Dân Chúa Âu Châu

“Cơ thể tôi run lên vì đói”, Julia Kefi, một góa phụ 65 tuổi sống ở Rajaf, một ngôi làng tại Nam Sudan, cho biết. “Vì vậy, tôi phải khởi hành lúc 7 giờ sáng để đi nhặt các loại rau dại và trở lại vào lúc giữa trưa. Thức ăn trong rừng hiện đang trở nên ngày càng khan hiếm. Một khi không còn đồ ăn, chúng tôi chỉ còn có thể chờ chết”.

Đôi khi bà Julia vì tuổi cao sức yếu đã không thể thực hiện những chuyến đi hết sức khó khăn này đến các khu rừng. Bà đã phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của Giáo hội hoặc bạn bè, những người phụ nữ cao tuổi khác, chủ yếu cũng là những người góa bụa. “Chúng tôi chia sẻ để mọi người có chút gì đó để ăn vào cuối ngày”, bà Julia nói.

Bà Rosa Iyo thỉnh thoảng phải đem đến cho bà Julia ít quả đu đủ xanh để loại bỏ những cơn đau và chóng mặt vốn là những triệu chứng đi kèm mỗi khi bụng đói cồn cào vì bao tử trống rỗng. Tình bạn của họ đã trải qua ít nhất 10 năm, và bà Rosa luôn phải làm việc cật lực. Ngoài ra, bà còn phải trông nom cho chồng là ông George, một người tị nạn 90 tuổi người Congo đã không thể đi lại được sau khi bị tra tấn.

Cuộc hành trình để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng quả là hết sức nguy hiểm do các băng nhóm vũ trang khủng bố chống lại những người dân địa phương. “Nhưng chúng tôi vẫn phải đi vì đói”, bà cho biết. “Nếu như ai đó bị giết hại, thì họ phải chấp nhận rằng họ coi như đã tới số. Nếu như họ còn có thể tiếp tục sống sót, thì Thiên Chúa vẫn luôn ở bên họ”.

 “Cái đói quả là một điều tồi tệ nhất … nếu như một người nào đó phải lặn lội từ lúc tờ mờ sáng cho đến lúc chiều tà mà chẳng kiếm nổi một bữa ăn. Những đứa trẻ cần phải có cháo để ăn, thế nhưng họ đi mà chẳng thể kiếm được chút gì cho vào bụng”.

Rajaf cách thủ đô Juba của Nam Sudan 45 phút lái xe. Đó là một xóm nhỏ nằm bên bờ sông Nile, bao quát bởi một ngôi thánh đường khá lớn.

“Chỉ mới trong tuần này, một gã cầm súng xông vào các trang trại của chúng tôi và cướp đi mọi thứ”, Joseph Swaka Kenyi, một cư dân địa phương cho biết. “Nếu người dân vào các khu rừng để lấy củi, họ có thể bị bắn chết. Một phụ nữ lên nương cùng với mấy đứa con và bọn trẻ đã bị bắt cóc”.

Không có tiền từ việc bán củi, các gia đình đã không thể mua thức ăn. “Cái đói quả là một điều tồi tệ nhất”, ông Joseph nói. “Nếu như một người nào đó phải lặn lội từ lúc tờ mờ sáng cho đến lúc chiều tà mà chẳng kiếm nổi một bữa ăn. Những đứa trẻ cần phải có cháo để ăn, thế nhưng họ đi mà chẳng thể kiếm được chút gì cho vào bụng”.

Tình trạng đói kém đã được tuyên bố ở nhiều khu vực tại Nam Sudan, nhưng nạn đói cực cùng cực đã lan rộng khắp cả nước. Cuộc khủng hoảng lương thực chính là một trận bão của chiến tranh, hạn hán, đói nghèo và suy thoái kinh tế.

“Vào năm ngoái, chẳng có đến cơn mưa nào, vì vậy mùa màng đều thất bại”, ông Joseph cho biết. Người dân cần nhiên liệu cho các máy bơm để thực hiện việc tưới tiêu cho các cánh đồng, thế nhưng họ lại không được phép đổ đầy bình có thể vì họ nghĩ rằng có thể bọn phiến quân sẽ cướp sạch. Vì vậy, cây trồng trên các cánh đồng đều chết khô cả vì thiếu nước mặc dù chúng tôi sống ngay bên cạnh dòng sông Nile.

cây chết

“Cây trồng trên các cánh đồng đều chết khô vì thiếu nước mặc dù chúng tôi sống ngay bên cạnh dòng sông Nile”

 

Tình hình siêu lạm phát đã cho thấy những tai ương. “20 kg bắp hiện nay có giá 2080 SSP, năm ngoái nó có giá chỉ 800 SSP, 13 kg bo bo hiện nay có giá 700 SSP, năm ngoái chỉ có giá 200 cho đến 300 SSP. Giá bắp đã tăng từ 400 đến 800 SSP, và chi phí cho việc xay thành bột khoảng từ 16 đến 60 SSP”, ông Joseph nói.

