa vào các số liệu thống kê của hơn 10.000 người từ năm 2007 đến 2009 ở Nam Hàn đã cho thấy, việc ăn thường xuyên mì ăn liền Ramen có thể dẫn đến nguy cơ tăng cao hội chứng rối loạn chuyển hóa. Bác sĩ Hyun Joon Shin thuộc trường đại học y tế cộng đồng Harvard, người tham gia nghiên cứu cho biết:
Lý do mà chúng tôi làm nghiên cứu này là vì mì ăn liền rất phổ biến ở châu Á nhưng trước đó đã không có nhiều những nghiên cứu về ảnh hưởng đối với sức khỏe của mì ăn liền. Chúng tôi điều tra trên 10.000 người ở độ tuổi từ 19 đến 64. Nghiên cứu được thực hiện ở Nam Hàn. Nghiên cứu tập trung vào các loại mì ăn liền có tên Ramen. Nghiên cứu không cho thấy mối liên quan trực tiệp giữa mì ăn liền và sức khỏe nhưng tôi có thể nói là việc tiêu dùng mì ăn liền có liên quan đến tỷ lệ tăng lên những người bị rối loạn chuyển hóa.
Tôi không thể nói chắc chắn là mì ăn liền có liên quan trực tiếp đến các bệnh về tim và tai biến mạch máu não nhưng tôi có thể nói nó có liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa. – Bác sĩ Hyun Joon Shin
Mì ăn liền là món ăn rất phổ biến trong xã hội hiện đại vì nó giúp người ta có thể có một bữa ăn gọn nhẹ, nhanh mà lại rẻ tiền. Tại Nam Hàn, mì ăn liền là thực phẩm được bán nhiều nhất của các nhà sản xuất. Chỉ riêng trong năm 2012, doanh thu của mì ăn liền tại Nam Hàn là khoảng 1 tỷ 800 triệu đô la. Tại Mỹ, chỉ với khoảng 12 cent, người ta có thể mua được một gói mì ăn liền Ramen cho một bữa ăn nhanh. theo Hiệp hội mì ăn liền Thế giới, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ 6 thế giới, sau các nước Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Hàn.
Nói về hội chứng rối loạn chuyển hóa và mối liên quan giữa hội chứng này và mì ăn liền, bác sĩ Shin giải thích:
Hội chứng rối loạn chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ với các bệnh như bệnh tim, tai biến mạch máu não, và tiểu đường. Tôi không thể nói chắc chắn là mì ăn liền có liên quan trực tiếp đến các bệnh về tim và tai biến mạch máu não nhưng tôi có thể nói nó có liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Theo kết quả của nghiên cứu mới, việc ăn thường xuyên mì ăn liền mỗi tuần sẽ dẫn đến nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa cao hơn so với những người không thường xuyên ăn mỗi tuần.
NHữNG NGUY CƠ CủA HộI CHứNG CHUYểN HÓA Từ MÌ
Theo hội tim mạch học Việt Nam, hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và tiểu đường. Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ như tình trạng béo phì bụng, rối loạn lipid máu như rối loạn các chất béo trong máu như triglyceride máu cao, cholesterol xấu cao, cholesterol tốt thấp, tăng huyết áp, kháng insulin tức là cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả.
