Dân Chúa Âu Châu

Nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, câu lưu trong đồn công an vào ngày 17.02 - Tin Mừng Cho Người Nghèo

GNsP (17.02.2017) – Trong ngày tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979, nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, hoặc nếu đến được nơi tưởng niệm thì bị giới chức bắt và câu lưu trong đồn công an, vào sáng ngày 17.02.2017.

Tại Sài Gòn

Từ hôm qua, ngày 16.02.2017, giới chức địa phương đã huy động an ninh chìm canh gác trước nhà của các thành viên thuộc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà báo Sương Quỳnh cho hay.

Nhà báo Kha Lương Ngãi, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, uất và bị tăng xông máu khi an ninh ngăn cản không cho ông tham gia buổi tưởng niệm. Các viên an ninh đã phải đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện.

Từ sáng sớm, rất đông công an, CSGT mặc sắc phục, an ninh chìm nổi vây xung quanh khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm.

Nghệ sĩ Kim Chi, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền và nhiều dân oan các tỉnh đã đến được nơi tưởng niệm. Nhưng chỉ ít phút sau đó, họ đã bị lực lượng có chức năng đưa lên xe buýt, đưa về các đồn công an. Đến trưa cùng ngày, họ đã được trả tự do.

Tuy bị gây khó khăn và ngăn cản từ mọi phía, nhưng vẫn có một vài nén nhang và bó hoa nhỏ được thắp tại tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng ngày hôm nay. Nhà báo Sương Quỳnh cho biết:

“Anh Lê Thân, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, gọi điện và tường thuật: Khoảng gần 10 giờ sáng, anh Lê Thân cũng tìm cách lọt vào và thắp một nén nhang lên lư hương của tượng đài Trần Hưng Đạo SG. Đúng lúc đó có một cô gái cũng mang bó hoa tới đặt xuống và cùng mặc niệm với anh. Sau đó có 3-4 người nữa cũng đến mặc niệm.”

16729547_10155029655004520_6377152462275500600_n

Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Quận 1, Sài Gòn, vào ngày 17.02.2017.

16806751_382572275459585_8324950487424464300_n

Lực lượng có chức năng bắt bớ những người dân yêu nước tham gia buổi tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.

16730282_382572785459534_6183979843618519724_n

An ninh chìm xô đẩy và bắt những người đi tham dự buổi tưởng niệm vào sáng ngày 17.02.2017.

16729163_10206625927567172_3384168121250456673_n

Tuy bị gây khó khăn và ngăn cản từ mọi phía, nhưng vẫn có một vài nén nhang và bó hoa nhỏ được thắp tại tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng ngày hôm nay.

Tại Hà Nội

Giống như tại Sài Gòn, những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, đều bị an ninh giam lỏng tại nhà như Nhà báo Phạm Thành. Một số người khác như Tiến sĩ Nguyễn Đình Diện, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng… bị bắt đưa về đồn công an khi đến tham dự buổi tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.

Tuy nhiên, giới chức vẫn huy động côn đồ đến phá rối buổi tưởng niệm. Một người phụ nữ nhỏ thó đã la hét, chửi bới những người tham dự. Băng rôn khẩu hiệu với hàng chữ “Bác Mao chẳng ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” cầm trên tay ông Trương Dũng đã bị an ninh xúm lại cướp.

Trước đó, có một nhóm phụ nữ nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ gây khó khăn cho những người dân đi tham dự lễ tưởng niệm.

Sau buổi tưởng niệm, người dân tiếp tục đến nghĩa trang thành phố Hà Nội, cách nơi tưởng niệm khoảng 20 cây số, thắp nén hương trên các phần mộ cho những người đã hy sinh vì đất nước.

Tại Hà Nội, Lực lượng có chức năng cũng gây khó khăn, ngăn cản nghi thức tưởng niệm và bắt bớ những người dân yêu nước tham dự vào sáng ngày 17.02.2017.

Tại Hà Nội, Lực lượng có chức năng cũng gây khó khăn, ngăn cản nghi thức tưởng niệm và bắt bớ những người dân yêu nước tham dự vào sáng ngày 17.02.2017.

Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.

Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.

16712014_10202689415474205_8446182822301317199_n16807206_10202689414314176_3140426539438608592_n16649263_595388110665106_5883514570233351896_n

Tại các tỉnh thành khác như Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An… nhiều công dân cũng thắp hương tưởng niện các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979 theo nghi thức riêng của mỗi nhóm.

16730593_1805771309687173_6045864991761067958_n

Một nhóm những người yêu nước tại Hải Phòng làm nghi thức tưởng niệm theo cách thức riêng của họ.

Tại Vũng Tàu.

Tại Vũng Tàu, người dân đồng hành tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.

Nhà nước cần tôn vinh các tử sĩ và người dân đã tử trận trong cuộc chiến Việt-Trung vào ngày 17.02.1979, là mong muốn của những người dân dám đối diện với sự thật và tôn trọng lịch sử.

Chẳng phải nhà cầm quyền chỉ ngăn cản người dân tưởng niệm, nhắc nhớ đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc năm 1979 chống quân xâm lược Trung quốc, mà nhân danh cái gọi là “nhạy cảm”, họ còn bóp méo, “rút ngắn” lịch sử viết trong sách giáo khoa, để các thế hệ trẻ ngày càng không biết đến quân xâm lược Tàu Cộng, chỉ biết đến “người anh em” 16 chữ vàng! Nhạy cảm và hẹn với giặc…?

Huyền Trang, GNsP

Ảnh: Tổng hợp từ Facebook