Kết quả đã dẫn đến nạn đói cay nghiệt. “Trẻ em không thể đến trường vì đói, thay vào đó, chúng phải lang thang đi kiếm những trái xoài dọc theo các bờ sông để nhét cho đầy bụng”, Annet Kuli Wani, một giáo viên trường tiểu học địa phương, cho biết. “Thậm chí ngay cả một giáo viên cũng không thể đứng lớp cả ngày mà không ngất xỉu nếu như họ không ăn uống gì cả”.

Mẹ cô là một người tị nạn sống ở Uganda cùng với những đứa con nhỏ của chị Annet. Annet là một góa phụ khi chỉ mới 28 tuổi. “Thật đau lòng khi phải xa những đứa trẻ, nhưng mẹ tôi đang chăm sóc chúng. Tôi có thể làm gì hơn bây giờ?”.

Cũng như việc giảng dạy, Annet hiện là một tình nguyện viên của tổ chức Caritas. “Công việc của tôi là xác định những gia đình nào cần được nhận thức ăn. Chúng tôi chỉ làm điều đó để giúp đỡ cộng đồng. Mọi người có nhiệm vụ phải giúp đỡ lẫn nhau”. Một chương trình quyên góp đang được tổ chức bởi Giáo xứ cũng như việc trợ giúp thực phẩm cho những người dễ bị tổn thương nhất, những người già nua, góa bụa cũng như những bà mẹ mới sinh.

Cha Nicholas Kiri – linh mục chính xứ tại địa phương, cho biết rằng cộng đồng người dân nơi đây đã không hề bị đánh bại. “Cuộc sống của chúng tôi dường như tẻ nhạt, tuy nhiên, với những điều nhỏ bé, tôi tin chắc những điều tốt đẹp sẽ xảy đến”, linh mục Kiri nói. “Chúng tôi đã xây dựng một trường mẫu giáo với hai phòng học cộng với một nhà vệ sinh. Khi những đứa trẻ trở về nhà, tất cả những gì chúng có thể huyên thuyên với nhau đó chính là nhà vệ sinh: ‘nó sáng bóng đến nỗi chúng ta có thể nhìn thấy khuôn mặt mình trong đó’. Chúng không thể tin rằng một thứ gì đó lại đẹp như một nhà vệ sinh!”.

Cuộc xung đột gây ra nạn đói tại Nam Sudan đã gây ra căng thẳng giữa những người chăn gia súc Dinka và những người nông dân định cư Nuer hoặc Equatorian, với chính phủ đã không thể đem lại sự an ninh hoặc thường khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

“Vào dịp Tuần Thánh vừa qua, có 35 thanh niên đã đến đây, được trang bị vũ trang đầy đủ và sẵn sàng thực hiện việc rat ay sát hại người khác”, linh mục Nicholas Kiri cho biết. Binh lính đã phản ứng trước sự mất tích của một số bé trai người Dinka vừa mới chuyển đến khu vực này. “Tất cả mọi dân làng đều trốn vào nhà thờ trong nỗi sợ hãi”, linh mục Nicholas Kiri cho biết. “Viên chức phụ trách nói, ‘Mọi người dân đã nói về việc chẳng có luật pháp gì tại Nam Sudan. Nhưng hãy xem, chúng tôi chính là luật pháp’”.

sud sudan nha tho

“Tất cả mọi dân làng đều trốn vào nhà thờ trong nỗi sợ hãi”

Một ngôi thánh đường và ngôi nhà của vị già làng là tất cả những gì còn lại của ngôi làng Lobonok, một ngôi làng cách thủ đô Juba khoảng hai giờ lái xe. Tất cả 365 ngôi nhà khác đều đã bị thiêu rụi trong khoảng thời gian của bạo lực bộ lạc xảy ra hồi tháng Hai. Khi quân đội đến để tái thiết lập trật tự nơi đây, quân lính lại tiếp tục việc cướp bóc.

“Nhà cửa của chúng tôi đều đã bị thiêu rụi. Khi chúng tôi chứng kiến những người khác bị giết, chúng tôi chỉ biết chạy vào trường học. Chúng tôi chỉ biết nắm chặt tay những đứa trẻ và chạy trốn”, Mary Joanne Guma, mẹ của một đứa trẻ năm tuổi nói.

