Dân Chúa Âu Châu

011) Sau khi áp giải cha con họ Hồ về Tàu rồi, bọn tướng nhà Minh lại bắt buộc mọi người dân phải làm tờ khai rằng: "Con cháu họ Trần không còn ai nữa. Đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước. Nay xin vua Minh cho đổi lại thành quận, huyện để được cai trị như cũ..."

 

 

 

 

 

 

022) Dựa vào những tờ khai đó, bọn Hoàng Phúc, Lữ Nghị chia đất nước Nam ra thành 17 phủ, 5 châu và 3 ti để đặt quan cai trị. Chúng tìm những người biết chữ Hán ra giúp việc cho chúng. Có vài người như: Bùi Ứng Đẩu, Lý Tử Cấu... tự lấy làm sỉ nhục, không chịu ra làm quan.

 

 

 

 

 

 

033) Công việc xếp đặt nền cai trị đã xong, Hoàng Phúc, Lữ Nghị ở lại giữ đất nước Nam. Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về Bắc. Hai viên tướng này vào triều, dâng lên vua nhà Minh bản đồ nước Nam vừa đánh chiếm được. Vua Minh hả hê cười nói, có vẻ sung sướng lắm!

 

 

 

 

 

 

044) Trong khi đó thì Trần Quĩ, con thứ vua Trần Nghệ Tông, chạy vào Ninh Bình họp với các quan văn võ cũ, rồi tự xưng là Giản Định Hoàng Đế để chống lại nhà Minh. Lúc đầu, thế lực hãy còn yếu nên quân của vua Giản Định đánh nhau với quân nhà Minh, thường bị thua và phải chạy vào Nghệ An.

 

 

 

 

 

 

055) Tại Nghệ An, có Đặng Tất đem quân tới giúp. Lại có thêm dư đảng của Trần Nguyệt Hồ ở Đông Triều kéo về, nên quân thế đã khá mạnh. Đặng Tất lại mới giết được hàng tướng nhà Minh là Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ. Nhờ thế mà vùng đất từ Nghệ An trở vào lại thuộc về nhà Hậu Trần.

 

 

 

 

 

 

066) Năm 1408, Giản Định Đế đem quân từ Nghệ An tiến ra đánh Đông Đô (tức là thành Hà Nội bây giờ). Trên đường hành quân tới Ninh Bình, dân chúng và những hào kiệt oán ghét nhà Minh, kéo tới xin theo đánh giặc rất đông. Họ đem theo rất nhiều trâu bò, dê, lợn để khao quân.

 

 

 

 

 

 

077) Được tin này, vua Minh sai Mộc Thạnh đem 4 vạn quân ở Vân Nam sang đánh dẹp. Tới bến Bô Cô (Nam Định) thì quân Minh gặp quân nhà Hậu Trần kéo ra. Hai bên giao chiến rất kịch liệt. Giản Định Đế tự tay mình cầm dùi trống, đánh trống, thúc quân.

 

 

 

 

 

 

088) Tướng sĩ ai nấy hết lòng đánh giặc. Quân nhà Minh bị phá tan. Lữ Nghị bị tướng nhà Hậu Trần phi ngựa đuổi theo chém chết. Mộc Thạnh cùng tàn quân mở một đường máu, chạy trốn về thành Cổ Lộng (Nam Định) do chúng mới xây xong.

 

 

 

 

 

 

099) Nhân dịp thắng trận ở Bô Cô, Giản Định Đế muốn đánh thẳng ra Đông Đô. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân vội ngăn lại, vì muốn đợi các lộ quân khác kéo về đầy đủ đã. Thấy thế Giản Định Đế đã không vừa ý, sau lại nghe lời dèm pha của Nguyễn Mộng Trang, liền tìm cách lừa giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

 

 

 

 

 

 

1010) Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị thấy cha mình bị giết oan, liền bỏ Giản Định Đế, kéo quân về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoách (cháu vua Trần Nghệ Tông) lên làm vua, hiệu là Trùng Quang. Trùng Quang lại tôn Giản Định đế lên làm Thượng Hoàng, để cùng chống

 

 

 

 

 

 

1111) Thấy Mộc Thạnh bị thua, vua nhà Minh lại sai Trương Phụ và Vương Hữu đem binh sang cứu. Lúc đó, quân nhà Hậu Trần đang chia nhau đi đánh dẹp ở Hải Dương. Còn Giản Định Đế đang đóng quân ở Hạ Hồng (Ninh Giang) liền bị Trương Phụ bắt sống, chở về Kim Lăng.

 

 

 

 

 

 

1212) Còn lại Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoách) ở Bình Than cũng bị thua trận, rồi chạy về Nghệ An. Năm 1410, cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Trùng Quang Đế đánh ra Bắc, thắng được một trận ở Hồng Châu. Sau vì hiệu lệnh phát ra không đều nên quân nhà Hậu Trần lại bị thua nhiều lần nữa ở Bình Than.

 

 

 

 

 

 

1313) Đã mấy lần Trùng Quang Đế cho sứ giả sang Tàu xin hòa, nhưng đều bị vua Minh không cho và bắt giết luôn sứ giả. Lần này, cùng quẫn quá, khi chạy vào Hóa Châu, vua Trùng Quang đành phải cho Nguyễn Biểu ra xin hòa với Trương Phụ.

 

 

 

 

 

 

1414) Trương Phụ tỏ vẻ kiêu ngạo, không cho hòa, nhưng biết Nguyễn Biểu là người có tài nên giữ lại. Nguyễn Biểu giận mắng: "Các ngươi nói là giúp nhà Trần nhưng thực ra là đi chiếm đất của nhà Trần để rồi cướp của, giết người!" Trương Phụ giận llắm, sai quân lôi Nguyễn Biểu ra chém.

 

 

 

 

 

 

1515) Theo truyền thuyết thì Trương Phụ cho dọn "Cỗ đầu người" ra để dọa, rồi bảo Nguyễn Biểu rằng: nếu không sợ mà dám ăn thì sẽ tha cho về. Nguyễn Biểu thản nhiên lấy đũa khoét mắt nuốt và bảo: "Mấy khi mà ta được ăn đầu người Tàu!" Nói rồi ông lại cao giọng ngâm thơ, tỏ vẻ không sợ. Trương Phụ trước đã tính thả cho ông về, sau lại cho người đuổi theo bắt lại, và trói ông ở chân cột cầu chùa Yên Quốc, đợi cho nước lên, sẽ làm cho ông chết đuối.

 

 

 

 

 

1616) Năm 1413, quân Trương Phụ tiến vào Ngệ An, quan thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu không chống cự lại. Quân Trương Phụ vừa kéo tới cổng thành, Phan Quý hữu đã cho mở cổng thành ra, mời Trương Phụ vào. Rồi Quý Hữu lại đem tất cả con cháu ra quỳ lạy mà xin hàng.

 

 

 

 

 

 

1717) Trương Phụ phong cho con trai Phan Quý Hữu là Phan Liêu làm tri phủ Nghệ An. Phan Liêu muốn lập công với chủ mới, liền đem tình hình quân sự của nhà Hậu Trần ra nói hết. Do đó, mà Trương Phụ biết rất rõ các tướng sĩ nhà Hậu Trần, ai giỏi, ai dở, nơi đóng quân, chỗ nào yếu, chỗ nào mạnh, để dễ tiến đánh hoặc đề phòng.

 

 

 

 

 

 

1818) Trương Phụ có ý định đánh chiếm Hóa Châu trước nên cho hội họp các tướng lại để bàn kế tiến binh. Mộc Thạnh, đã từng bị thua lớn ở trận Bô Cô (Nam Định ngày nay) nên vẫn còn hoảng sợ. Y nói: "Hóa Châu núi cao, rừng rậm, khó lấy lắm!"

 

 

 

 

 

 

1919) Trương Phụ đáp: "Ta sống cũng ở đất Hóa Châu mà chết cũng ở đất Hóa Châu. Hóa Châu mà không chiếm được thì không còn mặt mũi nào mà về gặp Chúa thượng nữa!" Lập tức Trương Phụ truyền cho quân thủy bộ tiến đánh ngay Hóa Châu.

 

 

 

 

 

 

2020) Trương Phụ chia quân ra làm hai cánh. Cánh theo đường bộ do Mộc Thạnh chỉ huy. Quân lính phải trèo đèo, vượt suối rất vất vả. Có khi phải cùng nắm chặt tay nhau mới có thể leo lên những đỉnh núi thật cao.

