Dân Chúa Âu Châu

Chúng tôi không có đủ thức ăn. Chúng tôi không có quần áo khác. Chúng tôi không thể chăm sóc vệ sinh", J - một người Syria 26 tuổi bị mắc kẹt ở biên giới Hy Lạp - Macedonia tại Idomeni trong 10 ngày cho biết.

Khi ngày càng có nhiều biên giới ở châu Âu, người tị nạn và người di cư bị mắc kẹt lại và tuyệt vọng. "Không có cách nào an toàn để tiếp tục cuộc hành trình. Các biên giới gần như đóng cửa nên chúng tôi không thể chạy trốn chiến tranh", J. nói: “Tôi cảm thấy vô vọng. Tôi chỉ muốn sống bình thường trở lại."

Vào tháng Hai, Áo cho biết sẽ chỉ chấp nhận một số ít những người tị nạn và chỉ tị nạn một ngày thôi, tạo ra một hiệu ứng domino các biên giới lần lượt đóng cửa với đại đa số những người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói từ Trung Đông, châu Á và châu Phi.

Tại biên gioi Hy Lạp - Macedonia. Ảnh: Maurizio Gjivovich

Ngày 09 tháng 3, Slovenia và nước Croatia láng giềng từ chối người tị nạn quá cảnh qua lãnh thổ của họ. Serbia và Macedonia nói rằng họ sẽ làm như vậy.

"Việc đóng cửa biên giới sẽ không giải quyết được vấn đề, nó chỉ là giải pháp nửa vời, dễ dàng đối với một số quốc gia, nhưng để lại một gánh nặng rất lớn cho những người khác." Ana Zivkovic - Caritas Serbia nói.

Các lệnh cấm ở biên giới đã không ngăn được hàng ngàn người mỗi ngày đến Hy Lạp qua các hòn đảo xa xôi. Hơn 140.000 người đã vượt qua Địa Trung Hải từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp trong năm nay, theo sau khoảng một triệu người bất chấp cái chết đã vượt biển vào năm 2015. 9/10 số người đến từ các nước đông người tị nạn hàng đầu trên thế giới như Syria, Iraq, Afghanistan và Eritrea. Hơn một nửa số người vượt biển là phụ nữ và trẻ em. Quyết định áp đặt các lệnh cấm biên giới chặt chẽ hơn là biến Hy Lạp thành một trại tị nạn vô thời hạn.

Ở Hy Lạp, tại Idomeni và ở Athens tại cảng Piraeus và Quảng trường Victoria, người tị nạn và người di cư đang cần hỗ trợ nhân đạo. Họ không có hoặc bị giới hạn nhu cầu vệ sinh, dịch vụ y tế, các thông tin và các dịch vụ pháp lý. Tại Idomeni, họ phải ngủ trong lều ngoài cánh đồng "Bầu khí rất căng thẳng. Trời lạnh, mọi người đều cố gắng tìm bất cứ cái gì để đốt lửa sưởi ấm. Nhìn chung lều bị thiếu và thức ăn nóng cũng không có. Nhiều gia đình có con phải chờ đợi nhiều ngày tại biên giới", Evelyn Karastamati, Điều phối viên cấp cứu ở Caritas Hellas (Caritas Hy Lạp) cho biết.

Hơn 14.000 người bị mắc kẹt hôm 09 tháng 3 tại biên giới Idomeni. Ảnh: Maurizio Gjivovich

Tại Idomeni, Caritas sẽ tăng số lượng các nhà vệ sinh, và phân phối viện trợ như quần áo, giày dép và tã lót, cung cấp thức ăn bổ sung ở đó, ở cảng Piraeus và Quảng trường Victoria tại Athens.

Ở những nơi khác dọc theo tuyến đường châu Âu, việc thắt chặt biên giới có nghĩa là những người tị nạn và người di cư được gửi trở lại dọc theo hành trình họ vừa đi qua. Việc quay ngược hành trình này có thể làm gia tăng những nỗi đau khổ của vô số người đang ở các điểm trung chuyển. Đã có một nhóm khoảng 600 người bị đẩy trở lại từ Croatia và Slovenia và bây giờ bị mắc kẹt tại Presevo, biên giới Serbia-Macedonian, và hàng trăm người khác bị mắc kẹt ở Belgrade và tại biên giới qua Croatia.

Mujdah là một cô gái 15 tuổi đến từ thủ đô Kabul. Cô ấy đi cùng với mẹ và anh trai cô. Gia đình họ bây giờ ở tại trại ở Presevo, nơi họ đã trở về từ biên giới của Serbia với Croatia.

"Kể từ khi cha tôi làm việc cho quân đội Afghanistan, chúng tôi là một mục tiêu nhắm tới dễ dàng. Anh trai của tôi đã bị bắt cóc bởi các chiến binh cực đoan. Tình hình trở nên không thể chịu nổi, vì vậy chúng tôi quyết định chạy bộ khỏi Afghanistan và đã đi một tháng rưỡi để đến Hy Lạp."

Khi dòng người di cư ở Slovenia giảm bớt, Caritas bớt tham gia vào các hoạt động trong các trại quá cảnh. "Chúng tôi đang tập trung vào việc hội nhập do số lượng người tị nạn trong những tuần qua gia tăng" Danilo Jesenik - Caritas Slovenia nói. "Chúng tôi đang tiếp tục quản lý ba nhà hội nhập cho các gia đình di dân."

Căng thẳng đang gia tăng tại biên giới Idomeni. Ảnh: Maurizio Gjivovich

Caritas đang thúc giục tất cả các nước châu Âu thể hiện sự liên đới mạnh mẽ hơn với Hy Lạp và những người tị nạn và người di cư đã sống sót khỏi chiến tranh, nghèo đói và áp lực, cần có những nỗ lực lớn hơn để vận động các chính phủ tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.

"Sự thất bại của các nước thành viên trong việc thực hiện một lối tiếp cận toàn diện và nhân đạo trước tình trạng này khiến cho sự tín nhiệm của EU bị đe dọa. Đất nước Hy Lạp, con người tại đây, tất cả những người nhập cư và người tị nạn trên đất nước này đang phải trả một giá rất cao", Caritas châu Âu nhận định.

Caritas châu Âu đang thúc giục chính phủ các nước EU gắn bó với những cam kết về di chuyển, ngừng kế hoạch xây dựng biên giới xung quanh Hy Lạp, giải quyết các nguyên nhân di cư và cho phép các kênh hợp pháp hơn để đến EU, cải cách chính sách nhập cư để giảm áp lực cho quốc gia đầu tiên đón tiếp và thúc đẩy sự hội nhập.

Caritas Vietnam