Dân Chúa Âu Châu

Ngày hôm nay tôi quyết định lái xe từ Los Angeles đi San Francisco về hướng bắc theo xa lộ 101 cặp bờ biển để quan sát những cái đẹp của biển Califonia, mặc dù biết rằng xa và lâu hơn so với xa lộ số 5 chạy qua vùng sa mạc. Sa lộ 101 này thú vị của nó là xuyên qua các thành phố sát biển như Ventura, Santa Barbarra v.v... 
Từ Los Angeles lái xe khoảng một tiếng thì đã đến thành phố Ventura nằm ngay bên bờ biển Thái Bình Dương, với dân số khoảng hơn 1 trăm ngàn người, chạy xe tiếp khoảng gần một giờ nữa thì tới thành phố Santa Barbarra. Những người đầu tiên đến vùng đất này là các Lm. dòng thánh Phanxicô Asisi người Tây Ban Nha chuyên ngành truyền giáo, nên đến những vùng đất Califonia này các ngài mới đặt tên theo tên các thánh. Vì đến đây vào ngày kính thánh  "Santa Barbara" nên các giáo sỹ, Lm và các thầy dòng Phanxicô Tây-Ban-Nha đặt tên cho vùng đất này để tỏ lòng cung kính, cũng có ý cầu thánh nhân bảo trợ nữa. Nhà thờ cổ nhất được các ngài xây cất vào năm 1786 là Santa Barbara Mission và tới bây giờ vẫn còn là điểm đến hành hương tham quan và kính nhớ. Thành phố này có khoảng một trăm ngàn dân là thành phố sống tốt là nhờ nguồn thu nhập từ khách du lịch và buôn bán.
 
 
Từ đây lái xe tiếp theo xa lộ 101 về hướng bắc nữa sẽ tới thành phố Solvang của người Đan Mạch. Nhà cửa ở đây kiến trúc đúng theo lối Đan Mạch cổ. Theo tài liệu cho biết thì vào năm 1850 đến 1930 kinh tế Đan Mạch gặp khủng hoảng, đời sống rất khó khăn nên một số đông dân di cư sang Mỹ tìm đất sống ở nhiều tiểu bang khác nhau, và một nhóm họ đến đây lập nghiệp vào năm 1911. Họ thiết lập thành phố theo văn hóa của nước họ, và vẫn với lối kiến trúc và văn hóa sinh hoạt cho đến ngày nay.
Tôi tiếp tục lái xe qua các tỉnh như: 
- Santa Maria, 
- San Luis Obispo, 
- Santa Margarita, 
- San Miguel, 
- San Lukas, 
- San Juan Bautista, 
- San Martin, 
- San José 
và đến Fremont là điểm dừng chân nghỉ ngơi bốn đêm của chúng tôi. Như vậy là nếu chúng ta lái xe từ Los Angeles là thành phố các Thiên Thần trên xa lộ 101 đến thành phố thánh Phanxicô chúng ta phải vượt qua tất cả 9 thành phố mang tên "Các Thánh" mà tôi đã liệt kê ra như trên. Nếu lái xe mà không ghé dọc đường thì khoảng 7 tiếng tới San José. 
 
Thành phố San José dân số khoảng 1.000.000 người nhưng có tới hơn 100.000 ngàn người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tức là hơn 10,4% cao nhất nước Mỹ theo thống kê của chính phủ Hoa Kỳ năm 2010.  
 
Từ Fremont thành phố trên núi nhìn xuống vịnh San Francisco, và phía dưới bên trái là thành phố San José ban đêm rất đẹp. Từ đây đi tham quan thành phố San Francisco hết khoảng hơn một tiếng lái xe thôi. 
 
Thành phố "Thánh Phanxicô (thành Assisi)"
 
Năm 1776, người Tây Ban Nha đã định cư ở khu vực mũi của bán đảo này và thiết lập pháo đài tại Golden Gate.  Các Lm truyền giáo đặt tên theo là San Franciso. 
Tên "San Francisco" theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Thánh Phanxicô (thành Assisi)"
Ngày nay San Francisco là thành phố đông dân thứ 4 ở tiểu bang California và là thành phố đông dân thứ 14 ở Hoa Kỳ, với dân số ước tính năm 2017 khoảng 750.000 người. 
 
Cây cầu Cổng Vàng (Golden Gate).
 