Có khoảng 20 đến 30% dân số ở các nước phát triển mắc hội chứng này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa phải có từ 3 yếu tố trong các yếu tố bao gồm: nam có vòng bụng lớn hơn hoặc bằng 90 cm, nữ có vòng bụng lớn hơn hoặc bằng 80cm, triglyceride máu lớn hơn hoặc bằng 150 mg/dl, cholesterol tốt ở nam thấp hơn 40 mg/dl và ở nữ là thấp hơn 50 mg/dl, huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/85 mmHg, mức đường trong máu khi đói lớn hơn hoặc bằng 100 mg/dl.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa. Đáng chú ý là việc sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ rán có lượng chất béo cao, uống nước ngọt và ăn thức ăn có lượng muối cao. Việc ăn thường xuyên những loại đồ ăn này được chứng minh làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Bác sĩ Suzanne Judd, chuyên gia dịch tễ dinh dưỡng thuộc đại học Alabama, Hoa Kỳ, giải thích:
Có 3 yếu tố chính trong chế độ ăn này dẫn đến nguy cơ tái biến mạch máu não tăng. Thứ nhất là muối. Các đồ rán và chế biến sẵn thường có rất nhiều muối. Chúng ta biết là người Mỹ giờ đây ăn khoảng 3500 mg muối mỗi ngày, tức là cao hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo. Chế độ ăn nhiều đồ rán có lượng muối từ 3,000 đến 4,000 mg muối. Ăn nhiều muối sẽ khiến bạn phải uống nhiều nước, làm cho huyết áp tăng. Khi tim và não phải chịu huyết áp cao quá lâu, nó sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim và tia biến mạch máu não. Yếu tố thứ hai là chất béo bão hòa. Chúng ta biết từ nhiều nghiên cứu trước đây là chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ gây nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Yếu tố cuối là nước ngọt. Đã có những nghiên cứu gần đây từ Bắc Carolina và Harvard cho thấy uống nước ngọt tức là làm tăng thêm năng lượng không cần thiết cho cơ thể. Khi mọi người uống nước ngọt họ không biết là họ đang có thêm năng lượng cho cơ thể. Chế độ ăn có nước ngọt làm cho bạn ăn quá nhiều, làm tăng cân, dẫn đến béo phì, từ đó có thể bị tai biến mạch máu não.
Một nghiên cứu được công bố hồi năm ngoái của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 2,3 tiệu người trên thế giới bị chết trong năm 2010 vì các bệnh tim mạch do ăn quá nhiều muối. Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn không quá 1,500 mg muối mỗi ngày.
Mì ăn liền Ramen trong nghiên cứu mới được cho là có chứa những yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm hàm lượng muối cao, và chất béo bão hòa. Bác sĩ Shin giải thích về mối liên quan giữa các thành phần trong mì ăn liền và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe như sau:
Ăn nhiều muối sẽ khiến bạn phải uống nhiều nước, làm cho huyết áp tăng. Khi tim và não phải chịu huyết áp cao quá lâu, nó sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Bác sĩ Suzanne Judd
Có nhiều thành phần trong mì ăn liền có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Phần ít được mọi người chú ý là mì ăn liền có hàm lượng muối và calorie (năng lượng) rất cao. Ngoài ra mì ăn liền cũng sử dụng loại tinh bột qua tinh chế rất nhiều. Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra bao bì của mì ăn liền cũng sử dụng vật liệu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu nhìn vào thành phần được in trên bao bì của một gói mì gà Ramen thông thường được bán rộng rãi ở các cửa hàng, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy hàm lượng muối trong một bát mì là 830 mg, tức hơn một nửa mức muối một ngày một người được phép ăn vào. Chất béo bão hòa trong gói mì là 3,5 gram, trong khi phần tinh bột tinh chế là 26 gram.
Ngoài ra theo bác sĩ Shin, phần lớn các gói mì ăn liền thường sử dụng chất liệu Styrofoam là loại có chứa BPA, một loại nguyên liệu tổng hợp được chứng minh là có thể gây ức chế hormone. Đó là chưa kể trong mì ăn liền, các nhà sản xuất cũng sử dụng bột ngọt MSG và các chất bảo quản là những chất nếu dùng nhiều sẽ có tác hại lên tim mạch, và thận.
Đây không phải là lần đầu tiên mì ăn liền bị mang tiếng xấu trên thế giới. Hồi năm 2012, Hàn Quốc đã phải cho thu hồi một loạt mì nổi tiếng Nongshim vì có chứa chất benzopyrene là chất gây ung thư. Một số nước châu Á như Thái Lan và Đài Loan sau đó cũng phải cho thu hồi một số loại mì Nongshim vì lo ngại tương tự.
Dù nghiên cứu mới chưa cho bằng chứng trực tiếp về tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe, bác sĩ Shin cho rằng những người thích ăn mì ăn liền nên tránh ăn quá nhiều mì ăn liền vì đây cũng là một đồ ăn chế biến sẵn vốn có chứa các chất không có lợi cho cơ thể nếu được hấp thụ quá nhiều.
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, việc tắm thường xuyên làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da, qua đó, có thể làm tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh.
