Dân Chúa Âu Châu

SAM 1516

Từ Santarem sau khi hành hương viếng phép lạ Thánh Thể chúng tôi lái xe xuôi nam để đến thăm một tu viện cổ nổi tiếng thế giới cách nhau khoảng hơn 60 cây số theo hướng biển Nazaré.

Theo sách Du Lịch thì đây là một trong mười tu viện đẹp và lâu đời nhất trong các dòng tu của thế giới. Cơ hội đang có xe trong tay tại sao không đến viếng thăm cho biết chứ...

  

Vào đến Thánh Vương cung thánh đường thì đang có thánh lễ chiều thứ bảy. Cơ hội hiệp ý cầu nguyện cho Quê Hương mau thoát nạn cộng sản vô thần. Tuy thánh lễ đã nữa chừng nhưng vẫn còn hơn không. Chúa thuê người vào làm vườn nho thì người vào giờ đầu hay gìờ cuối Ngài cũng thưởng công 1 đồng tiền như nhau thôi mà. 

Sau thánh lễ, chúng tôi đi tham quan thánh đường ngay. Vào thánh đường thì được tự do cầu nguyện thăm viếng nhưng nếu ai muốn vào tham quan trong tu viện cổ thì phải mua vé hình như là 4-5 Euro. Nghĩ cũng chẳng là bao vì số tiền thu vé này là để bảo trì và sửa chữa nhiều khu đã cũ kỹ lại cho tốt đẹp hơn thôi mà.

Hình chụp trong gian chính của ngôi đại  Vương cung thánh đường Alcobaca. 

Thánh đường này có ba gian, gian chính giữa trần cao 20m, ngang 17m và dài 106m  rộng hơn hai gian bên hông, xây toàn bằng đá màu trắng hồng, cao chót vót theo kiểu Gothic. Đã hơn 800 năm vẫn được xem là một trong những tu viện cổ và lớn nhất nước Bồ Đào Nha.


Tham quan thánh đường xong chúng tôi đến phía bên trái của nhà thờ mua vé để vao thăm tu viện và những nhà nguyện cổ bên trong. Giá 5 Euro cho một người, học sinh, sinh viên và người già trên 65 tuổi thì được bớt nửa giá.

Tu viện Alcobaca là một tu viện công giáo Roma thời Trung cổ nằm trong thị trấn Alcobaca, nước Bồ Đào Nha. 

Công trình được thành lập và xây dựng  bởi vị vua tài ba Afonso Henriques, ngài là vị vua tiên khởi của Bồ Đào Nha. Ngài đã đứng lên lãnh đạo và chống lại ông bạn láng giềng Tây Ban Nha để dành độc lập cho nước Bồ Đào Nha vào năm 1153. Ngài là người đạo đức nên đã xây tu viện này. Tu viện này sau đó có sự liên kết chặt chẽ với các vị vua của Bồ Đào Nha trong suốt lịch sử sau này, những đời vua con cháu ông còn xây thêm nhiều Tu viện nữa. Nhờ vậy mà ngày nay nhân loại chúng ta mới có dịp đi hành hương tới những nơi này để cầu nguyện và thăm viếng. Mở thêm kiến thức về những kiến trúc tuyệt vời của người thời xưa, cách chúng ta hàng ngàn năm trước đã anh dũng tuyên xưng đức tin và quyết chí dành lại độc lập và dựng lại quê hương đẹp đẽ và nguy nga ra sao.

Tu viện này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới từ năm 1989. 

Tu viện bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 1178 và kết thúc vào năm 1240 như vậy là kéo dài tổng cộng 62 năm mới hoàn thành thì chắc chắn ngày xưa khi khánh thành phải nguy nga lắm.

Ngày hôm nay đã 8 thế kỷ rồi mà vẫn còn nguy nga như thế này thì đủ biết ngày đó nó huy hoàng lắm. Mặc dù ngay nay đã xuống cấp và nhiều khu đang được sửa chữa nhưng cũng vẫn thấy được sự kiêu sa cổ kính của những đường nét kiến trúc xưa.

Từ những hàng cột cửa vòm bốn mặt của khu vườn bên trong tu viện cổ kính nhưng vẫn còn kiên cố và hài hòa. Những dãy hành lang chung quanh thật rộng rãi và dài hun hút quanh sân vườn. Đứng từ những cỗng vòm này nhìn bốn chung quanh tôi phải trầm trồ và khen ngợi sự tài tình của vị kiến trúc sư và những người thợ tài ba.

Đây là những hành lang để các Đan sỹ đi chung quanh hành thiền, tôi thấy chiều ngang rộng khoảng 5m và cao chắc cả 10m. Hành lang rộng như vậy chắc có thể còn dùng để cho những công dụng khác nữa chứ đâu phải chỉ để đi thiền hành không.

