Dân Chúa Âu Châu

IMG 3077 1
Tôi đi hành hương thì luôn kết hợp du lịch hoặc ngược lại cũng thế nên lần này đến thành phố Athens thủ đô nước Hy Lạp nhất định sẽ dành ra một ngày để đi tìm những dấu tích thời gian như Nhà thờ chính tòa Công Giáo. Cũng như theo vết chân của thánh Phaolô Tông Đồ thời tiên khởi đã đến đây rao truyền về Đạo Chúa.
Vì như nhiều người trong chúng ta đã biết,  ở Hy Lạp hiện có 97% trong tổng số 11 triệu dân là tín hữu Chính Thống Giáo, như vậy Chính Thống Giáo  được coi như là Quốc Giáo. Công Giáo nơi đây chỉ có khoảng 50.000 ngàn người Hy Lạp và cộng thêm khoảng 150.000 người Công Giáo ngoại quốc đến đây làm việc nữa là khoảng 200.000 người. Gần đây có làn sóng tỵ nạn chạy đến Hy Lạp thêm khoảng 200.000 người nữa nâng tổng sống Công Giáo lên khoảng 400.000 người. Như vậy vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ mà thôi.

Theo dòng lịch sử thì từ sau cuộc đại ly giáo vào năm 1054, sau đó những người lính Thập Tự Chinh đánh chiếm và cướp phá Constantinople vào năm 1204. Từ đó  cho  đến mãi sau này Chính Thống Giáo Hy Lạp họ rất bất mãn với Giáo Hội Công giáo nên hai bên đoạn giao luôn. Chỉ còn một số nhỏ Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng ở bên Vatican nhưng rất khó khăn và hầu như không phát triển nổi. Mãi đến ngày 04. 05. 2001 sau nhiều sự giàn xếp của Tòa Thánh  thì  Đức Thánh GH. Gioan Phaolo II mới  là Đức Giáo Hoàng đầu tiên đặt chân đến Hy Lạp viếng thăm kể từ sau 1291 đến bây giờ.
Từ đó đến nay hai bên Chính Thống Giáo và Công Giáo đã được cải thiện rất nhiều sau chuyến tông du lịch sử này. 
Nhà thờ chính tòa St. Dionysius Areopagita 
Nhà thờ thánh Đi-ô-ny-xi-ô (St. Dionysius Areopagita) là nhà thờ Công giáo La Mã quan trọng nhất ở Athens, Hy Lạp, và là trụ sở của Đức Tổng Giám  ở Athens. Sở dĩ Vương Cung Thánh Đường này mang tên thánh Đi-ô-ny-xi-ô, thành viên Hội đồng A-rê-ô-pa-gô (Dionysius Areopagita) vì ngài là người tin theo đạo Công Giáo đầu tiên ở đây, khi đó ngài đang làm thành viên của Hội Đồng trung tâm Athens này. Lúc đó thánh Phaolô tới đây rao truyền đạo Chúa Giêsu đến đoạn ngài nói về Chúa Giêsu sống lại thì những người khác cười nhạo không muốn nghe, nhưng Dionysius đã quan tâm chú ý và được đánh động nên theo học đạo với thánh Phaolô và được Thánh Phaolô rửa rội và sau đó trở thành Giám Mục tiên khởi ở nơi thành phố Athens này.
Nhà thờ là một nhà thờ ba gian. Hướng dẫn  xây cất do kiến trúc sư nổi tiếng người Đức Leo von Klenze làm theo lệnh của vua Otto Hy Lạp. Kiến trúc chịu ảnh hưởng của Tu viện Thánh Boniface ở Munich. Đất xây dựng nhà thờ được mua lại vào năm 1847 với số tiền thu được từ những người Công giáo Hy Lạp. Khi xây nhà thờ thì những người công giáo Hy Lạp gây quỹ cả trong và ngoài nước. Lễ khánh thành cung hiến diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1865.
Nhà thờ dài 38 mét, cao 15 mét và rộng 24 mét, và nột thất bằng nhiếu đá cẩm thạch. 
Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha kết hôn với Công chúa Sophia của Hy Lạp và Đan Mạch ở trong nhà thờ này năm 1962. Tám cửa sổ kính màu ở hai bên của phần dưới của nhà thờ được vẽ bởi hãng xưởng hoàng gia của Munich Carl de Bouchet và được tặng bởi vua Ludwig của Beyen (Bavaria.)
Thánh Đi-ô-ny-xi-ô là  vị Giám Mục đầu tiên của Giáo phận Athens, tử đạo † 96 Tại Athens ở Hy Lạp.
Theo truyền thống và sách TĐCV.  ghi lại rằng: ngài đã nghe bài giảng nổi tiếng của thánh Phaolô  tại quảng trường Areopagus  (TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ 17, 22 - 31) những  người nghe hôm đó cười chế nhạo Phaolô khi rao giảng đoạn Chúa Giêsu sống lại, chỉ có mình Dionysius là nghe chăm chú và  đã bị thuyết phục và tin tưởng (TĐCV. 17:34). Theo lời kể của Eusebius của Caesarea, ngài đã trở thành giám mục đầu tiên của Athens, theo danh sách giám mục ngài điều hành ở Athens từ năm 52 cho đến khi phải chịu tử đạo năm 96 cùng với linh mục Rusticus và phó tế của mình là Eleutherius. Ngài là thánh bảo trợ của thủ đô Athens
Ngày nay có một số tác phẩm được tìm thấy trongtrong thư việnĐại học Fribourg bằng tiếng Đức người ta cho là của thánh Giám Mục Thánh Đi-ô-ny-xi-ô (Dionysius.)