Các gia đình chăn nuôi gia súc người Dinka đã trở lại ngôi làng vào năm 2007, bị những người dân địa phương đuổi việc và sau đó trở lại với súng trong tay và thái độ hung dữ.

Các cư dân Lobonok hiện đang sống trong các túp lều bên cạnh những ngôi nhà đã bị thiêu rụi. Những người Dinka sinh sống gần đó. “Chúng tôi khiếp sợ việc nuôi trồng bởi vì những người chăn nuôi gia súc”, vị già làng nói.

“Trước kia người dân có thể làm than để bán hoặc đi hái rau rừng nhưng hiện nay, việc này là quá nguy hiểm. Những người lớn có thể chống lại cơn đói, thế nhưng trẻ em thì không thể”.

“Một cậu bé đã bị sát hại ngay trước mặt tôi. Tôi cũng có thể bị giết chết như thế”, Simon Lokuji, vị già làng cho hay. “Khi cuộc chiến xảy ra, đó là thời gian thu hoạch. Đàn gia súc đã ăn sạch sẽ tất cả mọi thức ăn và mọi thứ trong các ngôi nhà đều biến mất”.

Caritas đã cung cấp viện trợ lương thực nhưng các nguồn lực hiện đang hết sức khan hiếm. “Đây chính là bữa ăn cuối cùng của chúng tôi”, Lily Poli, một cư dân địa phương cho biết khi tay đang khuấy một nồi đậu, vốn sẽ nuôi sống những 6 đứa trẻ. “Ngày mai chúng tôi cũng phải ăn và chúng tôi chẳng biết làm thế nào. Chúng tôi đang cầu nguyện thật sốt sắng để Thiên Chúa sẽ ban cho chúng tôi thứ gì đó để ăn. Nếu chúng tôi không có gì ăn trước tháng Tư, chúng tôi sẽ chết đói”.

Tổ chức Caritas Quốc tế đang kêu gọi việc hỗ trợ cho Nam Sudan. “Đây là một trường hợp cực kì khẩn cấp”, Yasser Elias – điều phối viên khẩn cấp của Caritas Juba, cho biết. “Nếu như nguồn lực sẵn có, tôi sẽ thực hiện phân phát chăn mền, lương thực, và có lẽ là phân phát tiền mặt cho những người dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, chúng tôu có rất ít nguồn lực nhưng chúng tôi cố gắng chăm sóc người dân”.

 “Đây chính là bữa ăn cuối cùng của chúng tôi… Ngày mai chúng tôi cũng phải ăn và chúng tôi chẳng biết làm thế nào”

Nam Sudan giành độc lập từ Sudan vào năm 2011 sau nhiều thập kỷ chiến tranh. Hòa bình chỉ tồn tại không bao lâu, vào năm 2013 những người chiến thắng đã thất bại, một lần nữa đẩy đất nước kém phát triển của họ trở lại cảnh chiến tranh. Tình trạng bớt căng thẳng đã chấm dứt vào tháng 7 năm 2016, khi bạo lực bắt nguồn từ Juba đã lan tràn khắp đất nước.

“Cuộc chiến hồi tháng Bảy ảnh hưởng đến ngôi làng của chúng tôi. Binh lính xuất hiện cùng với súng và những chiếc xe tăng. Các ngôi nhà của chúng tôi chính là thứ đầu tiên bị phá hủy”, Estella Roman -một bà mẹ đơn thân với ba đứa trẻ sống trong một túp lều tại trại tập trung Don Bosco IDP nằm ở ngoại ô Juba, cho biết.

“Nó quả là rất đáng sợ”, chị Estella cho biết. “Tôi phải chạy trốn, nhưng tôi đã bị tách khỏi hai đứa con của tôi. Tôi bắt đầu khóc. Những thực sự lại là một điều khổ sở khi tôi tìm thấy chúng, nhưng tôi không biết mình sẽ chăm sóc chúng như thế nào”.

Có 500 gia đình hiên đang sinh sống trong trại tập trung đã đến đây vào năm 2013 và 700 gia đình trong một khu vực mới đến đây vào tháng 7 năm ngoái. Những người dân sống trong trại tập trung được nhận thực phẩm cũng như được viện trợ các mặt hàng vệ sinh cũng như các dụng cụ học đường từ các linh mục Dòng Don Bosco. Caritas Áo là một trong những nhà tài trợ cho trại tập trung này.

