Dân Chúa Âu Châu

SAM 6611
Khi bắt đầu lên chương trình ba ngày ở Budapest tôi lên trên mạng tìm thông tin về thủ đô của đất nước Hungary (Hung Gia Lợi) này xem có những gì đặc biệt ở nơi đây mà sao thấy nhiều người ca ngợi thế. Hình ảnh đầu tiên và chắc có lẽ nhiều nhất là tòa nhà Quốc Hội Budapest. Một tòa nhà thật nguy nga tráng lệ hiện ra trước mắt nằm ngay bên bờ sông Donau, khiến cho tôi chú ý ngay từ lúc ban đầu, khiến tôi tự nhủ lần này đến đây nhất định phải viếng thăm bằng được tòa nhà Quốc Hội này cho bằng được, còn những nơi khác thì sẽ thăm sau.

Tòa nhà này là một trong số 15 địa danh  được xếp vào hàng đầu tiên   của  nhiều  trang mạng du lịch, được bình luận là   tuyệt tác kiến trúc nổi tiếng hơn Big Ben của London nước Anh, thành cổ Athens nước Hy Lạp, hoặc Nhà thờ Đức Bà của Paris nước Pháp trong Giải thưởng bình chọn Du lịch 2017. 
Mỗi năm tòa nhà Quốc Hội Hung Gia Lợi này đón gần một triệu khách viếng thăm, là một trong những điểm du lịch nhộn nhịp và hấp dẫn nhất ở Âu Châu, với hơn một trăm năm lịch sử. Khởi công xây dựng vào năm 1885 và khánh thành năm 1904. 
Chúng tôi mua vé và phải chờ khoảng 2 tiếng mới theo nhóm nói tiếng Đức để vào thăm được bên trong.

Tòa nhà quốc hội Hungary nằm bên bờ sông Donau tiếng Đức hay (Danube tiếng Anh) êm đềm được bình chọn là một trong những công trình vĩ đại nhất của kiến trúc Châu Âu. Tòa nhà Quốc Hội này là nhà nghị viện lớn thứ 2 Châu Âu và đứng thứ 3 trên toàn thế giới, được bình chọn là tòa nhà Quốc Hội đẹp nhất thế giới. Chiều dài tòa nhà là 268m, chiều rộng 123m và cao 96m, diện tích khoảng chừng 18.000 m2. Tổng cộng có 27 cửa ra vào, 10 sân thượng, 13 thang máy chở khách và vận chuyển hàng hóa,, 29 cầu thang, 691 phòng (bao gồm hơn 200 phòng cho các lễ hội tiếp khách và chiêu đãi chính thức) và 365 ngọn tháp lớn nhỏ. 

Để xây dựng tòa nhà vĩ đại và tuyệt đẹp này người dân Hungary đã phải huy động hơn 1000 công nhân làm việc trong suốt 17 năm trời liên tiếp. Điểm hãnh diện của dân chúng Hungary là tất cả vật liệu xây dựng tòa nhà đều lấy từ trong nước, chỉ trừ 8 cây cột đá cẩm thạch được mang về từ Thụy Điển. Số vật liệu được sử dụng  tổng cộng là 40 triệu viên gạch, 242 pho tượng và vô số họa phẩm xuất sắc cùng 40 kg vàng ròng.
 
Con Số 96:
Tại sao lại là cao 96m bằng với ngọn tháp của Vương Cung Thánh Đường Stehan  của vị vua lập quốc? Thưa, vì 96 là con số đặc biệt, gợi nhớ đến năm 896, khi các bộ lạc người Hung đến từ Á Châu xa xôi đã chinh phục mảnh đất nằm giữa lòng Châu Âu để lập quốc. Về sau này khi xây dựng cộng trình này cũng là thời điểm đánh dấu sự hào hùng của dân tộc Hungary một ngàn năm lập quốc (896-1896) nên.với người dân Hung Gia Lợi con số 96 là con số đẹp và ý nghĩa nhất. Vì thế tại những công trình quan trọng nhất nước họ đã sử dụng con số 96 nên chiều cao của đỉnh tháp là 96m, cầu thang chính trong tòa nhà  có 96 bậc, đây là Tòa nhà Quốc Hội, là bộ mặt đại diện cho quốc Gia Hung Gia Lợi nên phải là hoàn hảo.
Không chỉ về sự to lớn của tòa nhà với kiến trúc đẹp lộng lẫy và huy hoàng của nó mà trong tòa nhà Quốc hội còn là nơi lưu giữ những báu vật lịch sử của Quốc Gia hàng 1000 năm tuổi như chiếc “vương miện thiêng liêng” của vị vua lập quốc Stephan Đệ nhất, quyền trượng tối cao và những báu vật truyền thống lúc đăng quang của các vị vua Hung Gia Lợi nữa.
Vương miện vàng có hình Thánh Giá này là do chính Đức Giáo Hoàng phong vương lập Quốc cho vua Stephan và Quyền trượng là hai báu vậy thánh thiêng của Quốc Gia Hung Gia Lợi. Đặc biệt là chiếc Vương miện Đăng quang này đã đội trên đầu 55 đời vua, kể từ vua lập quốc Stephan năm 1000 cho đến vị vua cuối cùng năm 1916. Cây quyền trượng biểu tượng cho sự anh minh và công bằng và quyền lực của nhà vua. Ngày nay hai báu vật này được đặt trong tủ kính chống đạn cho những du khách mua vé vào tham quan chiêm ngưỡng. 