Ở một góc của hai hành lang giao nhau có một bồn nước đường kính khoảng 3m bằng đá và hình lục giác. 

Đầu tiên tôi cứ tưởng là để nước chảy

cho mát trong mùa hè với lại trang hoàng cho đẹp nhưng khi đọc tài liệu mới biết là để các Đan sĩ, tu sỹ rửa tay trước khi đi vào phòng ăn.

Nhìn vào trong bây giờ vẫn có nước và người ta thả ít con cá cảnh cho du khách xem cho vui. Từ đây nhìn ra khu sân vườn thấy có những cây cam khá sai trái. 

Dạo bốn chung quanh hành lang xong chúng tôi đi lên lầu trên ngắm xuống khu vườn bên dưới. Phía bên trên cũng có hành lang bốn mặt như thế.

Đi qua phía bên trái lại thấy một khu sân vườn khác cũng tương tợ như vậy nhưng lối kiến trúc có phần đơn giản hơn. Nói chung khu vườn và hành lang bên đó bình dân hơn bên đây. Tôi đoán là cho các tập sinh còn bên đây là cho những bậc tu hành lâu năm rồi. Hy vọng là mình đoán mò may ra đúng.

Trong Tu viện này có rất nhiều phòng lớn để sinh hoạt và lưu giữ những tượng và tranh ảnh sinh hoạt của ngày xưa, đi bộ mỏi cả chân mà vẫn chưa thấy hết. Lên sân thượng ngắm xuống cũng rất thú vị. Nhiều cầu thang đi lên những phòng trên lầu lại rất chật hẹp đến độ hai người là phải nép vào tránh nhau mới qua được.

Đi xuống tầng dưới cùng trong một phòng lớn nghe thấy tiếng nước chảy róc rách liền vào xem là thứ gì trong đó hóa ra là phòng tắm khi xưa. Thú vị cái là thời bấy giờ họ đã biết làm nước nóng để tắm rồi. Nguồn nước chảy qua một cái lò lớn được đốt bằng than hay củi, hơi khỏi có đường ống dẫn lên trên thảy ra ngoài còn nước thì chảy qua lò rồi dẫn sang bồn tắm thành nước ấm. Có cả khu tắm hơi nữa mới tài chứ.

Đây là những bệ đá sau khi tắm nước nóng lên nằm để nghỉ ngơi. Thế mới biết được cái tài giỏi của người xưa như thế nào. Quan sát một hồi lầu rồi đi qua phòng khác. Có cả những phòng hình như là để xử kiện nữa vì cách trình bày nhìn giống như là tòa án vậy. Xem một hồi rồi đi ra vườn ngồi nghỉ ngắm cảnh cho đỡ mệt.

Chụp vài tấm ảnh từ ngoài vườn xem cho vui để thấy cam bên này sai trái ra sao. Đây chỉ là những cây cam trồng trong vườn của tu viện không được chăm sóc cho đúng cách mà trái cũng sai lắm. Nghỉ ngơi một hồi rồi đi theo hưong cửa để ra ngoài phố uống nước chứ mệt rồi, mà hình như xem các phòng cũng cứ hơi giống nhau nên hết thích thú như lúc mới vô xem.

Phố xá ở đây tuy rất cổ nhưng cũng khang trang và sạch sẽ. Người dân thì hiền hòa và dễ thương. Họ có mời mình vào quán ăn nhưng rất lịch sự vui vẻ chứ không có lôi kéo như ở Việt Nam xứ thiên đường xã nghĩa đỉnh cao của trí tệ. Ngoài phố có những giải trí như ca nhạc và múa rối cho trẻ em và mọi người xem. Dừng lại xem một hồi thấy cung vui vui.

Đường xá ở đây rất sạch khang trang, họ lót bằng đá cục hình vuông khoảng 10cm nhưng có hai loại trắng và đen lót thành như bàn cớ vậy. Chắc là lót lâu năm lắm rồi nên những mặt đá do gót giầy bước đi đã mòn xuống và trơn láng nhẵn bóng, nếu ai đi giầy đế cứng sẽ dễ bị trơn trượt, có thể gây nguy hiểm chứ chẳng chơi.

Dạo phố ở đây cũng thú vị lắm, hàng quán hai bên nên tha hồ mua sắm. Giá cả cũng bình dân thôi đặc biệt là người dân hiền lành dễ mến. Nếu ai có nhu cầu cần thiết thì tha hồ nua sắm. Gắ cả cũng rẻ chứ không có đắt như trên thủ đô Lisabon nhất là không có vụ chặt chém như ở thiên đường XHCN đâu mà lo.

