Dân Chúa Âu Châu

SyriaNhiều giờ sau khi Hoa Kỳ phóng 59 tên lửa nhằm huỷ hoại một căn cứ quân sự của chính phủ Syria, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, kể cả Đức Giám mục Aleppo, đã lên tiếng lên án hành động này. Trong số những thứ khác, các nhà lãnh đạo Công giáo tại Syria đã phàn nàn rằng cuộc tấn công đã được tiến hành trước một cuộc điều tra về cuộc tấn công hóa học bị cáo buộc đã hoàn tất.

Nhiều giờ sau khi Hoa Kỳ phóng 59 tên lửa nhằm vào một căn cứ quân sự của chính phủ Syria, cố gắng ngăn chặn khả năng cung cấp vũ khí hóa học, vị Giám mục Công giáo thuộc Địa phận Aleppo vốn đã bị chiến tranh tàn phá đã tố cáo điều mà ngài gọi là một hành động “thiếu thận trọng”, ngài cho biết nó đã mở ra “một tình trạng phiền nhiễu mới đối với tất cả mọi người”.

“ĐTC Phanxicô và Tòa Thánh không hay biết về việc này”, Đức Giám Mục Syria Georges Abou Khazen – Giám quản Tông Tòa Aleppo của Giáo Hội Công giáo nghi lễ Latinh, nói về vị thế lâu đời của Vatican đối với việc mở rộng cuộc xung đột tại Syria.

“Có những người muốn cuộc chiến nhơ bẩn này tiếp tục”, Đức Cha Khazen nói.

Các tên lửa đã được phóng ra, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, như là một phản ứng trước vụ thảm sát tại thị trấn Idlib của Syria vào đầu tuần này, nơi một vụ tấn công sử dụng vũ khí hoá học đã khiến hơn 80 thường dân thiệt mạng.

Chính phủ Hoa Kỳ bị thuyết phục rằng cuộc tấn công này do Tổng thống Bashar al-Assad gây ra, mặc dù một số nhà quan sát không đồng ý.

“Một điều thất bại – khi đối diện với cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Syria – đó là tốc độ mà nó được quyết định và thực hiện, mà không có bất kỳ cuộc điều tra đầy đủ nào về vụ thảm sát thảm khốc bằng vũ khí hoá học”, Đức Cha Khazen cho biết.

Đức Cha Khazen cho biết ngài có thể hình dung Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – ông Recep Erdogan – đã vui mừng thế nào đối với sự can thiệp này, vốn “đã được quyết định và tiến hành mà không có bất kỳ động thái nào nhằm kêu gọi một cuộc điều tra độc lập đối với những gì đã xảy ra tại Idlib”.

Thực ra, ông Erdogan đã thực hiện cuộc tấn công, khi nói rằng chính ông Erdogan “đã hoan nghênh hành động này”. Tuy nhiên, Đức Cha Khazen cũng nói rằng điều này thực sự vẫn chưa đầy đủ.

Mặt khác, Nga – một đồng minh lâu năm của al-Assad – đã kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, nhằm xác định cuộc tấn công vào căn cứ Syria là một hành động “thiếu thận trọng”.

Ngay từ đầu, ĐTC Phanxicô đã phản đối mạnh mẽ một hành động quân sự do nước ngoài cầm đầu trên lãnh thổ Syria. Ngay từ đầu Triều đại Giáo Hoàng của mình, vào đêm trước khi Hoa Kỳ tiến hành động thái mà người ta có thể gọi là một cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ vào một quốc gia Trung Đông, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình của nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tin tưởng vào việc một vị Giáo Hoàng có thể chấm dứt một hành động quân sự sau đó.

Rất nhiều thay đổi đã xảy ra kể từ đó, tuy nhiên, quan điểm của Vatican về cuộc chiến tranh kéo dài sáu năm đã không xảy ra.

Đức Hồng Y Angelo Comastri – Giám quản Đền Thờ thánh Phêrô và Thành phố Vatican cho hay, “bạo lực không bao giờ là một chiến thắng, và sẽ chẳng có ai chiến thắng cả. Chiến tranh là một thất bại của nhân loại và nó không thể giải quyết các vấn đề”.

“Chỉ có thông qua việc đối thoại, thì các cuộc xung đột mới có thể được giải quyết”, Đức Hồng Y Comastri phát biểu với TV2000 – một mạng lưới của Hội đồng Giám mục Italia.

Phát biểu về vụ đánh bom của Hoa Kỳ, ĐHY Oswald Gracias thuộc Địa phận Mumbai, Ấn Độ, cho biết: “Tâm hồn tôi đau đớn khôn tả”.

“Mọi đứa trẻ tại châu Á đều đang gào thét cho những đứa trẻ tại Syria, nguyện xin Thiên Chúa giải cứu các trẻ em tại Syria khỏi hành động tàn sát vô nghĩa này”, ĐHY Gracias phát biểu với Crux.

Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu, ĐHY Gracias cũng đã lên án vụ tấn công hôm thứ ba vừa qua, khi hàng chục thường dân, trong số đó có rất nhiều trẻ em, đã thiệt mạng, ĐHY Gracias gọi đó như một ví dụ điển hình về “sự vô nhân đạo của con người với nhau”.

“Với cương vị là một nhà lãnh đạo tinh thần của Giáo hội tại Châu Á, tôi muốn cùng với cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi chấm dứt mọi hành động thù địch và trở lại con đường đàm phán hòa bình”, ĐHY Gracias nói. “Việc đối thoại và phi bạo lực chính là những cánh tay duy nhất thực sự có thể đem lại hòa bình cho Syria”.

Đức Thượng Phụ Công giáo Syri Ignace Joseph Younan, cũng như Đức Cha Khazen, đã lấy làm tiếc trước thực tế là Hoa Kỳ đã hành động trước khi Liên Hiệp Quốc có cơ hội tiến hành “một cuộc điều tra trung thực” đối với những gì đã xảy ra tại Idlib.

“Các phương tiện truyền thông tập trung và chính sách ủng hộ thuyết ưu sinh của Hoa Kỳ chỉ muốn cuộc xung đột tàn sát và hủy diệt tại Syria tiếp tục, chủ yếu để tiêu diệt bất cứ mọi nỗ lực có thể có nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đẫm máu”, Đức Thượng Phụ Younan phát biểu với Catholic News Service – cơ quan thông tấn trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

“Quân đội Syria đã chiến đấu thành công để chấm dứt xung đột đẫm máu đã xảy ra trong một thời gian dài. Nó không cần bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vốn có thể bị lên án bởi các cơ quan quốc tế, chẳng hạn như việc sử dụng vũ khí hoá học”, Đức Thượng Phụ Younan nói.

Các quan chức Syria nói rằng cuộc tấn công của Hoa Kỳ là một “sự xâm lược trắng trợn”, “có tầm nhìn ngắn”, “thiếu thận trọng” và hết sức “vô trách nhiệm”. Họ cũng cho biết có tới chín thường dân đã thiệt mạng vì cuộc tấn công này.

Các tu sĩ Dòng Phanxicô tại Assisi đã cùng với các nhà lãnh đạo Công giáo lên án vụ tấn công này. Với một tuyên bố được công bố hôm thứ Sáu vừa qua, họ đã cho biết rằng cuộc chiến tại Syria là “một cuộc tàn sát đẫm máu”.

“Chiến tranh chính là diện mạo của sự ác”, tuyên bố nhấn mạnh. “Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải chấm dứt bạo lực. Đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta”.

Tổ chức Caritas Ý và Pax Christi – một phong trào Công giáo vì hòa bình quốc tế, đang kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện cho Syria, được tổ chức vào ngày thứ Tư Tuần Thánh – đêm trước Tam Nhật Vượt Qua.

Đó là một ngày để “đừng bỏ quên nhưng hãy sống cuộc khổ nạn và hành trình thập giá của rất nhiều người vô tội để tưởng niệm Mầu nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, dưới ánh sáng Đấng Phục Sinh”.

Lời tuyên bố mời gọi mọi người cùng hưởng ứng ngày cầu nguyện này đã trích dẫn những chia sẻ của ĐTC Phanxicô trong bài giảng nhân dịp đánh dấu kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất vào năm 2014.

“Cũng vậy, ngày nay vẫn còn rất nhiều nạn nhân… Làm sao lại có thể như thế được?”, ĐTC Phanxicô phát biểu tại Đài Tưởng niệm quân sự Redipuglia. “Đó là bởi vì trong thế giới ngày nay, đằng sau cảnh chiến tranh, có những quyền lợi, những chiến lược địa chính trị, những ham muốn về tiền bạc và quyền lực, cũng như việc sản xuất buôn bán vũ khí, vốn dường như rất quan trọng!”.

“Và những mưu toan của chính sách khủng bố này, những toan tính đối với các xung đột này, cũng giống như những kẻ buôn bán vũ khí, đã khắc sâu vào lòng họ”. ‘Nó có ý nghĩa gì đối với tôi không?’ “.

Minh Tuệ (theo Crux)