Nơi đây luôn luôn có hai người lính canh cầm gươm suốt ngày đi qua lại. Chúng tôi được người hướng dẫn viên dặn kỹ là phải đứng cách họ vài mét nếu không có thể bị lưỡi kiếm của họ vung trúng. Cứ khoảng 5 phút là họ lại vung gươm và đi qua lại một vòng. Vào đây nhìn ngắm cái gì cũng đẹp và nguy nga lộng lẫy, tòa nhà Quốc Hội Hung Gia Lợi thật đúng là đẹp từ trong ra ngoài không chê vào đây được. 

Đúng là ai đến thủ đô Budapest mà không vào đây thăm tòa nhà Quốc Hội này thì chưa trọn vẹn là đã đến đây. Mà ai  đã  đến  đây thăm những nơi như vầy rồi lại muốn  đến thêm lần nữa bởi nó qúa quyến rũ để cho lòng người lữ khách luôn giữ lại trong tâm hồn mình cái đẹp mà Thiên Chúa ban cho qua bàn tay của con người.

Vào ban đêm tòa nhà Quốc sừng sững nổi bật lên trong ánh đèn lỗng lẫy và rực rỡ bên dòng sông Donau thơ mộng và hiền hòa khiến nhiều người không thể rời mắt vì cứ muốn ngắm mãi cái đẹp này. Tôi ngồi bên bời sông phía Buda ngắm sang bờ bên kia có tòa nhà lung linh dưới dòng nước mát mẻ hiền hòa. Cứ ít phút lại có một chiếc du thuyền chầm chậm và nhẹ nhàng trôi qua cho những du khách chiêm ngưỡng.
Tôi ngồi nơi đây thưởng thức những ly rượu vang thơm nồng mà thấy lòng thanh thản lạ thường, ước chi ta được những giây phút thư giãn như vầy mãi nhỉ...ôi tuyệt diệu qúa!.  Chỗ tôi ngồi đây có lẽ là nơi cao nhất thành phố của thủ đô 
Hung Gia Lợi, mang tên là: "Tượng Đài Tự Do" đễ chụp tấm ảnh toàn cảnh của thủ đô Budapest này đêm nay. 

(Tôi sẽ đề cập đến khu đồi T
ự Do có tượng đài này vào bài viết kế tiếp.)
Tòa nhà Quốc hội Hung Gia Lợi này thực sự là một kiệt tác kiến trúc vĩ đại mà nhà thiết kế tài năng Imre Steindl đã để lại cho toàn thể nhân loại. Nhưng một điều đáng tiếc là trước khi hoàn thành tòa nhà Quốc Hội tuyệt tác này hai năm, thì ông bị mù vĩnh viễn nên không thể nhìn thấy tác phẩm tuyệt vời này của chính mình, khi đã hoàn thành vào giai đoạn cuối đời của ông. Đời luôn có cái gì đó bạc đãi nhân tài chăng? Tôi không dám chắc nhưng có một cái gì đó hay làm cho những nhân tài đau khổ.
 

Cả nửa ngày nay tôi vào tham quan và sau đó cứ quanh quẩn bên ngoài chung quanh để chiêm ngắm kỳ công này mãi mà không thấy chán. Không riêng gì tôi mà chắc ai đã đến đây rồi cũng đều phải công nhận đây là một công trình tuyệt tác, nên đã được  UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Trầm Hương Thơ_2020