Theo lời khuyên của bác sĩ, chúng ta chỉ nên tắm 2 – 3 ngày một lần vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vệ sinh những vùng dễ bị vi khuẩn bám lại như vùng kín, cánh tay, nách hàng ngày để đảm bảo không bị bệnh ngoài da.
2. Không tắm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn xong, cơ thể cần tập trung một lượng máu tới hệ tiêu hóa. Dù mùa đông hay mùa hè, nếu chúng ta đi tắm ngay lập tức, có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.
Vì vậy, chúng ta không nên tắm ngay sau khi ăn xong. Thời gian tắm tốt nhất là 1 hoặc 2 tiếng sau khi ăn.
Vào mùa đông, đặc biệt vào ban đêm, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, tắm vào thời gian này rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt là với người già, người mắc bệnh cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy, tuyệt đối tránh tắm vào thời điểm này.3. Không nên tắm đêm
4. Không tắm quá lâu
Tắm quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, nhịp tim thất thường, thậm chí là đột tử.
Thời gian tắm trung bình khoảng 10 đến 15 phút là hợp lý và trong khi tắm, chúng ta nên kỳ cọ nhanh tay.
5. Tắm nước quá nóng
Tắm nước quá nóng sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Ngoài ra, tắm nước quá nóng còn có thể gây sức ép lớn cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
6. Không xông hơi với người mắc bệnh mãn tính
Mặc dù việc tắm xông hơi mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng đối với những người bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay đã từng có tiền sử bị đột quỵ thì không nên tắm xông hơi vì nó có thể khiến cho chỉ số huyết áp tăng vọt, nhịp tim đập nhanh và gây nên những biến chứng khôn lường thậm chí là đột tử ngay trong khi tắm.
7. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh.
Khi bạn tắm vào lúc này, đặc biệt tắm nước lạnh, có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí dễ gây ra tử vong.
Hơn nữa, bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Nói đến rủi ro cái nóng của một số ngày Hè thì không những các nhà y học quan tâm mà nắng gắt cũng được tao nhân mặc khách diễn tả.
Cụ Nguyễn Khuyến đã viết về nắng Hè như sau:
Ai sui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê.
Nhà thơ Trần Vấn Lệ thì cảm thấy:
Nước mắt hình như đang bốc hơi
vì
Hôm nay nóng quá, nắng bừng sôi
Nắng nóng đến nỗi nung đốt cả người và làm cho nước mắt cũng phải bốc hơi như các nhà thơ tả lại thì quả là "quá quắt" lắm.
Nhưng có lẽ cũng không oan. Vì y học đã chứng minh là có nhiều rủi ro này trên sức khỏe con người.
Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm.
Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Đó là:
Mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra.
CÁC BệNH DO NắNG GắT GÂY RA
Các tai nạn này thường xảy ra vào mùa hè khi khí trời vừa nóng vừa ẩm. Lý do là sự ẩm thấp của không khí trì hoãn bốc hơi trên da.
Người già và em bé thường hay bị hơn tuổi khác vì sức đề kháng với bệnh kém hữu hiệu. Riêng nữ giới dường như ít gặp rủi ro này hơn nam giới vì quý bà quý cô hiểu rõ khả năng chịu đựng cho nên sớm tránh né trước khi lâm nguy.
Tia nắng có thể xuyên qua lớp da không quần áo làm tổn thương cho các phân tử DNA, nhiễm thể của tế bào da. Tia cực tím của nắng gắt vào mùa Hè dễ làm da tổn thương, đưa tới mau già, ung thư da. Sau đây là một số bệnh do nắng gắt gây ra:
1- Ban đỏ da
Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, bể vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc.
Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ.
Khi đã nổi ban, thoa và uống thuốc chống dị ứng như Bénadryl hoặc bôi kem Caladryl.
2- Chuột rút
Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút (Cramp).
Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối sodium trong thời gian vận động.
Không nên dùng muối viên vì muối làm sót bao tử đồng thời nước vẫn chưa được thay thế.
3- Ngất xỉu
Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước.
Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị xỉu thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.
4- Kiệt sức
Nhiều nhà chuyên môn tin tưởng rằng kiệt sức sẽ đưa tới trúng cảm nhiệt (Heat stroke).
Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều.
Lực sĩ vận động cật lực, người lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước là hay bị kiệt sức vì nóng.
Ngoài ra, quý lão niên đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này.
Để tránh kiệt sức vì nắng, nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.
5- Trúng cảm nhiệt
Đây là một cấp cứu sinh tử, bệnh nhân cần được điều trị tức thì tại bệnh viện với các phương tiện hữu hiệu. Nếu chậm trễ, nạn nhân có thể bị thiệt mạng.
Trúng nhiệt (heat stroke) xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.
Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trúng nhiệt:
a- Người cao tuổi, người đang bệnh hoạn suy nhược, người mập béo hoặc khi sống tĩnh tại trong căn phòng hầm hơi, nóng ẩm.
b- Trẻ em trúng cảm nhiệt khi ngồi trong xe đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.
c- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu, có bệnh tim, bị khử nước (dehydrated).
đ- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngưng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 41°C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tính tình cáu kỉnh, gây gỗ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê, đôi khi chết.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân:
a- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ mát râm, cắt bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng thoát.
b- Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.
c- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.
đ- Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.
e- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Tylenol, Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho lá gan.
PHÒNG BệNH HƠN CHữA BệNH
Kinh nghiệm thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các rắc rối vì hơi nóng thường hay tái phát cho nên phòng ngừa lại càng quan trong hơn.
Sau đây là một số dự phòng:
1- Nếu biết là sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen đi.
2- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khỏe.
3- Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng;
4- Tránh nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đị tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước;
5- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi.
Vải ka ki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng.
Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester.
Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
6- Đầu đội nón rộng vành, mắt mang kính râm.
8- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.
9- Du di thời khóa biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.
10- Không để trẻ em đợi trong xe dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 65°C (150°F)
11- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng vừa ẩm thấp.
Uống nhiều nước trước khi, trong khi và sau khi tập, chứ đừng đợi tới khi khát mới uống.
Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.
12- Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên nghỉ tay, vào bóng râm thư giãn một lúc, "uống ly chanh đường" uống ly nước lạnh cho "phẻ" mát rồi hãy tiếp tục.
KếT LUậN
Khi nói tới ảnh hưởng của sức nắng gay gắt thì ta có thể ví cơ thể với cái đầu máy xe hơi. Nếu cả hai đều có nhiệt độ quá cao thì sẽ có khó khăn, trục trặc.
Biết trước để tránh sự quá nóng là điều khôn ngoan. Vì khi cơ thể đã bị trúng nhiệt rồi thì chẳng khác gì ta đang lái chiếc xe mà nước trong bình giải nhiệt đã sôi cạn, máy sắp bốc cháy, chỉ đủ sức lết tới nghĩa địa xe phế thải. (www.nguyenyduc.com)
tai là bất cứ âm thanh nào ở trong tai hoặc đầu như tiếng chuông reo, tiếng xe ầm ầm chạy trong đường hầm, tiếng vo ve như ong bay, tiếng huýt sáo…mà chỉ bệnh nhân nghe thấy.
Có nhiều hình thức ù tai:
- Những tiếng ồn như chuông điện reo trong tai, liên tục với một âm điệu nhắc đi nhắc lại.
- Tiếng ồn ngắt quãng hoặc trùng hợp với nhịp đập của trái tim (Pulsating tintinus)
- Ù tai với tiếng hú, tiếng huýt sáo.
- Ù tai với các tín hiệu bíp bíp như tiếng "bíp bíp" trong tín hiệu truyền tin (morse).
- Ù tai với nhiều tiếng ồn pha trộn, hòa nhịp.
Bệnh nhân ù tai có thể có các triệu chứng như chóng mặt, đau trong tai, nhức đầu, tai như bưng bít đầy đầy.
Trong một số trường hợp, ù tai có thể khiến cho bệnh nhân trở nên khó ngủ, kém tập trung tư tưởng, khó khăn đọc sách báo, giao tiếp với mọi người hoặc khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
1.NGUYÊN NHÂN GÂY BệNH
Nguyên nhân gây ra ù tai chưa được hoàn toàn biết rõ. Sau đây là một số hoàn cảnh đưa tới chứng bệnh này:
- Sau một thời gian dài thường xuyên nghe những tiếng ồn với tần số quá cao là nguyên nhân chính đưa tới ù tai kinh niên.
