Dân Chúa Âu Châu

Cuộc đời là chuyến hành hương
Ta đi đi mãi về đường tương lai 
Tương lai là chốn vô thường 
Là nơi bất diệt Thiên Đường Chúa ta.
 

Ba ngày ở đây chúng tôi đã đi tham quan khá nhiều ở vùng Bắc Cali này. 

Thành phố San José khoảng 1.000.000 (một triệu) dân sinh sống trong đây có hơn 100,000 (một trăm ngàn) người Việt nam. Đây là thủ phủ của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở Bắc Califonia với hơn 10% dân Mỹ gốc Việt Nam. Thành phố có tất cả 10 Nghị Viên thì có 2 nghị viên gốc Việt. Phố ở đây không có vẻ sầm uất như ở khu quận Cam miền nam Califonia. 
 
Thành phố hình như không có những thắng cảnh hay đền đài gì nổi tiếng để đi tham quan cả, tôi cũng không thấy (Thung lũng hoa vàng" như tên thường gọi đâu cả, chỉ thấy những đồi núi và cánh đồng cỏ vàng cháy nắng phủ lên cũng không có bờ biển. (Nghe anh bạn nói là hoa vàng thì nở vào mùa xuân, mùa mưa, còn cỏ vàng thì là mùa hè, mùa khô). Lái xe vòng vòng và đi ăn chả cá Lã Vọng Thiên Long là nhà hàng nổi tiếng nhất ở đây mà tôi được vài người giới thiệu, thấy cũng bình thường thôi chứ không có gì là xuất sắc. 
 
Nói thật là thua cả bữa cơm của gia đình anh chị Minh Định nguyên Chủ Tịch cộng đồng Công Giáo ở đây mời chúng tôi tối hôm trước. 

Ở đây có thung lũng Silicon nổi tiếng thế giới về kỹ nghệ điện tử và tạo rất nhiều công ăn việc làm cho thành phố này, vì vậy dân kéo về vùng này sinh sống khá đông, những kỹ sư về ngành điện tử Việt Nam ở đây cũng nhiều. Trước đây hơn 3 thập niên khi người Việt chưa đến đây ở đông như bây giờ thì trong phố San José này rời rạc lắm. Vì những người Mỹ gốc da trắng có tiền họ dọn nhà lên núi ở để lại khu trung tâm thành phố cho những người ít tiền sống. Từ ngày có Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản đến đây định cư và từ từ phố trong trung tâm này mới sống lại và phồn thịnh lên như bây giờ, nhưng cũng không gom và sầm uất được như ở trên miền nam phía quận Cam hạt Orange. Lương ở đây cao hơn ở miền nam Califonia nhưng giá sinh hoạt thì lại mắc mỏ hơn nhiều. 

Ngôi nhà thờ cổ (Old Mission San Jose) 

 
Ba ngày ở đây sáng nào chúng tôi cũng đều đi tham dự thánh lễ ở nhà thờ truyền giáo cũ Thánh Giuse (Old Mission San Jose) nhà thờ này nghe người bạn nói là cũ nhất ở nơi đây. Được các Lm. dòng Phanxicô tới đây truyền giáo cho những người thổ dân và xây dựng từ năm 1797. Thời đó xây dựng với những vật liệu lấy từ chung quanh, nay nhìn rất cũ kỹ cả trong lẫn ngoài nhưng hàng ngày qúy Lm vẫn dâng thánh lễ cho giáo dân như bình thường. Và sát bên là một viện bảo tàng để tham quan. 
 

Tôi chú ý tới tượng thánh Giuse được đặt ngay chính giữa bàn thờ để kính ngài và lấy tên Giuse của ngài. Tôi nghĩ chắc các Lm. ngày đó ở vùng này rất mực kính thánh Giuse nên ngày nay mới có tên thành phố Thánh Giuse (San José) đặc biệt cái tượng này họ diễn tạc thánh Giuse cầm cây gậy và đầu tóc Ngài thì giống như búi tó vậy, nên nhìn tôi thấy không giống bất cứ một tượng thánh Giuse nào mà tôi đã nhìn thấy. 
 
Sau ba ngày ở đây tôi lái xe trở về nam Califonia theo xa lộ số 5. Từ San Jose trở về Los Angeles con đường này trên sa mạc và thẳng tăm tắp nên chạy sẽ nhanh hơn con đường xa lộ số 101 khoảng một tiếng. 
Tôi thích chọn con đường số 5 này để có thể nhìn thấy được nhiều nơi hơn trên đất nước Mỹ này. Xuyên suốt trên vùng cao nguyên này người ta canh tác hoa màu rất nhiều, những giải đất trồng cây ăn trái mịt mù, phải xác nhận là nhiều vô kể. Cũng như những loại rau và ngũ cốc, họ trồng để cung cấp cho tiểu bang và toàn nước Mỹ còn xuất cảng nữa. Nhà nông ở đây họ làm hàng 100 mẫu trở lên. Đặc biệt lâu lâu mới thấy một người lái cái xe khổng lồ ở ngoài cách đồng thẳng cánh cò bay, chứ không như ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa xếp hàng cả ngày chổng mông nhổ cỏ hay cuốc đất đâu. 
 
Tôi lái xe ba tiếng đồng hồ khoảng hơn 300 cây số mà chưa hết những vườn trái cây hai bên đường. Người bạn tôi nói đây là vựa trái cây lớn nhất nước Mỹ, họ trồng cung cấp cho toàn tiểu bang Califonia, và các tiểu bang khác và còn xuất cảng đi khắp nơi nữa. 

Thực ra nơi đây là vùng đất sa mạc nhưng nhờ những kỹ sư canh nông giỏi họ đã biến vùng sa mạc này thành những mảnh đất màu mỡ vô tận. Nghe người bạn tôi kể người Do Thái cũng nghiên cứu mô hình của sa mạc ở Califonia này để đem về bên do Thái biến sa mạc thành những mảnh đất màu mỡ. Trồng trái cây và làm giàu nhanh chóng. 


Đúng với câu nói là: Nếu giao một vùng sa mạc cho dân Mỹ, hay Do Thái, họ sẽ biến nó trở nên tươi tốt và trù phú, nhưng nếu chế độ cộng sản cướp một vùng đất phì nhiều thì họ sẽ mau chóng biến nó thành sa mạc. Thật đúng là có đi nhiều ta mới mở mắt ra nhiều chứ cứ đứng một chỗ như con ếch thì chỉ biết có cái giếng của mình thôi. Cứ tha hồ ngồi ở trong cái giếng đó mà nổ thật to nào là: "đỉnh cao trí tuệ, vô địch muôn năm, bách chiến bách thắng v.v..." kể chẳng bao giờ hết những cái băng rôn treo đây đường phố đó. 
 
Sau 6 tiếng lái xe đầy thú vị tôi đã trở về thành phố Los Angeles vào lúc trời chiều bắt đầu lên đèn nên rất đẹp. Tôi lái tôi đi vào trung tâm để tham quan buổi tối thật là đẹp và phố xá buôn bán tấp nập. thành phố Los Angeles là thành phố lớn nhất của tiểu bang Califonia và thứ nhì của nước Mỹ với 4.000.000 (bốn triệu) dân cư. Phải nói là khi đêm đến thành phố này lên đèn điện mà nhìn vào trung tâm rất là rực rỡ và thật là đẹp. Chúng tôi đâu xe ngay trên một cây câu nới đây có lễ là địa điểm đẹp nhất để ngắm thành phố vào đêm. 

Trầm Hương Thơ 
Trên đường hành hương.