Dân Chúa Âu Châu

052 COLLAGE

Kể chuyện tiếp tục lần thứ ba sang Mỹ và lần này về phía bắc Mỹ và Canada nhân dịp sang thăm các cháu ở tiểu bang Michigan. Tôi lên mạng mua vé bay sang Chicago và các cháu đón chúng tôi và đưa về Grand Rapids và Sauth Haven (Michigan)

Đây là lần thứ hai chúng tôi đáp máy bay đến phi trường quốc tế Chicago (O'Hare International Airport, Chicago). Như tôi đã chia sẻ trong một bài trước, từ ngày tụi khủng bố đánh sập hai tòa tháp đội ở New York tới bây giờ sang Mỹ thủ tục khó khăn hơn trước. Ngày trước mình cầm cái passport Đức thì đi Mỹ thoải mái, khỏi cần xin Visa nhưng nay vẫn phải điền Visa như thường lệ, điền trong Online hết 14 Usd một người giá trị kéo dài 3 năm. 

Từ phi trường Duesseldort Bay tới O'Hare Chicago hết 8-9 tiếng, nhập cảnh vào Mỹ bây giờ họ kiểm soát gắt gao hơn hồi xưa nhiều. Nào là xét Valise kỹ lưỡng, những chất lỏng thì mình đã theo đúng luật lệ là cho hết vào một túi nhựa trong để nhân viên kiểm tra cho dễ, mỗi lọ chất lỏng không được qúa 100ml, và mỗi người được một túi không qúa 1000ml. Qua nơi kiểm soát từng người thì phải cởi cả giầy lẫn thắt lưng, bóp, ví, áo Jacket, mũ, điện thoại, máy chụp hình cho vào một cái chậu đề qua máy soi. (may mà họ không bắt cởi hết) Sau khi mọi cái đều hợp lệ qua cửa ải phần một xong rồi tới luợt trình sổ thông hành (Passport) họ chụp hình và lấy cả mười dấu tay rất kỹ, rồi họ hỏi mình đi bao lâu, đi thăm ai, bà con hay đi du lịch v.v... tốn thời gian khá lâu ở phi trường. Lần thứ hai tới đây thì cũng xin kể sơ qua thành phố Chicago một chút mặc dù lần nào cũng chỉ vào đây ăn uống và cưỡi ngựa xem hoa nghĩa là đi lướt qua thôi.

Ngày nay Chicago là thành phố với dân số đông đúc đứng hàng thứ ba của nước Mỹ, là thành phố đông dân nhất của tiểu bang Illinois. Chicago ngày nay là thành phố du lịch thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi năm. Cuộc nội chiến nam bắc Mỹ năm 1812 dân di cư đi gần hết mãi hàng chục năm sau mới bắt đầu trở về và sau này thành phố Chicago đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của nước Mỹ. Vào năm 1840 Chicago chỉ là thành phố trung bình đứng hạng 92 trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ về dân số, nhưng chỉ 20 năm sau đã lên đứng hạng 9, tới năm 1900, dân số Chicago lên đến 1,7 triệu dân và ngày nay đã lên khoảng 3.000.000 (Ba triệu) đứng hạnh 3 của toàn nước Mỹ. Con số tăng trưởng nhanh như thế cho chúng ta một cái nhìn thành phố phát triển nhanh về kinh tế và nhiều mặt khác thường.

Đặc biệt về kiến trúc Chicago có rất nhiều tòa nhà độc đáo để cho khách mãn nhãn nhiều kiến trúc hiện đại pha trộn với kết cấu của các tòa nhà truyền thống xưa. Nơi đây cũng có tòa tháp cao và đẹp của đương kim Tổng Thống Trump, nhân vật được bình chọn số 1 ở nước Mỹ trong năm 2020 này.

Tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố là Công viên Thiên niên kỷ - Millenium Park “The Bean” tức là "hạt đậu" khổng lồ khá nổi tiếng. Công viên rộng lớn, nhiều không gian xanh mát thuận tiện đi dao để tham quan trung tâm thành phố và giải trí nghỉ ngơi. u Công viên Thiên niên kỉ cũng có một nhà hàng ngoài trời rất đẹp cùng với hai tác phẩm điêu khắc bằng kính cao chót vót, tạo thành Đài phun nước Crown nổi tiếng. Công viên mở cửa quanh năm và đây chính là một trong những điểm yêu thích nhất ở Chicago.