Thêm vài hình ảnh đển lưu niệm lại trong cuộc đời là mình đã có lần đến đây tham quan hành hương và du lịch rồi. Mong có ngày sẽ trở lại đây lần nữa. 

Cuộc đời là chuyến hành hương

Ta đi đi mãi về đường tương lai 

Tương lai là chốn vô thường 

Là nơi bất diệt Thiên Đường Chúa ta.

Trầm Hương Thơ.

  ĐỌC THÊM   

Chuyện tình nổi tiếng ở tu viện Alcobaca

 

Nếu Romeo và Juliet người ta bảo là một trong những câu chuyện tình đẹp nhất trên thế giới, thì người Bồ Đào Nha cũng hết sức tự hào về chuyện tình của Hoàng tử Pedro I và nàng Inês là một chuyện tình có thật nhưng đã được thêu dệt thêm cho thắm thiết và cảm động. 

Chuyện kể rằng: bắt đầu xảy ra vào năm 1339, khi nàng Inês de Castro – con gái ngoài giá thú của một quý tộc người xứ Galicia. Nàng đẹp lắm! đôi mắt nàng hơi u buồn nhưng ánh nhìn có thể đốt cháy cả một hồ đầy nước như trong thi ca và lịch sử thuật lại. Vì nàng cũng thuộc giòng họ qúy tộc nên có cơ hội gặp hoàng tử Pedro và tiếng sét ái tình đã xảy ra nhưng vì Inês đã có vị hôn phu nên không được vua Alphonse IV ưng thuận bởi thê nên một chuyện tình lén lút đã xảy ra. Vua cha Alphonse IV rất tức giận nên quyết định đày Ines và vị hôn phu đi xa. Một thời gian sau, Ines trở thành góa phụ và Pedro cũng tìm được nàng. Hai người sống một cuộc sống rất hạnh phúc và có nhiều con với nhau. Vua Alphonse IV biết chuyện và rất tức giận. Ông cho binh lính ám sát Ines khi Pedro đi vắng. Hoàng tử trở về hay tin thì rất đau đớn đến mức điên cuồng, chàng thề phải trả thù tất cả những ai đã nhúng tay vào vụ giết nàng Ines. Hoàng tử Pedro giả làm lành với vua cha và chờ đợi.

Hai năm sau vua cha qua đời, chàng lên ngôi, sau đó cho bắt những kẻ giết vợ con ông giết sạch và giáng chức phạt cả những vị quan nào không lên tiếng cản vua cha lúc trước. Ông cho người khai quật xác của Inês, đặt lên ngai vàng với đầy đủ lễ phục đăng quan và toàn bộ theo nghi thức của triều đình. Những người đã im lặng đồng ý giết chết Inês, phải hôn tay xác người vợ đã chết của Pedro để xin lỗi. 

Ông ra lệnh cho các thợ giỏi nhất làm một quách đá được chạm trổ trang hoàng thật lộng lẫy, được xem là một trong những quách đá đẹp nhất thế giới. Xác hoàng hậu Inês được Vua Pedro đặt nằm trong dãy nhà ngang của nhà nguyện trong tu viện. 

Bên ngoài chiếc quách những tác phẩm 

nghệ thuật xuất sắc được chạm trổ biểu tượng của những kẻ giết người đang bị tội lỗi của họ đè nặng xuống mặt đất. Nhiều cảnh tượng trong cuộc đời của Chúa Jesus trong kinh thánh được khắc hai bên. Ngày phán xét cuối cùng được mô tả lôi cuốn ở phía chân quách, nhiều thiên thần đang đỡ tượng của Inês trên quách. Ines cầm trong tay trái một chiếc găng tay, tay mặt mang một xâu chuỗi hạt trai.  Đối diện với Ines, vua Pedro cho đặt một chiếc quách giống như vậy cho chính ông, để hai người có thể nhìn vào mắt nhau ngay khi vừa phục sinh. Trang trí ở đầu chiếc quách của ông là một đóa hoa hồng và 18 cảnh tượng của câu chuyện tình, ám chỉ việc Inês bị giết chết là đã được hóa giải và bỏ qua. 

Năm 1367 vua Pedro cũng qua đời và được an nghỉ trong chiếc quách của ông hai chiếc quách nằm gần nhau không hề thay đổi.

Ngày nay rất nhiều đôi vợ chồng đã đến đây trong ngày cưới để thề mãi mãi chung thủy với nhau, như dòng chữ được khắc trên chiếc quách đá của Pedro: "Cho đến tận cùng của thế giới".

Rất đáng tiếc là quân đội của Hồi Giáo khi chiếm đất nước Bồ Đào Nha đã phá hư hỏng chiếc quách đá này và nhiều di tích lịch sử trong tu viện cổ.

Trầm Hương Thơ

Sưu tầm và viết lại.