Chẳng hạn trường hợp các xạ thủ súng cối, người đào hầm mỏ, đục phá đường xá hoặc đôi khi cũng thấy ở người nghe/chơi nhạc khí với âm thanh cao.
Cường độ âm thanh được đo bằng decibels (dB). Các nhà chuyên môn khuyên nên mang vật nhỏ nhét lỗ tai kho âm thanh từ 85 B trở lên. Âm thanh của xe cộ lưu thông vào khoảng 85 dB; máy sấy tóc là 95 dB, máy cắt cỏ 105 dB; máy bay phản lực 100 feet xa là 130 dB; trẻ em la hét là 110 dB. Còn tiếng đồng hồ tích tắc là 20 dB, máy giặt quần áo 70 dB…
- Người tuổi cao thường bị giảm thính giác kèm theo ù tai gây ra do thoái hóa các thành phần cấu tạo tai.
-Bệnh tai trong (Menie`re disease) với chóng mặt, điếc và ù tai và thường là ở một bên tai.
- Các xương nhỏ ở tai trong trở nên cứng.
- Viêm nhiễm tai giữa khiến cho các cục xương nhỏ có sẹo, cọ vào màng ngăn tai giữa-tai trong và tạo ra âm thanh.
- Một vài hóa chất dược phẩm như cafeine, nicotine, aspirin, ibuprofen, thuốc kháng sinh streptomycine, thuốc có chất quinine, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Trong trường hợp này, ù tai hết khi ngưng dùng thuốc.
- Nhiều người cho biết khi uống rượu vang đỏ, ăn chocolate cũng gây chứng ù tai ngắn hạn.
- Các bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, u bướu tai và xương đầu, bệnh tiểu đường, thiếu hồng huyết cầu, suy tuyến giáp đều gây ra ù tai trầm trọng và ta cần khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
- Hẹp động mạch cổ làm cản trở máu lưu thông cũng gây ra tiếng ồn trong tai.
- Ù tai cũng xẩy ra khi ống tai ngoài bị ráy tai bít kín, âm thanh từ ngoài không vào được tai và tiếng ồn trong tai lại mạnh hơn.
- U nhọt, nhiễm vi trùng tai ngoài.
- Viêm nhiễm xoang mặt hoặc mũi thường gây ra ù tai. Khi hết bệnh thì ù tai cũng hết.
- Dị ứng với phấn hoa, hóa chất.
- Nhiều người có xương hàm không ăn khớp, ngay thẳng cũng hay bị ù tai.
2.CHẩN ĐOÁN BệNH
Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ra ù tai không biết, vì thế để chẩn đoán, nên tới bác sĩ chuyên môn tai-mũi-họng để được khám xét, thử nghiệm.
Bác sĩ sẽ khám tổng quát, hỏi lịch sử bệnh, hoàn cảnh nào ù tai xuất hiện cũng như xem xét lại các thuốc đang dùng coi có thứ nào gây ra ù tai.
Sau đó bác sĩ sẽ làm mấy thử nghiệm như:
- Chụp x-quang đầu để coi xem các thành phần của tai có bị tổn thương hoặc có bất thường ở xương sọ. Đôi khi cũng cần làm thêm các thử nghiệm cao cấp hơn như MRI, CT scan.
- Thực hiện thính lực đồ (audiogram) để đo khả năng nghe và phân biệt các âm thanh, tiếng nói.
Ngoài ra, còn các phương thức để đo lường mức độ hoặc che đậy tiếng ù ù trong tai.
3. ĐIềU TRị
Điều hơi không vui cho bệnh nhân là chứng ù tai không chữa dứt được. Tuy nhiên một số phương thức có thể giúp bệnh nhân bớt khó chịu vì tiếng vo ve trong đầu.
- Xin bác sĩ khám xem có thay đổi bất thường các cấu trúc trong ống tai cũng như lấy hết ráy tai vì nhiều ráy cũng có thể gây ra tiếng ù tai.
