Dân Chúa Âu Châu

Vinh#GNsP – Tối 15 tháng 4, Hưởng ứng lời kêu gọi của ban Công lý & Hòa Bình và ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm biển Giáo Phận Vinh, các Giáo xứ trong Giáo Phận Vinh đồng loạt thắp nên cầu nguyện cho môi trường biển miền Trung bị Formsoa đầu độc hơn 2 năm qua và cầu nguyện cho các nạn nhân Formosa.

Tại giáo xứ Mỹ Khánh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã cùng với bà con Giáo xứ tổ chức giờ Chầu Thánh Thể, cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình. Gần cuối giờ chầu, hàng trăm ngọn nến được thắp sáng và giơ cao lên để cùng hiệp lời cầu nguyện cho các nạn nhân môi trường biển.

 

 

Kinh Hoà Bình cũng được hát vang để thể hiện sự mong muốn có được một nền Công Lý Hoà Bình trên chính đất nước Việt Nam. Cũng trong sáng ngày hôm ấy, với sự kêu gọi của Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, rất đông bà con Giáo xứ. Mỹ Khánh đã cùng nhau dọn dẹp đường xá, thu gom rác thải nhằm mục đích thể hiện tinh thần bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, không chỉ có bà con Giáo xứ Mỹ Khánh, mà còn có cả bà con lương dân cùng chung tay, tham gia dọn dẹp đường xá, rác thải. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng môi trường sống rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta.

Tại giáo xứ Song Ngọc, Yên Hòa, Thuận Nghĩa, Vạn lộc,… Hàng ngàn ngọn nên cũng được thắp lên với cùng một nguyện ước cho quê hương Việt Nam có được công lý và một môi trường trong lành cho thế hệ mai sau.
Như vậy thảm hoạ biển miền Trung do Formosa xả thải đã trôi qua được 2 năm, thế nhưng biển vẫn chết người dân vẫn còn điêu đứng vì nghề nghiệp và an sinh xã hội.

 

 

 

 

 

Con người khu vực huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nơi Formosa đóng đô, nhiều gia đình phải tan nát, nhiều số phận bị lún bùn đen, nhiều tương lai bị chặn đứng bởi gia đình, cha mẹ đổ vỡ. Có thể nói rằng có quá nhiều đớn đau đến với người dân miền Trung kể từ khi các công trình của người Trung cộng mọc lên ở đây.

Cuộc sống ngày càng khó khăn bởi không thể làm nghề mình thích, nghề nghiệp cha ông để lại, mà phải tha hương ngay trên chính đất cha ông mình, có thể nói rằng sau hai năm, đời sống người dân làm nghề biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển, người dân miền Trung nói chung vẫn chưa hết đảo lộn và chưa hề có dấu hiệu phục hồi sau những mất mát, tan thương đó.

Ảnh tổng hợp