Dân Chúa Âu Châu

Cách đây hơn 10 năm, tôi xem một bộ phim viễn tưởng có tên "The March", trong đó có cảnh cảnh sát đang chiến đấu để ngăn cản hàng triệu người Châu Phi cố gắng tiến đến Châu Âu.

Tôi xem bộ phim này cùng với những chuyên gia di dân tại Đức. Thời gian đó, chúng tôi nghĩ bộ phim vô ích vì nó có thể gây ra sự hoảng loạn. Giờ đây, khi cuộc khủng hoảng gần đây nhất làm hàng ngàn người cố tới Liên minh Châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia, Bulgaria và Serbia, thì bộ phim ấy như một lời tiên tri.

Một phần tư thế kỷ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, chúng ta chứng kiến một bức tường mới đang được xây dựng trong thời gian này để ngăn những người di dân từ Serbia. "Những người di dân cướp công ăn việc làm" là một trong những khẩu hiệu này. Lập luận chống lại những người di dân và tị nạn tương tự cái mà tôi đã nghe cách đây 30 năm khi tôi bắt đầu công việc. Nó làm tôi có cảm giác như thể công việc của nhiều người trở nên vô ích.

Hành vi phân biệt chủng tộc chống lại những người di dân và tị nạn là không bao giờ chấp nhận được, thậm chí dưới phương diện của những khó khăn đi cùng với việc đón tiếp quá nhiều người.

Tại Hungary, các diễn viên hài đang đưa lên các tờ áp phích truyền đạt cho những người khác: "Xin lỗi vì hành vi của thủ tướng chúng tôi". Là Giáo Hội, chúng ta nên hỗ trợ những người này và khuyến khích những người khác.

Đức dự tính nhận 800,000 người trong tháng tới. Nhiều người dân bình thường ở đây và tại các nước khác sẵn lòng giúp các cộng tác viên trong cuộc khủng hoảng này. Công việc của họ chỉ có thể thực hiện được nếu đó là một phong trào lớn của sự đoàn kết không chỉ dành riêng cho người tị nạn nhưng cho tất cả những ai có đang gặp khó khăn.

Caritas và các tổ chức khác biện hộ để người di dân được đối xử tốt và thủ tục công bằng. Đó là một nhiệm vụ được quy định trong công ước Geneva 1951 để bảo vệ những người tị nạn.

Và thậm chí nếu họ không phải là người tị nạn chiến tranh và xung đột, thì họ phải rất tuyệt vọng mới phải rời bỏ đất nước trong một hành trình đầy hiểm nguy như thế.

Trong thời gian một tháng, các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG's) sẽ được thông qua tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đoạn 34 của văn bản đàm phán cho biết: "Chúng tôi sẽ hợp tác quốc tế để đảm bảo việc di dân an toàn, trật tự và thường xuyên, đảm bảo tôn trọng đầy đủ nhân quyền và đối xử nhân bản đối với người di dân, bất kể tình trạng di dân là tị nạn và người di dời."

Đã đến lúc để con tim và khối óc rung động về điều này. Cần bắt đầu ngay bây giờ vì chúng ta đang chứng kiến quá nhiều khủng hoảng di dân. Ngày càng nhiều người đang vượt qua Địa Trung Hải, hàng ngàn người di dân đang đợi tại Calais để vượt qua eo biển tới nước Anh và Cộng hòa Dominica, những mối đe dọa cho người di dân bất thường từ Haiti đang sống tại nước láng giềng, cho đồng bào người dân tộc thiểu số chạy trốn khỏi xung đột tại Myanmar, họ gặp nguy cơ bị chết trên biển.
Những người di dân tại trại tị nạn Calais đợi để tiếp tục hành trình tới nước Anh.

Đối với cuộc khủng hoảng di dân mà EU đang đối mặt là lúc để tình liên đới diễn ra trong hình thức cùng nhau đón tiếp, chia sẻ trách nhiệm tài chính và một chính sách tị nạn mấu chốt với những tiêu chuẩn so sánh công bằng và bảo vệ.

Châu Âu là một liên minh kinh tế, nhưng cũng là một cộng đồng của các giá trị. Không phải quốc gia nào cũng có thể tiếp nhận cùng số lượng người vì điều kiện địa lý và kinh tế là điều dễ hiểu. Nhưng một cử chỉ của tình liên đới có thể là tấm gương cho các nước khác và thể hiện sự nhân đạo.

Và quỹ tị nạn của Châu Âu, một công cụ được tạo ra để cải thiện điều kiện tiếp nhận những người tị nạn, có thể giúp tình trạng nhanh chóng và bớt tính quan liêu. Cần thay đổi cách nhìn cuộc khủng hoảng này từ một cái nhìn an ninh sang cái nhìn nhân đạo và từ đó các chính phủ nên đầu tư phù hợp.

Ở mức độ toàn cầu, đã tới lúc phải hành động. Từ lâu, các chính phủ nghĩ rằng họ có thể giải quyết việc di chuyển toàn cầu với những biện pháp nửa vời. Giờ đã tới lúc hành động, tới lúc thể hiện sự liên đới, bảo vệ những người gặp khó khăn, cổ võ những nỗ lực xây dựng hòa bình và đầu tư cho sự phát triển.

Nguồn: Caritas Internationalis / CaritasVietnam.org