Dân Chúa Âu Châu

con-gai 04Lệ Vũ thân mến!

Đầu thư em chúc Lê Vũ luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Em đọc mục Tuổi Biết Buồn do Lệ Vũ phụ trách trên báo Dân Chúa, em rất thích. Nay em có chuyện này nhờ Vũ giúp em. Em năm nay gần 20 tuổi, đang học đại học năm thứ hai. Đời sống hiện nay rất vui, em có nhiều bạn bè tốt, anh em trong nhà đều “get along”. Khổ nỗi là ba mẹ em…! Em cảm thấy ba mẹ bó buộc tụi em quá! Em 20 tuổi rồi mà đi đâu cũng phải hỏi ba mẹ, luôn có curfew là 10 giờ phải về. Em thấy ba má em treat em như là đứa con nít vậy. Riêng em chưa bao giờ làm chuyện gì xấu hoặc là trái với lương tâm của em. Mà tại sao mỗi lần em ngỏ lời hỏi đi coi cinê, hoặc xin đi shopping, ba má lại mắng chửi em: “Mày là chị hai ở trong nhà, mà không biết làm gương cho các em”. This really hurts me because em thấy rằng em đâu có làm gì mà ba má em lại đổ lỗi cho em như vậy.

Em cũng tội nghiệp cho mấy đứa em của em. Em có thằng em trai, tính tình của nó rất tốt. Nó cũng thương chị, thương em. Mà tại vì cách của nó ăn mặc, ba em cứ chửi nó hoài. Ba em muốn rằng tụi em live the life that he wants, that we have to think the way he does. Có lần bạn ba em mời gia đình tới nhà ăncơm, nhưng mà mấy đứa em đã có plan sẵn là đi cinê, brother-sister night out thing. Rồi tụi em nói cho ba em, và ba em nổi sùng chửi tụi và nói tụi em rằng: “Đi chết đi! Tao chôn tụi bay có mấy ngàn đồng hơn là cho tụi bay sống làm phiền tao”.

Em thấy câu này rất là độc ác với con cái. Tụi em làm gì sai đâu, mà cũng nên hiểu rằng tụi em rằng tụi em coi ông không ra gì hết. Nếu ba em không coi tụi em ra gì, thì tại sao ba em lại đòi hỏi tụi em respect him được? Em thấy ba em còn sống theo lối ở bên Việt Nam, người ra gọi là “cổ lỗ xĩ” hay gì đó. Nhưng nếu tụi em có trách nhiệm đối với riêng mình, và đối với nhau, thì tại sao ba má cứ hành hạ tụi em như thế?

We’re very good kids. We get things that need to be done. It’s them that always bring out the bad in us. They don’t want us to have fun or have any friends. Em có mấy lần try to talk to them, nhưng chuyện này ra chuyện nọ, khó mà talk. Em có cho mẹ em cuốn sách “Mái Ấm Gia Đình” so that she can hiểu biết thêm về tuổi trẻ hiện nay. Nhưng she không đọc, bảo rằng em cần đọc hơn she đọc. Làm sao em cho she hiểu rằng tụi em cần more than just “food on the table?”. That’s what they say we need to repay them for, the pain of giving birth to us and raising us. But they also need to learn how to be parents, because we’re learning to cope being their children. Xin Lệ Vũ try to help them understand that it’s not just fot us, but them also that makes a happy family. Thank You.

No Name


Đáp: Người Em No Name, No địa chỉ thân mến,

Thông cảm với những khó khăn, lục đục gia đình em đang trải qua. Thật ra những xung đột (conflicts) giữa bố mẹ và các em xẩy ra vì cả hai đàng đều không hiểu nhau, không nhìn ra được sự khác biệt của nhau. Thay vì cùng nhau ngồi lại tìm cách giải quyết vấn đề, bên nào cũng tự cho rằng mình đúng, và bên kia có nhiệm vụ phải nghe, tuân theo, không cần phải dài dòng, bàn ra tính vào chi cho mệt.