“Người dân phải đi bộ khoảng 90 đến 100 cây số mới có thể đến đây với những đứa trẻ được cõng trên lưng. Nhiều người đã trở bệnh khi phải ngủ bên ngoài, hoặc bị mắc các chứng bệnh như sốt rét hoặc thương hàn”, linh mục Matthew Job – người giúp đỡ trong việc vận hành trại tập trung này, cho biết. “Họ đã kể những câu chuyện về các vụ hãm hiếp và bắt cóc trẻ em. Các trẻ sơ sinh bị kéo ra khỏi vòng tay của họ. Có những người đã rất đau buồn vì mất đi những đứa con của mình”, linh mục Matthew Job cho biết.

Các cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Sudan đang có nhiều tiến bộ. “Chúng ta chưa từng bao giờ nghe về các vụ giết hại như ngày hôm nay. Đó là điều tồi tệ nhất mà tôi đã từng chứng kiến trong vòng 15 năm mà tôi đã sinh sống ở đây”, linh mục Matthew cho biết. “Chúng ta cần một sự cải đổi giữa các nhà lãnh đạo đang làm sản sinh vấn đề bạo lực này. Cộng đồng quốc tế cần chấm dứt việc buôn bán vũ khí cho Nam Sudan. Nếu như tất cả đã quá muộn, chúng ta sẽ phải đối diện với một tình huống giống như nạn diệt chủng tại Rwanda”.

Ngôi làng Enyif hầu như đã bỏ bị hoang. Ngôi làng gần thị trấn Torit tại Nam Sudan giờ đây chỉ là một dãy bao gồm hàng loạt những ngôi nhà đã bị thiêu rụi nằm lộ thiên. “Người dân của chúng tôi hiện nay đã tản mác khắp nơi”, Lino Manjat, vị già làng, cho biết. “Hầu hết đã trốn sang Kenya hoặc Uganda vì cảnh chiến tranh và nạn đói”.

“Hiện chỉ còn đủ thức ăn để người dân có thể sống qua một ngày để có thể sản xuất thêm than để kiếm tiền mua thức ăn hầu có thể sống sót qua một ngày nữa. Nếu người dân không thể lấy củi từ các khu rừng để trả cho việc mua thức ăn, họ chắc chắn sẽ chết”

Một số ít người dân đã trở lại kể từ cuộc chiến tồi tệ nhất vào hồi đầu năm nay giữa chính phủ và các phiến quân nổi dậy, mặc dù vẫn còn có những vụ bùng phát bạo lực và nạn đói lan tràn.

Susanna Gelasivo mang một bao tải nặng than trên đầu cùng với đứa bé 9 tháng tuổi tên Ross trên lưng. Ross là đứa con thứ hai của em. Susanna năm nay 15 tuổi. Em đang trên đường trở về từ khu rừng và trên đường đến chợ để mua thức ăn. Việc làm than sẽ giúp cho gia đình em có thể sống sót thêm một ngày.

“Bọn binh lính có vũ trang tấn công bất ngờ và chúng tôi chẳng thể trở tay kịp”, Susanna nói. “Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi bọn chúng núp trong các bụi rậm, nhưng với vòng tay quan phòng của Thiên Chúa thì mọi thứ đều có thể”.

Chẳng có sự lựa chọn nào tốt hơn cả.

“Hiện chỉ còn đủ thức ăn để người dân có thể sống qua một ngày để có thể sản xuất thêm than để kiếm tiền mua thức ăn hầu có thể sống sót qua một ngày nữa. Nếu người dân không thể lấy củi từ các khu rừng để trả cho việc mua thức ăn, họ chắc chắn sẽ chết”, già làng Lino cho biết. “Người dân đang chết đói”.

Basilio là một trưởng thôn gần ngôi làng Illuhum. “Chúng tôi trồng trọt nhưng những đợt hạn hán kéo dài đã phá huỷ toàn bộ vụ mùa. Chúng tôi đã trồng mùa thứ hai, nhưng sau đó chiến tranh đã xảy ra và tất cả các loại cây trồng đều đã bị thiêu rụi và chúng tôi phải bỏ lại các vùng đất của mình”, già làng Basilio cho biết.