 
Hôm nay đây chúng tôi đang đứng ngay nơi mà thánh Phaolô đã đến đây rao giảng về đạo Chúa Giêsu Kitô. Theo Chương 17 tường trình rằng thánh Phaolô đến Thê-xa-lô-ni-ca Hy Lạp và giảng đạo rồi sau đó tới Athens và ở tại nơi này. Tôi cầu nguyện trong nhà thờ chính tòa này một lúc, sau  đó đi viếng chung quanh nhà thờ một lượt và đi ra bên ngoài. Ngôi thánh đường này xây ở trên cao vì từ dưới sân đi lên cũng trên chục bậc thang mới tới sân cửa nhà thờ. Bên trái có một đài đặt tượng Đức mẹ Maria Fatima khá đẹp. Có một số cây cảnh và hoa cắt tỉa tỉ mỉ. Đứng trước tượng  đài  Đức Me Fatima cầu nguyện với Mẹ thương ban ơn lành cho Nước Việt chúng con.
 
Nơi đây mỗi ngày cuối tuần đều có thánh lễ bằng tiếng Anh cho khách du lịch và những người đến đây làm việc, vì Công Giáo nơi đây chỉ có khoảng 50.000 ngàn người Hy Lạp mà thôi còn những người ngoại quốc Công giáo thì đông gấp ba lần như thế.
Tôi lên Google tìm thêm nhà thờ Công Giáo ở đây mà không thấy thêm nhà thờ nào nữa cả, chắc có lẽ số Giáo Dân Công Giáo ở Hy Lạp này qúa ít nên không cần nhiều nhà thờ chăng? 

Tôi tìm hiều thêm thì mới biết rằng ở Hy Lạp này ai theo đạo Công Giáo thì sẽ rất thiệt thòi. Điển hình là một số nghề nghiệp không dành cho người Công Giáo. Muốn cất nhà thờ phải được phép của Chính Thống Giáo và chính quyền v.v... Vì vậy mà Công Giáo nơi đây rất thiệt thòi và không phát triển được. Hy vọng trong tương lai sẽ có một con đường tươi đẹp mở ra để cho Công Giáo Hy Lạp được tự do nhiều hơn và giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo sẽ nên hiệp nhất thì thật là tuyệt vời lắm thay!.

Trầm Hương Thơ_2019