Dân Chúa Âu Châu

BienDongTrước khi kết thúc hội nghị ở Hiroshima (Nhật Bản) hôm 11 tháng 04 các ngoại trưởng của các nước G7 gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada và Mỹ đã bày tỏ chung quan điểm với sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ những chiêu khiêu khích cùng hành động đe doạ, hoặc cưỡng bức đơn phương trên Biển Đông, vốn có thể thay đổi nguyên trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng. Vụ việc này ám chỉ bóng gió „ỷ lớn hiếp bé“ của Trung Quốc với sự bành trướng trong khu vực, khiến Bắc Kinh „giận tím người, tức đỏ đít“, trong não trạng gọi các nước G7 là “người ngoài cuộc” không nên "xía vào" các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các láng giềng Châu Á, trong đó có Việt Nam, Phi Luât Tân, Brunei, Mã Lai và Đài Loan.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh phản đối vụ việc trên, đồng thời cho rằng các nước G7 nên giải quyết các vấn đề cấp bách với nền kinh tế toàn cầu đang trên đà tụt dốc mà thế giới đang phải đối mặt, thay vì "đổ dầu vào lửa" làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp.

Trung Quốc cũng đã nhiều lần chỉ trích Nhật Bản cách riêng đã lạm dụng chức vụ „điều hợp hội nghị G7“ cho mục đích của mình, để can thiệp vào Biển Đông, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia thuộc các nước G7 vào ngày 26 và 27 tháng 5 ở Ise-Shima.

Gần đây, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở hạ tầng phi pháp cũng như điều phi cơ chiến đấu đóng quân ở Biển Đông, góp phần muốn chứng minh yêu cầu của mình về tiền đồn này, vì vậy Trung Quốc đang tạo ra những sự kiện mới và thay đổi hiện trạng, trong nỗ lực đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Tuy nhiên Bắc Kinh cũng lần lượt cáo buộc Mỹ trước những biểu dương lực lượng ở Thái Bình Dương mà Lầu Năm Góc đã điều động tàu sân bay và một số tàu chiến đến tuần tra ở Biển Đông.

Nguyễn Văn Tạ ( Tóm lược từ Spiegel TV Đức Ngữ)