Một trong những hàng xóm của ông là Iler Amir. Chị là một thành viên trong một gia đình có tới 9 miệng ăn. “Cái đói là một điều tệ hại nhất. Chúng tôi chỉ được ăn một bữa mỗi ngày – cả ngày hôm nay, trong bụng chúng tôi chỉ toàn là dừa”, Amir cho biết. “Nếu như tình hình an toàn thì chúng ta có thể đi ra ngoài để trồng trọt canh tác. Thế nhưng, mọi người đang cực kì lo sợ các tay súng. Hoặc là mất mạng hoặc chí ít là cũng có thể bị tổn thương”. Tổ chức Caritas đã trợ giúp gia đình chị qua việc việc phân phát các loại đậu, dầu ăn, đường và bột ngô.

Cảnh đói kém hiện diệp ở khắp mọi nơi. Tại ngôi trường St Teresa tại Torit, số học sinh đến lớp đã giảm xuống một phần sáu do cuộc khủng hoảng này. Thậm chí ngay cả những học sinh đến lớp, đều đã phải rời khỏi lớp sớm.

“Vào buổi sáng, trẻ em đến lớp, nhưng vào buổi trưa, chúng phải về vì nhà trường không thể lo bữa ăn trưa cho chúng”, Joseph Tombe – hiệu trưởng trường St Teresa, cho biết.

Caritas đang cung cấp ngân quỹ để trả tiền cho các nguyên vật liệu và văn phòng phẩm thế nhưng không thể đủ các nguồn lực để có thể thực hiện chương trình cung cấp các bữa ăn cho học sinh. “Nhiều trẻ em hiện đang phải ở nhà – một chương trình cung cấp các bữa ăn cho chúng sẽ khuyến khích chúng đến trường, nơi mà chúng sẽ vừa được lo cho ăn uống và học học hành”, một giáo viên cho biết.

Thật khó để nghĩ rằng phụ nữ và trẻ em đang đứng xếp hàng để kiểm tra về tình trạng suy dinh dưỡng tại Bệnh viện Torit lại là những người may mắn. Tất cả các dấu hiệu của nạn đói đang hiện diện, có thể được nhìn thấy nơi những cơ thể vốn đã bị tàn phá của những đứa trẻ dưới năm tuổi, nơi những cái bụng và khớp đều bị sưng phồng lên.

“Tình hình ở nông thôn thậm chí còn tồi tệ hơn vì sự bất an. Chúng tôi không thể tiếp cận họ và họ cũng không thể tiếp cận với chúng tôi”, John Isaac, giám đốc y tế cho biết. “Suy dinh dưỡng có thể được điều trị một cách hết sức đơn giản miễn là không có những biến chứng y tế. Nếu họ đến bệnh viện quá trễ thì e là họ có thể mất mạng”.

Hiện nay 7% trẻ em được sàng lọc suy dinh dưỡng trong bệnh viện sẽ chết. “Năm ngoái, 15 đứa trẻ đã thiệt mang trong vòng một tháng vì chúng tôi đã hết các dụng cụ chữa trị”, Loki Martin Lockare, một y tá của đơn vị suy dinh dưỡng cho biết. “Quả thật là vô cùng đau lòng nhưng chúng tôi không thể làm gì được hơn nữa”.

Các trường hợp xấu nhất đều đã được chăm sóc cẩn thận. “Những đứa trẻ đã cải thiện nhưng sau đó chúng lại quay trở lại”, một y tá cho biết. “Chúng tôi cung cấp cho họ thông tin dinh dưỡng về những thứ có sẵn đối với các loại thực phẩm hoang dã. Vấn đề là chẳng có gì có sẵn cả. Nếu chúng tôi cho người mẹ bổ sung thức ăn, sau đó họ lại đêm chia sẻ chúng cho những đứa con và cũng lại những đứa trẻ ấy lại tiếp tục quay lại để xin thức ăn”.

Nam Sudan đối diện với một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Caritas đang kêu gọi viện trợ, nhưng đồng thời cũng ủng hộ cho việc chấm dứt chiến tranh. “Nếu như chúng ta chỉ thực hiệp việc tiếp tế lương thực, chúng ta chẳng bao giờ có thể thoát ra được cái vòng quay cuồng ấy”, linh mục Joseph Logura – Tổng Thư ký của Giáo phận Torit, cho biết.

“Chiến tranh quả là một điều hết sức tồi tệ”, linh mục Logura cho biết. “Người dân hiện ngày càng trở nên sợ hãi. Một ngày nào đó sẽ xảy ra một cuộc thảm sát. Chúng tôi đề nghị mọi người hãy tiếp tục giúp đỡ chúng tôi trong việc viện trợ lương thực, nhưng không thể chấm dứt nạn đói cho đến khi chiến tranh kết thúc. Đó cúng chính là lời cầu nguyện của chúng tôi rằng cần phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh này”.

Minh Tuệ (theo southsudan.caritas.org)