Là một trong những cây cầu nên thơ nhất thế giới. Chúng tôi tới đây lúc khoảng 10 giờ 30 trong giữa mùa hè mà vẫn còn đầy sương mù. Từ trong thành phố lái xe ngược trở ra chạy qua để quan sát toàn thể cây cầu trước, sau đó vòng ra nơi bãi đậu xe để ngắm nhìn một kỳ quan của nhân loại và chụp ảnh.
Cây cầu này nối liền xa lộ 101 từ miền nam dẫn vào thành phố, có 6 làn xe mỗi bên 3 làn và 2 bên cho người chạy xe đạp, người đi bộ thỉ chỉ có thể đi bên phía tây mà thôi. 
 
Giữa mùa hè nhưng gió thổi khá mạnh và lạnh, vì dòng nước phía dưới chảy từ hướng Alaska về nên rất lạnh theo anh bạn của tôi cho biết là mùa hè nước biển chỉ khoảng 8 độ C thôi nên không bao giờ tắm được. 
Chúng tôi bắt đầu đi bộ qua  Cây cầu Cổng Vàng (Golden Gate) để cảm nghiệm một lần trong đời chứ.  Đây là một cảnh quan không thể bỏ qua, cây cầu  này có chiều dài 2,7 km nối liền "Cổng Vàng", cửa ngõ vào Vịnh San Francisco với Thái Bình Dương. Càng đi trên cầu thí gió càng thổi mạnh, tôi đội cái mũ mùa hè để che nắng nên gió lùa qúa mà cảm thấy buốt cả trên đầu nhưng nhất định không bỏ cuộc. Cuối cùng hơn nửa tiếng đồng hồ chúng tôi đã tới được hết câu cầu và bắt đầu đi trở lại là khoảng tiếng rưỡi vì có đứng lại chụp ảnh nữa, lạnh run nhưng mà thú vị. 
 
 
Đứng trên cầu nhìn ra đảo Alcatraz nơi có nhà tù khét tiếng trên đảo bị bỏ hoang.
Nhà tù này trong 29 năm hoạt động với danh tiếng là nhà tù có hệ thống an ninh cao nhất nườc Mỹ đã có 36 tù nhân tìm cách vượt ngục nhưng không thoát nổi. Nhưng có một cuộc vượt ngục nổi tiếng nhất diễn ra vào năm 1962, sau khi ba tù nhân đào tường xuyên nhà tù bằng các dụng cụ thô sơ như thìa, cây củi v.v... Sau đó họ đã để lại hình nộm giống như thật của mình trên giường để đánh lừa mọi người và thoát thân. Có thể họ đã bơi được về phía đất liền? Vì từ khi vượt thoát đến nay người ta không tìm thấy xác của họ. Nhà tù này đã đóng cửa sau vụ vượt ngục đó một năm.  Câu chuyện này đã được đóng thành phim 1979 khá nổi tiếng của Mỹ tên   Escape From Alcatraz .
 
Sau khi tham quan đã đời chúng tôi lái xe trở vào thành phố đi tìm được một nhà hàng Việt Nam ăn trưa, giá cả ở đây mắc gấp đôi ở Los Angeles, mọi cái đều mắc mỏ nhưng đồng lương ở đây cũng cao hơn ở phía miền nam Califonia.
 
Con đường hoa Lombard Street 
 
 
Là một đường phố ở phía đông-tây của San Francisco, nổi tiếng vì độ dốc ngoằn ngoèo nhất Hoa Kỳ. Vì khúc đường này qúa dốc 27° đã được chủ đất là ông Carl Henry đề nghị theo mô hình chữ chi để đỡ gây tai nạn, năm 1922 họ bắt đầu làm và sau đó trồng hoa theo hai bên. Đường này chỉ lưu thông một chiều từ trên xuống dưới tốc độ lưu là 5 km/h. Đây là một đoạn đường chỉ dài có khoảng 400m nhưng thu hút khách quốc tế rất đông. 
Chúng tôi xuống xe đi bộ để chụp ảnh nhưng thấy rất đông người đến độ có cảnh sát thường xuyên nhắc nhở và phân làn đường cho lưu thông. Sau đó ra thăm cầu cảng San Fransico nữa là hết nguyên một ngày dài. 
Buổi chiều tối tôi có hẹn với ở San José tới nhà dùng cơm nên phải lái xe về cũng hơi tiếc là không ở lại đi phố đêm ở San Fransico nghe nói rất đẹp nên cũng tiếc nuối, nhưng thôi như vậy để còn hẹn lần sau trở lại thăm thành phố ban đêm thánh Phanxicô Asisi nữa. 
 
Trầm Hương Thơ
Tr
ên đường hành hương