Rất nhiều gia đình Việt Nam đang sống tại hải ngoại có chung hoàn cảnh như gia đình của em hiện nay. Sự khác biệt văn hoá, phong tục, giáo dục giữa hai thế hệ gây ra nhiều thảm cảnh đáng thương trong nhiều gia đình, mà chỉ cần một chút học hỏi, lắng nghe, sẽ tránh được những điều đau lòng này.

Đừng trách bố mẹ. Hoàn cảnh của bố mẹ cũng đáng thương như chúng em. Bố mẹ được lãnh nhận, day dỗ và lớn lên trong một môi trường, văn hoá, phong tục, mà sự giáo dục nghiêng nhiều về phong tục, tập quán, theo khuôn khổ, lề lối và quyền hành hơn sự hiểu biết, đối thoại và tình thương yêu. Sự giáo dục nhấn mạnh trên căn bản thi hành và vâng lời. Càng vâng lời, nhắm mắt thi hành, càng được khen là hiếu thảo, trung thần. Dù bố mẹ có nói sai, con cái cũng không được lên tiếng. Ngược lại, sẽ bị kết tội hỗn láo, phản động, dám cãi lại cha mẹ hay bề trên. Thật ra nhiều phụ huynh- trong số này có thể có cả bố mẹ em) nhận ra điều sai, cái không phải mình đã vội nhận, nhưng vẫn không dám lên tiếng sửa đổi, vì sợ… bị kết tội “đảo lộn văn hoá Thánh Hiền” đã có từ hơn 2 ngàn năm văn hiến.. Bình thường, đá số bố mẹ Việt Nam ít dùng lời lẽ dịu ngọt, yêu thương trong sự giáo dục con cái.Chỉ chờ khi con lầm lỗi, trong cơn nóng giận mới lên tiếng sửa đổi, dạy dỗ. Rồi nhiều bố mẹ trongcơn giận dữ thiếu suy nghĩ đã buông ra những lời rủa mắng nặng lời, nhiều khi tục tằn nữa.

Phần các em được sinh ra và lớn lên trong một môi trường, hoàn cảnh khác xa bố mẹ. Các em được đi học, hấp thụ một nền giáo dục nhấn mạnh trên phát tri63n về hiểu biết, đối thoại và tự lập. Mỗi người đều có quyền nói lên điều mình muốn nói mà không sợ bị ngừơi khác kết tội hỗn láo, bất kinh.

Nhìn thiên nhiên rồi ngẫm sẽ thấy rõ một điều: hạt gieo 1 nơi, cây trồng một ngả còn phải èo ột, trồng da tróc vẩy mới sống và lớn lên được huống chi là con người. Tụi em cũng tựa như các loại cây trái Việt Nam được mang gieo và trồng tại Mỹ, với bản năng sống còn, không nhiều thì ít, đầu có biến dạng đổi thay cho hoà hợp với môi trường mới. Ngược lại, chúng sẽ chết, hoặc sống cũng èo uột, không giống ai. Con người là một phần tử của thiên nhiên, có cố gắng cũng không thể nào thoát khỏi điều luật Thượng Đế đã an bài.

Để giải quyết vấn đề, tạo niềm cảm thông giữa cha mẹ và con cái, Lệ Vũ đề nghị người em No Name nên đến gặp một linh mục hay một người nào lớn tuổi gia đình em gần gũi, rồi trình bày tất cả những khó khăn, như em viết trong thư gửi cho Vũ. Lệ Vũ tin, vị linh mục hay người thân nào đó có thể sẽ có cách thưa chuyện với ba má của em để tìm cách dung hoà, để bố mẹ cà chúng em cảm thông, hiểu và trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn.

Bên cạnh đó, Lệ Vũ cũng đề nghị một phương pháp khác, chúng em có thể thi hành theo Lời Chúa dạy qua kinh cầu nguyện của thánh Phanxicô: Muốn người khác thông cảm, hiểu và thương mình, phương cách tuyệt vời nhất là mình hãy cố gắng thông cảm, hiểu và thương họ trước. Please put yourself in your parent’s shoes, then you will see what they had to get through in trying to raise and education you. Of course they are not perfect and will never be perfect, but I think they try the best they know how and can to raise you… Just think about hungry children and those who have no parents and you will recognize how bless you are to have your parents with you now. Just thank God for it. Love and Peace in God.

Lệ Vũ