Những người cháu của chúng tôi thì đều làm cái nghề mà đa số dân Việt Nam ta làm đó là mở tiệm Nail, và chắc chắn là rất bận rộn như những người Việt khác ở Mỹ này, sáng ra ăn sáng chung với nhau rồi các cháu ra mở tiệm, con cái thì xe bus ghé qúa trước nhà rước đi học và nhà cửa thì giao cho chúng tôi. Nhưng tôi thì chọn cách tự lập nên lái xe đi đây đó tìm hiểu và tham quan chứ may mắn là không bị lệ thuộc nên mới biết được những nơi để chia sẻ cho nhau vậy. 

Michigansee Lake Hồ nước Michigansee Lake là một trong "Ngũ Đại Hồ" lớn nhất thế giới, nó nằm cao hơn mặt biển 176m. Chiều dài của hồ này là 494 Km. Ngang 190Km chu vi là 58.016 cây số vuông. Để hình dung so sánh thì chúng ta lấy nước Hòa Lan là 41.543 cây số vuông, tức là cái diện tích hồ này lớn gần bằng rưỡi nước Hòa Lan bây giờ. Bởi thế nhà cháu của chúng tôi ở gần đây nên lái xe ra hồ này ngắm cảnh thì tha hồ khỏi sợ buồn chán.

Nhà cháu của chúng tôi ở South Haven là một thành phố du lịch khá nhỏ khoảng 5 ngàn dân thôi nhưng nằm cạnh Hổ nước này nên ban ngày ra đây có bãi tắm và bến tàu để ngắm cảnh cũng vui lắm. Ở đây mùa hè rất ấm áp và đẹp đi chơi thú vị thoải mái vì có nhiều hồ nước nhưng mùa đông đến thì lạnh hơn cả bên Đức luôn đó qúy vị ạ. Nhất là gió từ hướng bắc thổi về qua mấy cái hồ này nên khá lá giá buốt.

Ở đây cũng có xứ sở Hòa Lan qúy vị ạ.

Cách Sauth Haven vài chục cây số có một thành phố mang tên là Holland, tôi lái xe ngang cứ thắc mắc không biết có phải là Hòa Lan không... sao họ đặt tên như thế. Tôi tìm hiểu thì mới biết là Hòa Lan thật. 

LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HOLLAND:

Vào năm 1846 Mục sư Alex Tomasik người Hòa Lan ở thị trấn Grafschap Bentheim thuộc khu vực biên giới Đức và Hòa Lan đến đây giảng đạo cho người dân địa phương. Năm sau đó 1847 ông về kêu gọi những người Hòa Lan trong vùng Grafschaft Bentheim di dân sang Mỹ định cư trong khu vực này. Một chút tình cờ thú vị là Grafschaft Bentheim lại chính là nơi mà chúng tôi đang định cư ở  Đức này đã 40 năm nay.

Cùng với những người di cư đầu tiên là van Raalte thành lập thuộc địa của Hà Lan Black Lake ở bang Michigan của Hoa Kỳ vào năm 1847, từ đó thành phố Hà Lan nổi lên. Nhiều người Hòa Lan và người dân từ khu vực Grafschaf Bentheim đã theo Van Raalte đến Michigan và đã thành lập thành phố này. 

Nhìn những hình ảnh này nếu không nói chắc chúng ta tưởng ở Hòa Lan nhưng đây là Hòa Lan ở Michigen bên Hoa Kỳ đấy. Họ xây nhà cửa và vườn tược giống y như ở Hòa Lan vậy.Những cánh đồng hoa Tulip và các loại hoa để mời gọi khách du lịch đến tham quan vào mùa xuân và mùa hè để sinh sống v.v... 

Năm 1997 Hòa Lan tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày những người định cư đầu tiên trên vùng đất này và dòng chữ bằng tiếng Hòa Lan "God zy met ons" nghĩa là: "Chúa ở cùng chúng tôi" trên con dấu của thành phố. Huy hiệu của thành phố là chiếc cối xay gió "DeZwaan" để nhắc nhở con cháu về tổ tiên mình là người Hòa Lan. Nhiều người Hòa Lan ở tiểu bang Michigen nắm quyền làm việc trong chính phủ nơi đây. Tỉnh trưởng thành phố lớn Grand Rapids hiện nay là ông Rosalynn Blissc người gốc Hòa Lan.

Đúng là có đi mới biết, đất nước Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ này là nước di dân vào những thế kỷ trước và cho tới ngày nay cũng vẫn còn bằng đủ mọi cách. Dân các nước thì khoảng 40-50% tìm cách quy tụ lại với nhau để tìm sức mạnh đoàn kết và sinh sống nên cũng dễ bảo vệ văn hóa của mình hơn.

Trầm Hương Thơ.
Trên đường hành hương... Còn Tiếp.