- Hỏi bác sĩ coi lại thuốc mình đang uống có thuốc nào gây ra tác dụng ù tai thì thay thế hoặc ngưng ngay thuốc đó.
- Bớt dùng muối vì muối tăng huyết áp và làm tai ù nhiều hơn.
- Nhiều người cảm thấy giảm ù tai khi nghe âm nhạc nhẹ hoặc tiếng nước chẩy để che lấp tiếng ồn trong tai.
- Nhiều người điếc cũng hay bị ù tai. Mang trợ thính cụ để nghe rõ thì ù tai cũng hết.
- Masker là những dụng cụ điện tử nhỏ phát ra tiếng ồn để lấn át ù tai.
Nguyên tắc của dụng cụ này là tạo ra âm thanh cùng tần số với tiếng ù trong tai bệnh nhân, nhờ đó bệnh nhân sẽ nghe âm thanh này thay vì tiếng rầm rì thác đổ, tiếng phi cơ phản lực bay.
Theo các nhà chuyên môn, 60% bệnh nhân thỏa mãn với các masker này. Cũng có masker đặt trên gối giúp bệnh nhân không bị ù tai và ngủ ngon.
- Hoặc áp dụng mẹo sau đây:
- Che tai với hai bàn tay úp , ngón tay hướng về phía sau.
- Các ngón tay chạm nhau-Đầu ngón tay chỏ đè lên đầu ngón tay giữa đối diện.
- Dùng đầu ngón tay chỏ bật lên bật xuống đầu ngón tay giữa bàn tay kia để tạo ra âm thanh giống như tiếng trống kêu. Lập đi lập lại bốn năm chục lần, hy vọng âm thanh này làm át tiếng ù trong tai.
Nhiều người cảm thấy bớt ù tai khi dùng nước triết cây ginkgo để tăng máu lưu thông tới não trong vài tháng và thấy bớt ù tai. Có bệnh thì vái tứ phương mà!!!
Khi biết rõ nguyên nhân gây ra ù tai, điều trị các nguyên nhân cũng giảm được ù tai.
Mới đây, vài dược phẩm chữa bệnh nhức nửa đầu migraine như gabapentin (Neurontin) và acamprosate (Campral), thuốc an thần alprazolam (Xanax) được mang ra thử nghiệm và có kết quả tốt đối với một số bệnh nhân.
Hiện nay, các nhà y khoa học đang tìm hiểu hơn về chứng ù tai cũng như thử các phương thức chữa trị mới. Người ta đã nói tới đưa các luồng điện cường độ yếu vào tai trong để "chấn áp" ù tai hoặc áp dụng các phẫu thuật để chữa dứt chứng ồn ào trong đầu, trong tai.
4. SốNG VớI Ù TAI
Ở đời, có những hoàn cảnh ngang trái, những bệnh tật vô phương cứu chữa thì bệnh nhân cần "sống chung hòa bình" với khó khăn đó. Ù tai là một trong những khó khăn đó.
- Nên thư giãn tinh thần tránh các cơn lo âu sầu muộn hoặc bực tức căng thẳng để giảm thiểu ù tai.
- Tránh dùng các chất kích thích có thể gây ra ù tai như cà phê, rượu, thuốc lá.
- Ngủ nghỉ đầy đủ và tránh để cơ thể khỏi bị mệt mỏi
- Ngủ với gối đầu hơi cao hơn thường lệ có thể làm giảm nghẹt mũi nhờ đó ù tai sẽ giảm theo.
- Thường thường ù tai xuất hiện buổi tối khi đi ngủ, trong phòng yên tịnh. Nên lợi dụng tiếng động tích tắc của đồng hồ, tiếng nhạc nhè nhẹ để che lấp tiếng ồn trong tai.
- Tránh tiếp xúc với tiến động quá cao để tai khỏi bị tổn thương thêm. Mang dụng cụ bảo vệ tai khi thấy cần.
- Học cách đối phó với tiếng ồn trong tai. Bệnh nhân sẽ học cách nhận ra rủi ro đưa tới ù tai rồi tìm cách loại trừ hoặc "tảng lờ" tiếng ồn đó.
Và đừng lo lắng nhiều về tiếng ù trong tai vì nó không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ.