Dân Chúa Âu Châu

VS22 011) Vua nhà Nguyên (Mông cổ) vẫn muốn chiếm nước Đại Việt. Vì trước đây đã bị thua nên Hốt Tất Liệt muốn dụ vua Trần sang hàng. Nghe tin Trần Thái Tông mất và Trần Thánh Tông lên ngôi, Hốt Tất Liệt liền cử sứ giả Sài Thung đi dụ vua Trần sang chầu.

1) The Mongol Emperor had always wanted to conquer the nation of Đại Việt. Since the Mongolian army was defeated by the Việt army before, Mongol Emperor Hốt Tất Liệt did not want to risk another military humiliation. Instead, he tried to persuade King Trần to submit to China peacefully. When Hốt Tất Liệt heard that King Trần Thái Tông had passed away and was succeeded by Trần Thánh Tông, he immediately sent Sài Thung to Đại Việt to persuade the new king to go to China to present tribute in person.

 

 

 

 

VS22 022) Đến thành Thăng long, Sài Thung nghênh ngang cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân canh cản lại thì bị hắn dùng roi ngựa quất túi bụi lên đầu. Rồi Sài Thung phóng ngựa tới thẳng điện Tập Hiền mới xuống.

2) When arriving at Dương Minh gate in Thăng Long, the capital of Việt Nam, Sài Thung showed no respect for the host by refusing to get off the horse. Stopped by the guards, he got angry and hit them in the heads with his rod. The Chinese envoy kept on riding all the way to the royal court before getting off.

 

 

 

 

VS22 033) Lúc này Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Khâm. Trần Khâm lên làm vua tức là Trần Nhân Tông (1279). Trước sự đòi hỏi của Sài Thung, vua Trần Nhân Tông phải sai chú họ là Trần Di Ái thay mình, đem lễ vật sang Tàu cống hiến vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt.

3) At that time, King Trần Thánh Tông had already bequeathed the throne to his son, the crown prince Trần Khâm, who became king with the royal title Trần Nhân Tông (1279). Trần Thánh Tông took the title Thượng Hoàng, or King Father. Before the demand by Sài Thung, King Trần Nhân Tông appointed his distant uncle Trần Di Ái to go to China in his place to present tributes to the Mongol Emperor.

 

 

 

 

VS22 044) Không thấy vua Trần sang chầu, Hốt Tất Liệt giận lắm. Y liền phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương. Đầu năm 1282, Sài Thung đem quân dẫn Trần Di Ái về nước làm vua. Trần Di Ái thấy lợi nên được phong chức cũng nhận, được đưa về nước cũng về ngay.

4) Seeing that King Trần did not come to China, Hốt Tất Liệt was furious. He immediately bestowed Trần Di Ái with the title An Nam Quốc Vương (King of An Nam). In the spring of 1282, Sài Thung and his army escorted Trần Di Ái back to Đại Việt to be enthroned. Seeing the possibility of becoming king, Trần Di Ái accepted the title and went along with the Mongols.

 

 

 

 

 

VS22 055) Khi nghe tin này, Trần Nhân Tông phái một đội quân lên tận ải Nam Quan đón đánh. Quân Nguyên không địch nổi, bỏ chạy. Sài Thung bị trúng tên, mù một mắt, hoảng sợ trốn về Tàu. Trần Di Ái bị bắt. Trần Nhân Tông tha cho tội chết mà đầy Di Ái đi làm lính.

5) Upon this news, King Trần Nhân Tông sent an army to fort Nam Quan at the frontier to ambush the Mongol army. The Vietnamese soldiers defeated the enemies and chased them back to China. In the clash, Sài Thung was shot in one eye. Di Ái was arrested. The king pardoned his treasonous crime but demoted him to be a regular soldier.

 

 

 

 

VS22 066) Mùa thu năm 1282, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi đem 50 vạn quân tràn qua biên giới. Chúng nói là mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành. Lương Uất, trấn thủ Long Châu (Lạng Sơn ngày nay) phi báo về kinh đô.

6) In the fall of 1282, the Mongol Emperor sent his son Thoát Hoan and Generals Toa Đô and Ô Mã Nhi with five hundred thousand soldiers to the Southern border. The Mongolians demanded the right of way through Đại Việt to attack the nation of Chiêm Thành farther south. General Lương Uất who held the defense at fort Long Châu, now Lạng Sơn, immediately sent a messenger to the capital.

 

 

 

 

VS22 077) Được tin mật báo, Trần Nhân Tông cho mời tất cả các vương hầu về họp kín ở bến Bình Than (nay thuộc sông Lục Đầu, Chí Linh, Hải Dương). Vua cho lệnh là không được đi đường bộ, mà phải dùng thuyền để tới Bình Than, giữ kín không cho thám tử của giặc biết.

7) When the news reached him, King Trần Nhân Tông at once ordered a secret meeting at port Bình Than on Lục Đầu river in Hải Dương province. The king also ordered that all mandarins and generals who were to go had to use the sea routes instead of land travel to avoid leaking the information about the meeting to the Mongolian spies.

 

 

 

 

VS22 088) Long thuyền của Trần Nhân Tông đã tới. Hai bên có lâu thuyền (thuyền có lầu ở trên) của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi hộ giá. Đằng sau lại có thuyền con chở Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (vừa được vua xá tội, cho phục lại chức cũ để dự hội nghị).

8) The imperial flag ship of King Trần Nhân Tông arrived at Bình Than. His ship was flanked by escort ships commanded by Lord General Trần Quốc Tuấn and General Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. The king was also followed by General Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, who had just been pardoned for a past mistake and had his title restored to attend the meeting.

 

 

 

 

VS22 099) Phòng họp được đặt ngay tại một ngôi đình lớn. Chung quanh có lính canh phòng cẩn mật. Các vương hầu lần lượt bước vào. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông đã ngồi sẵn tại đó... Trần Nhân Tông cho mọi người biết là quân Nguyên muốn mượn đường sang đánh Chiêm Thành.

9) The meeting took place inside a big temple as the guards watched outside. When the mandarins and generals entered, the King Father Trần Thánh Tông and King Trần Nhân Tông were already on hand to receive them. The King told the court about the demand by the Mongolians to go through Đại Việt on their way south to conquer Chiêm Thành.

 

 

 

 

 

VS22 1010) Thái thượng hoàng hỏi: "Vậy ý các khanh ra sao?" Trần Quốc Tuấn tiến lên trước tâu: "Dã tâm của giặc nói là mượn đường nhưng chính là để cướp nước ta. Nếu các vương hầu đồng tâm giữ nước thì phải chống lại giặc, không cho mượn đường." Mọi người vỗ tay ran.

10) When King Father Trần Thánh Tông asked the Court what to do about the crisis, Lord Trần Quốc Tuấn answered: "The Mongols' true intention is to conquer Đại Việt, not Chiêm Thành. We must fight the enemies and defend our country." Everyone agreed.

 

 

 

 

 

VS22 1111) Trước lòng quyết chiến của các vương hầu, Trần Nhân Tông theo lệnh của Thượng Hoàng phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lĩnh quân lính cả nước đánh giặc. Rồi chính tay nhà vua trao cờ lệnh và ấn kiếm cho Hưng Đạo Vương. Sau đó mọi người ra về, lo chống xâm lăng.

11) Seeing the determination to fight of the generals, King Trần Nhân Tông, obeyed the King Father's wish, appointed General Trần Quốc Tuấn as Tiết Chế (High Commander of the Armed Forces) to lead the Việt forces in the fight against the Mongol invaders. The king personally handed to Lord General Hưng Đạo the commander's flag and sword. Everyone went home to prepare for the war.

 

 

 

 

VS22 1212) Trong lúc hội nghị Bình Than đang họp thì có một thiếu niên mới 15 tuổi đòi vào họp. quân canh ngăn lại bảo: "Theo lệnh vua, những người còn ít tuổi không được vào." Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là thiếu niên này) tức quá, bóp nát quả cam cầm trong tay lúc nào không hay.

12) While the Bình Than meeting was in progress, a young man demanded to be allowed to enter. Despite his plea that he, too, wanted to share the patriotic duty, the guards denied his request for entry by order of the king because he was merely a boy about fifteen years of age. Trần Quốc Toản, the young man, was upset but vowed to join others in the defense of Đại Việt.

 

 

 

 

VS22 1313) Trần Nhân Tông rất hài lòng về sự đoàn kết chống giặc của các vương hầu. Tuy nhiên, Ngài còn muốn biết ý kiến của mọi người dân. Đầu năm 1285, nhà vua cho trải từng dãy chiếu hoa ở điện Diên Hồng để mời các bô lão khắp nơi về hỏi xem nên hòa hay nên đánh.

13) Meanwhile, King Trần Nhân Tông was very pleased with the Bình Than spirit but he also thought he needed to know how people felt about going to war with the Mongolians. In the spring of 1285, the king held a convention at Diên Hồng Palace. He invited elders from around the country to come to talk about the war.

 

 

 

 

VS22 1414) Khắp mọi nơi, từ miền thôn quê hẻo lánh cho tới miền đồi núi xa xôi, đâu đâu các vị bô lão cũng hăng hái kéo về kinh đô. Có cụ nằm thuyền, có cụ ngồi cáng cho con cháu khiêng. Ở gần thì các cụ chống gậy đi bộ. Lại có cụ bắt con cõng mình nữa.

14) Everywhere, from the isolated hamlets to the distant mountain regions, the elders all enthusiastically came to the capital by any means possible. Some came by boats; others arrived in the carriages carried by their sons and grandsons. Some walked with their canes; some were carried by their children on the back.

 

 

 

 

 

VS22 1515) Tại điện Diên Hồng hôm đó thật là nghiêm chỉnh khác thường. Các bô lão được ngồi trên chiếu để nghe lệnh vua. Các cụ không phải đứng hoặc quỳ như các vị quan khác. Vua Trần Nhân Tông cho biết: "Giặc Nguyên sắp xâm lăng nước ta. Vậy dân trong nước muốn hòa hay chống lại giặc?"

15) The scene at the Diên Hồng convention was extraordinary. All of the elders sat on the mats during the meeting; they did not have to stand or kneel before the king. King Trần Nhân Tông then announced the threat to Đại Việt by the Mongol. The king then asked the elders, "Shall we fight or surrender?"

 

 

 

 

VS22 1616) Dứt lời vua, các bô lão cùng đứng dậy hô to: "Nên đánh! Nên đánh! Không thể để cho giặc cướp nước ta! Đánh! Đánh! đến kỳ cùng!" Lời hô vang lên như sấm. Những cánh tay gầy guộc, những chiếc gậy trúc giơ lên, chả khác gì rừng gươm, núi giáo.

16) When the king had spoken, the elders all stood up and resoundingly roared: "Fight! Fight the Mongol invaders! The Mongols shall not invade Đại Việt! Fight to defend Đại Việt to the last drop of blood!" The shouts rang like thunders. The frail arms, the wrinkled hands and the hundreds of raised canes resembled a forest of swords and a mountain of spears.

 

 

 

 

 

VS22 1717) Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất đẹp lòng, truyền cho bày yến tiệc để khoản đãi các bô lão. Vua Trần Nhân Tông thân hành đi tới từng chiếu, tự tay rót rượu, ban cho các cụ cao tuổi nhất... Các bô lão rất vui vẻ, hẹn nhau khi về nhà sẽ thúc giục con cháu tòng quân giết giặc.

17) The King Father Trần Thánh Tông was very pleased to see such high spirit from the elders. He ordered a feast for the meeting. King Trần Nhân Tông himself went to each mat to offer toasts. The elders were very enthusiastic; they all promised each other to talk to their sons and grandsons about the sacred duty to join the army and fight the invaders.

 

 

 

 

 

VS22 1818) Kế đó Hưng Đạo Vương chia quân đi giữ các nơi, còn ngài trấn đóng ở núi Kỳ Cấp rồi sau lại rút về ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Thoát Hoan vây đánh, quân ta yếu thế phải rút khỏi bến Bái Tân. Hưng Đạo Vương rút sau cùng, được Yết Kiêu neo thuyền chờ sẵn, đón ngài về Vạn Kiếp.

18) Lord General Trần Hưng Đạo, or Hưng Đạo Vương, deployed the troops. He himself encamped at Kỳ Cấp mountain, then later moved to fort Chi Lăng (Lạng Sơn). When Thoát Hoan and his mighty army attacked, the Việt army retreated. Hưng Đạo Vương was the last to leave. He boarded Yết Kiêu's boat and was taken back to Vạn Kiếp.

 

 

 

 

VS22 1919) Vua Trần Nhân Tông nghe tin liền xuống Hải Đông (Hải Dương) gặp Hưng Đạo Vương. Nhà vua ngỏ ý muốn hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin chém đầu thần trước đã." Nghe lời nói cương quyết như vậy, vua Trần Nhân Tông cũng yên lòng.

19) When the king learned of the first defeat, he rushed to port Hải Đông (Hải Dương province) to meet Hưng Đạo Vương. The king wanted to surrender to the Mongol so the people would not suffer the consequence of war. The general bravely claimed: "If Your Majesty wishes to surrender, please have me beheaded first." His determination to fight helped the king regained his confidence.

 

 

 

VS22 2020) Trong khi thu góp quân các đạo lại, Hưng đạo vương soạn cuốn "Binh Thư Yếu Lược" để huấn luyện binh sĩ. Ngài còn truyền lệnh khuyên răn mọi người hết lòng đánh giặc, cứu nước. Bản "Hịch Tướng Sĩ" này là một áng văn tuyệt tác và hùng tráng vô cùng.

20) After regrouping, Hưng Đạo Vương wrote "Binh Thư Yếu Lược" (Book of Military Tactics) to train his soldiers. He also promoted and encouraged popular patriotism in defending the country from foreign invader. The moving proclamation "Hịch Tướng Sĩ", or Soldiers Entreaty, was an eloquent and emotionally powerful literary work.

 

 

 

 

VS22 2121) Được lời khuyên răn ấy, ai nấy nức lòng luyện tập đêm ngày. Các binh sĩ lấy mực thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát" (nghĩa là giết quân Nguyên) để tỏ ra quyết chí đánh giặc. Nhờ đó mà tinh thần của các binh sĩ lên rất cao.

21) All soldiers studied the proclamation and diligently trained day and night. The soldiers also had two words "Sát Đát" (Kill the Mongol invaders) tattooed in their arms to show their loyalty to the country. The spirits of the Việt soldiers were running high.

 

 

 

 

 

VS22 2222) Thoát Hoan thừa thắng đánh chiếm Vạn kiếp rồi tràn sang mạn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Quân Nguyên bắt được quân Đại Việt trên cánh tay người nào cũng thích hai chữ "Sát Đát" nên giận lắm. Chúng chém giết, cướp phá không ngừng. Dân chúng vô cùng khổ sở.

22) By then, Thoát Hoan's army had overrun Vạn Kiếp and advanced toward Kinh Bắc, Bắc Ninh. The Mongol soldiers were enraged when they saw the words "Sát đát" on the Việt soldiers they captured. They took revenge on the innocent people. Many were slaughtered. Properties were plundered and destroyed. People suffered the terrible agonies of war.

 

 

 

 

 

VS22 2323) Khi tới Nhị Hà, Thoát Hoan cho bắc cầu phao để quân sĩ sang vây Thăng Long. Hưng Đạo Vương rước vua chạy xuống Thiên Trường. Ngài tâu vua cho Thượng tướng Trần Quang Khải vào đóng ở Nghệ An, chặn đường tiến của Toa Đô. Còn Trần Bình Trọng ở lại giữ Thiên Trường.

23) When Thoát Hoan reached Nhị Hà river, he ordered his soldiers to build a pontoon bridge across the river to reach the capital Thăng Long. Hưng Đạo Vương had to escort the king to Thiên Trường. He asked the king to appoint General Trần Quang Khải to command the defense at Nghệ An province to block Toa Đô's advancing army. General Trần Bình Trọng was to remain at Thiên Trường to protect the site.

 

 

 

VS22 2424) Sau đó Hưng Đạo Vương lại rước vua ra Hải Dương, Quảng Yên rồi vào Thanh Hóa. Trần Bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đến bãi Đà Mạc (Hưng Yên) liền đem quân ra đánh. Quân Nguyên vây kín Trần Bình Trọng rồi dùng câu liêm kéo Trần Bình Trọng ngã ngựa, lăn xuống đất.

24) Having had his plan in motion. Hưng Đạo Vương again escorted the king to Hải Dương, Quảng Yên and then to Thanh Hóa. Back in Thiên Trường, Trần Bình Trọng attacked the Mongols at Đà Mạc (Hưng Yên province). During combat, however, the Mongol soldiers surrounded Trần Bình Trọng and used hooks to pull him off his horse. Trần Bình Trọng was captured.

 

 

 

 

VS22 2525) Chúng dẫn Trần Bình Trọng vào trình Thoát Hoan. Thấy Trần Bình Trọng khỏe mạnh, Thoát Hoan dụ về hàng và hứa sẽ phong cho tước vương. Trần Bình Trọng quát: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Thoát Hoan thấy dụ dỗ không được liền sai quân dẫn ra ngoài chém đầu.

25) The Mongol guards took Trần Bình Trọng to Thoát Hoan. Seeing that Trần Bình Trọng was a strong and talented warrior. Thoát Hoan tried to talk him into joining the Mongols. He also promised Trần Bình Trọng the rank Vương (Lord). Infuriated, Trần Bình Trọng roared: "I would rather be a Việt ghost than a Chinese Lord". Seeing that Trọng could not be persuaded, Thoát Hoan ordered him beheaded.

 

 

 

 

VS22 2626) Đạo quân Toa Đô ở Chiêm Thành kéo ra đánh Nghệ An. Trần Quang Khải giữ các đường hiểm yếu. Đánh mãi không được, Toa Đô dùng thuyền chở quân lính vượt biển ra Bắc để hợp với quân Thoát Hoan. Trần Quang Khải cho lính về báo tin này để vua rõ.

26) Meanwhile, Toa Đô's army, encamping in Chiêm Thành, advanced northward to attack Nghệ An province. General Trần Quang Khải positioned the troops to protect strategic areas. After several unsuccessful attempts to dislodge the Viet army, Toa Đô withdrew to the North by boats. He wanted to rejoin Thoát Hoan's army and then together strike south. Trần Quang Khải immediately sent messengers with this news to report to the king.

 

 

 

 

VS22 2727) Trần Nhân Tông được tin sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đón đánh Toa Đô ở bến Hàm Tử (Hưng Yên). Trong quân của Trần Nhật Duật lúc đó có bọn Triệu Trung, tướng nhà Tống sang hàng trước đây. Quân Nguyên thấy thế tưởng quân nhà Tống sang giúp Đại Việt nên hoảng sợ bỏ chạy.

27) King Trần Nhân Tông appointed Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật along with Trần Quốc Toản and Nguyễn Khoái to attack Toa Đô and his naval force at port Hàm Tử in Hưng Yên before they could reach Thoát Hoan. Joining General Duật's column was General Triệu Trung. Trung was a Chinese general who previously served under the Tống dynasty in China before it was defeated by the Mongolians. The Mongols were decisively defeated in this battle. They fled north in disorder.

 

 

 

 

VS22 2828) Trần Nhật Duật thắng trận này liền sai Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chạy vào Thanh Hóa báo tin. Trần Quốc Toản là cậu bé không được dự hội nghị Bình Than vì nhỏ tuổi, đã về lập một đạo quân để xin đi đánh giặc. Đạo quân này có lá cờ riêng đề 6 chữ "Phá cường địch báo Hoàng ân" nghĩa là "Đánh giặc mạnh, báo ơn vua."

28) General Trần Nhật Duật sent Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản to Thanh Hóa with the news of the victory. Trần Quốc Toản was the young man who was barred from the Bình Than meeting because of his young age. He then organized his own brigade to help fight the Mongols. His troops carried a flag embroidered with the slogan "Phá cường địch, báo Hoàng Ân", or "Serve the King, Destroy the enemy."

 

 

 

 

VS22 2929) Được tin thắng trận, Hưng Đạo Vương tâu vua: "Quân ta mới thắng, khí thế đang hăng. Quân Nguyên vừa thua, tinh thần sút giảm. Vậy nhân dịp này xin Bệ hạ cho tiến quân đánh Thoát Hoan ngay để lấy lại Kinh thành Thăng Long."

29) Upon receiving the news of the victory at Hàm Tử, Hưng Đạo Vương advised the king: "Our soldiers had just won; their morale is high. The Mongol soldiers had just lost; their spirits are low. We can regain the capital Thăng Long if we attack Thoát Hoan immediately."

 

 

 

 

VS22 3030) Vừa lúc đó Thượng tướng Trần Quang Khải ở Nghệ An ra, cũng xin đi đánh Thoát Hoan tại Thăng Long. Trần Nhật Duật được lệnh đóng quân chặn đường không cho Toa Đô kéo lên gặp Thoát Hoan. Trần Quốc Toản lại hăng hái trở ra theo Trần Quang Khải.

30) General Trần Quang Khải just came from Nghệ An. He also advised the king to attack Thoát Hoan at Thăng Long. The King ordered Trần Nhật Duật to block Toa Đô from reaching Thoát Hoan's. Trần Quốc Toản then eagerly took his troop to Nghệ An to rejoin General Khải.

 

 

 

 

VS22 3131) Bấy giờ đại quân của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long. Các chiến thuyền của quân Nguyên đều đậu ở bến Chương Dương (Hà Đông bây giờ). Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão vòng đường biển, bất ngờ dùng thuyền nhỏ, xông vào đốt phá chiến thuyền quân Nguyên.

31) By that time Thoát Hoan and his powerful army were entrenched in the capital Thăng Long. The Mongol warships were all anchored at port Chương Dương, Hà Đông. Generals Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, and Phạm Ngũ Lão reached the port and mounted a surprise attack in which the Viet soldiers on small boats managed to come close to enemy ships and set them on fire. Many were destroyed.

 

 

 

 

VS22 3232) Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ. Quân Đại Việt đuổi theo đến chân thành Thăng Long. Thoát Hoan cùng Nguyên soái A Lý Hải Nha cho đoàn kỵ binh thiện chiến nhất xuất trận. Đoàn kỵ binh này đã nổi tiếng là đoàn quân vô địch từ Á sang Âu.

32) The Mongolians had to abandon their ships and flee to Thăng Long. The Việt soldiers pursued them all the way to the capital. Mongolian Commander General Thoát Hoan and General A Lý Hải Nha inside Thăng Long ordered their elite cavalry unit to the rescue. This cavalry had a reputation as being invincible across Asia to Europe

 

 

 

 

 

VS22 3333) Chúng cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi. Nhưng quanh thành Thăng Long lại có nhiều ao hồ chứ không phải là cánh đồng cỏ rộng để kỵ binh thi thố tài năng. Rốt cuộc kỵ binh Nguyên bị phục binh của Trần Quang Khải núp ở ao hồ nhảy lên, dùng đoản đao chặt chân ngựa. Kỵ binh tan vỡ.

33) The Mongol cavalry was very talented on the saddle especially with archery. However, the areas around Thăng Long had many ponds and lakes, unlike the accustomed ideal wide plains where the Mongol cavalry could take advantage of their horsemanship and archery skills. Trần Quang Khải's soldiers skillfully ambushed the horsemen by hiding among the ponds and lakes and used their short swords to slash the animals' legs. At last, the Mongolian cavalry was swiftly destroyed.

 

 

 

 

VS22 3434) Thoát Hoan bỏ Thăng long chạy sang Kinh Bắc. Toa Đô đóng quân ở Thiên Trường (Hưng Yên) được tin Thoát Hoan thua trận liền rút về Tây Kết (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.) Hưng Đạo Vương từ Thanh Hóa kéo quân ra đặt phục binh định bắt sống Toa Đô.

34) Losing his elite horsemen, Thoát Hoan retreated from Thăng Long and fled to Kinh Bắc. At Thiên Trường (Hưng Yên), Toa Đô also withdrew to Tây Kết (of Khoái Châu, Hưng Yên province) as soon as he heard the disastrous news. Hưng Đạo Vương however, had brought his army from Thanh Hóa to stage an ambush with the goal of capturing Toa Đô alive.

 

 

 

 

VS22 3535) Quân Đại Việt đánh rất hăng. Toa Đô và Ô Mã Nhi định chạy ra bể nhưng nửa đường Toa Đô bị trúng tên chết. Ô Mã Nhi một mình lẻn xuống chiếc thuyền con trốn về Tàu. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương thắng lớn, bắt được nhiều tù binh và khí giới.

35) The Việt soldiers attacked the enemy soldiers. Toa Đô and Ô Mã Nhi tried to escape to the sea but Toa Đô was shot dead on the way. Only Ô Mã Nhi managed to sneak into a small boat and sailed back to China. It was a great victory for the Việt soldiers at the Tây Kết battle. Lord Hưng Đạo Vương captured many Mongol soldiers and seized numerous weapons.

 

 

 

 

VS22 3636) Các tướng thắng trận đem đầu Toa Đô về nộp để lấy công. Trần Nhân Tông thấy Toa Đô là một dũng tướng hết lòng với vua Nguyên, liền nói: "Làm tướng nên như người này." Rồi nhà vua cởi áo bào, đắp vào đầu Toa Đô và cho lệnh mai táng tử tế.

36) The generals brought Toa Đô's head back to Thăng Long to show to King Trần Nhân Tông as their victory trophy. However, seeing that Toa Đô was a brave general who was loyal to his king and his country to his death, the king said, "All generals should aspire to be like this man." He then took off his imperial robe and covered Toa Đô's head, and ordered a proper burial for him.

 

 

 

 

 

VS22 3737) Bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc Giang nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi trốn về Tàu, nên rất lo sợ. Thêm vào đó quân lính bị bệnh dịch tả nằm chết ngổn ngang. Y bèn cùng Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán đem quân rút về nước.

37) By then, Thoát Hoan was camping at Bắc Giang. The bad news of Toa Đô's death at the Tây Kết battle and Ô Mã Nhi running back to China filled him with terror. He was also facing mounting mortality in his army due to an outbreak of cholera. Thoát Hoan called for a meeting with his generals Phàn Tiếp, A Bát Xích, and Lý Quán to devise a retreat plan.

 

 

 

 

VS22 3838) Dọc đường quân Nguyên lại bị Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản chặn đánh nên mười phần đã chết mất năm. Lý Quán, Lý Hằng bị bắn chết. Thoát Hoan sợ quá phải chui vào ống đồng, rồi ống đồng được đặt lên xe để quân Nguyên kéo chạy về Tàu.

38) On their retreat to China, the Mongolians were relentlessly attacked by Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản. Thousands of enemy soldiers were slaughtered. The size of the battered Mongol army was cut in half. Mongol generals Lý Quán and Lý Hằng were shot dead. The terrified Thoát Hoan cowardly hid in a copper tube and had his soldiers put it on a carriage and pulled it back to China.

 

 

 

 

VS22 3939) Trên đường đuổi theo giặc Nguyên, chẳng may Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã bị ngã ngựa, đầu đập vào núi đá mà chết. Được tin người anh hùng trẻ tuổi hy sinh vì nước, vua Trần và các vương hầu rất thương tiếc và truy phong tước Vương cho Trần Quốc Toản.

39) While pursuing the Mongol, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản fell off his horse. He hit his head against a boulder and died. King Trần and other generals mourned the untimely death of the young hero. The king bestowed on him the rank of Lord.

 

 

 

 

VS22 4040) Thế là trong vòng sáu tháng (từ cuối năm 1284 đến giữa năm 1285) quân dân Đại Việt đã phá tan 50 vạn quân Nguyên lần thứ hai. Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông lại trở về kinh đô Thăng Long để cùng toàn dân ăn mừng chiến thắng và thăng thưởng cho các tướng sĩ.

40) Within six months, between 1284 and 1285, Đại Việt people and soldiers had destroyed five hundred thousand Mongolian invaders for the second time. The King Father Trần Thánh Tông and King Trần Nhân Tông returned to the capital Thăng Long to celebrate the victory. The King rewarded those who fought to defend the country.