 

 

 

 

 

 

2121) Thủy quân được đặt dưới quyền của Trương Phụ. Từng đoàn chiến thuyền to lớn, nối đuôi nhau, theo đường biển, tiến vào Hóa Châu. Dọc đường dù có gặp dông bão, sóng gió, nhưng vì thuyền lớn, nên vẫn an toàn tới bờ.

 

 

 

 

 

 

2222) Lần này quân thủy và bộ của Trương Phụ và Mộc Thạnh đã liên lạc được với nhau. Bọn Hoàng Phúc, Phương Chính, Tiết Tụ, Chu Vinh, Trần Húc, Dương Hồng... chia làm nhiều cánh, bao vây đất Hóa Châu. Nghĩa quân của nhà Hậu Trần bị tan vỡ rất mau chóng.

 

 

 

 

 

 

2323) Đặng Dung, Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị cố phá vòng vây để rước Trùng Quang Đế chạy về Thuận Châu (vùng Quảng Trị, Thừa Thiên bây giờ). Tàn quân được thu góp lại, đóng ở phía nam sông Ái Tử (chi nhánh của sông Thạch Hãn) để chống giặc.

 

 

 

 

 

 

2424) Một đêm, Đặng Dung dẫn đoàn quân tinh nhuệ, cảm tử, dùng thuyền nhỏ tiến thẳng vào thủy trại của Trương Phụ để đánh một cách bất ngờ. Quân của Đặng Dung dùng lửa đốt cháy mấy chiếc thuyền lớn của giặc đậu sát liền với nhau.

 

 

 

 

 

 

25e25) Nhân lúc giặc Minh hoảng hốt, hỗn loạn, đoàn quân cảm tử nhảy lên các chiến thuyền đang bị đốt cháy để tha hồ mà chém, giết. Nhiều lính giặc đã quá sợ, không kịp chống cự, vất cả gươm giáo để nhảy xuống sông mà chạy trốn.

 

 

 

 

 

 

2626) Đặng Dung đương xông xáo, nhảy từ thuyền này qua thuyền khác, bỗng nhìn thấy lá cờ lớn đề chữ "Trương". Biết đó là thuyền của Trương Phụ, Đặng Dung liền nhảy vọt sang, định bắt sống tên tướng giặc.

 

 

 

 

 

 

2727) Tiếc thay! Đặng Dung lại không biết mặt Trương Phụ. Trong lúc Đặng Dung đang chạy hết chỗ này tới chỗ khác để tìm tướng giặc, thì Trương Phụ đã nhanh chân lẻn ra, nhảy vội xuống một chiếc thuyền nhỏ. Rồi tự tay y chèo thật nhanh mà trốn thoát.

 

 

 

 

 

 

2828) Sau trận tấn công bất ngờ này, Trương Phụ căm giận lắm! Y dồn hết mọi nỗ lực vào để quyết tiêu diệt quân nhà Hậu Trần. Nghĩa quân thế yếu nên bị bắt và bị giết rất nhiều. Đặng Thiết, em Đăng Dung cũng bị giặc bắt sống ngay tại trận.

 

 

 

 

 

 

2929) Quân nhà Minh đánh mạnh, dồn quân nhà Hậu Trần lên vùng sâu, rồi bao vây bốn phía. Đặng Dung và em là Đặng Doãn đã nhiều lần liều chết phá vòng vây mà không thoát. Rốt cuộc cả Trùng Quang Đế và các tướng sĩ đều bị bắt.

 

 

 

 

 

 

3030) Nguyễn Cảnh Dị dù bị thương nặng ở tay, cũng bị trói giải tới. Vừa thấy mặt Trương Phụ, Nguyễn Cảnh Dị đã quát: "Chính ta muốn giết mi không ngờ ta lại bị mi bắt! Đồ cướp nước!" Trương Phụ sai lính chặt đầu và moi gan ruột Cảnh Dị ra để trả thù.

 

 

 

 

 

 

3131) Năm 1414, Trương Phụ cho giải vua tôi nhà Hậu Trần về Yên Kinh bằng đường biển. Giữa đường, Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoách) nhảy xuống biển để tự tử. Anh em Đặng Dung, Đặng Doãn cùng nhiều tướng khác cũng nhảy xuống biển chết theo Trùng Quang Đế.

 

 

 

 

 

3232) Thấy thế, bọn lính canh vội ôm giữ chặt Nguyễn Súy lại. Nguyễn Súy giả vờ xin đầu hàng chúng. Để quên đoạn đường dài, Nguyễn Súy mời bọn lính canh cùng đánh cờ trên mạn thuyền. Sau đó, nhân lúc bất ngờ, Nguyễn Súy vác bàn cờ, đập vỡ đầu mấy tên lính canh, rồi cũng nhảy xuống biển.

 

 

 

 

 

 

3333) Đặng Dung cùng hai em ruột đều vì nước mà hy sinh. Mặc dù Giản Định Đế đã giết oan cha ông là Đặng tất mà Đặng Dung vẫn gác thù nhà một bên để hết lòng lo cho việc nước. Ông có làm bài thơ "Thuật Hoài" bằng chữ Hán rất nổi tiếng và có hai câu cuối, được dịch như sau:

"...Thù nước chưa xong đầu đã bạc

Gươm mài mấy độ, bóng trăng soi..."

 

 

 

 

3434) Trương Phụ thắng trận rồi, đi đến đâu, giết người đến đó. Y làm những việc hết sức dã man, tàn bạo. Y cho giết người rồi đem xác xếp chồng lên nhau cao như là núi. Y cho mổ bụng móc ruột người chết ra, rồi treo lên cây để làm trò chơi hoặc nấu thịt người để lấy mỡ làm dầu đốt đèn.

 

 

 

 

 

 

3535) Diệt xong nhà Hậu Trần, Trương Phụ cho làm lại sổ dân đinh để biết rõ từng người mà bắt đi làm phu, phục dịch cho quan quân nhà Minh. Y đặt quan cai trị và tìm những kẻ hèn nhát đã đầu hàng nhà Minh ra giúp việc. Khi Trương Phụ và Mộc Thạnh về tàu, chúng còn bắt đem theo nhiều đàn bà và con gái đẹp để về làm tì thiếp cho bọn chúng.

 

 

 

 

 

 

3636) Bọn Hoàng Phúc ở lại thì tìm đủ mọi cách để đồng hóa người dân Nam với người Tàu. Chúng bắt dân chúng phải ăn mạc quần áo đúng như người Tàu. Đàn bà không được đội khăn, phải mặc áo ngắn, quần dài, chứ không được mặc yếm, mặc váy như trước nữa.

 

 

 

 

 

 

3737) Vua nhà Minh ra lệnh lấy các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh của Tàu bắt dân Nam học. Còn những sách vở của nước Nam do người Nam viết, từ đời nhà Trần trở về trước, đều bị tịch thu hết, và chở cả về Kim Lăng. Do đó, mà bây giờ, muốn đọc cũng không biết tìm đâu ra những bộ sách quý đó nữa.

 

 

 

 

 

 

3838) Những nơi nào có mỏ vàng, mỏ bạc thì Hoàng Phúc cho quân lính Tàu đến canh giữ và đốc thúc, bắt buộc dân chúng quanh vùng phải đi làm phu, khai mỏ cho chúng. Đào lên được chút quặng mỏ quý nào thì chúng lại lấy, chở hết về Tàu.

 

 

 

 

 

 

3939) Ở miền rừng núi thì dân phải đi săn voi, săn tê giác để lấy ngà voi, sừng tê đem nộp. Rồi đến chim, rùa, vượn, rắn, thứ gì bọn quan lại người Tàu cũng vơ vét cho kỳ hết. Ở gần biển thì dân phải lặn xuống đáy biển để mò lấy san hô, ngọc trai đem lên nộp cho chúng.

 

 

 

 

 

 

4040) Tiền thuế ruộng, thuế muối đều bị chúng đánh rất nặng. Từ khi bọn Mã Kỳ, Lý bân sang thay Trương Phụ thì dân chúng lại còn khổ cực hơn nhiều. Cũng vì lẽ ấy mà luôn luôn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên chống lại nhà Minh và nổi bật nhà là cuộc khổi nghĩa Lam Sơn.

[Hết]