Dân Chúa Âu Châu

GNsP – Một giám mục Việt Nam nhắc nhở các nhà báo Công giáo hãy noi gương đức giáo hoàng, trong việc dùng mạng xã hội để lan truyền tin mừng và hy vọng, tại quốc gia mà phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt nặng nề.

Khoảng 200 nhà báo Công giáo đến từ 7 giáo phận phía bắc hôm 28/5 đã tham dự sự kiện ‘Thông truyền Hy vọng và Niềm tin trong Thời đại chúng ta’ tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định.

Trong sự kiện kỷ niệm Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 51, Đức Giám mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Phúc âm hóa khuyến khích các nhà báo hãy trở nên kiên cường.

Ngài nói: “Chúng ta phải can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi và để hoàn thành sứ mệnh của truyền thông Công giáo mà các anh chị được uỷ thác.”

Ngài nói tiếp: Các phóng viên thường lo lắng về những “nhận xét và phản ứng đe doạ từ độc giả và chính quyền” có thể ảnh hưởng đến cộng đồng Công giáo, do nội dung những nội dung nhạy cảm về tôn giáo hay chính trị trong bài viết của họ.

Đức cha Long nói tiếp với các nhà báo quy tụ trong sự kiện: “Hãy noi gương đức giáo hoàng, chúng ta không sợ gì vì Chúa ở cùng chúng ta.”

Ngài nói truyền thông và rao giảng Phúc Âm là một và như nhau, và “các bản tin phải có tâm tình tôn giáo tích cực giúp truyền thông đức tin, hy vọng và tình yêu”.

Vị giám mục cũng lưu ý giờ đây internet là “một phần không thể thiếu trong đời sống từ người già đến trẻ em. Tôi thấy nhiều trẻ em người dân tộc Hmong, dù thiếu thức ăn và quần áo, và phải sống trong những ngôi nhà rách nát ở vùng sâu vùng xa, vẫn sử dụng điện thoại thông minh để lướt internet, tìm kiếm thông tin và để học tiếng mẹ đẻ của mình.”

Đức cha Long mô tả mạng xã hội là không gian mới để truyền đạt tin mừng và hy vọng, cũng như là nơi giới thiệu Công giáo là cửa ngõ đến với sự thật và đức tin.

Trong tháng Tư, Bộ Thông tin và Truyền thông VN cho biết có đến 70% trong tổng số 92 triệu dân VN sử dụng Internet, và có 45 triệu người sử dụng Facebook.

Một nhà báo thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội nhận xét, mặc dù tất cả 10 giáo phận phía Bắc đều có trang web riêng, nhưng họ lại thiếu kỹ năng làm báo chuyên môn và các thiết bị truyền thông.

Các giáo phận thường chỉ đăng các bài viết về các hoạt động của giáo hội, và tránh các vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, bất công xã hội, nhân quyền và dân chủ vốn nhạy cảm với chính phủ.

Đức cha Long cũng kêu gọi các nhà báo Công giáo hãy bác bỏ những bản tin có nội dung tiêu cực, làm lan truyền sự nghi ngờ, mệt mỏi, tuyệt vọng hoặc thậm chí phỉ báng giáo hội.

Ngài đề nghị các nhà báo hãy nhìn các sự kiện qua lăng kính Tin mừng, để lan truyền thông điệp về đức tin Công giáo đến mọi người.

Chính quyền cộng sản VN không khoan dung trước những bất đồng ý kiến và kiểm soát rất chặt chẽ các phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam.

Hồi tháng Tư, Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở ở Pháp chuyên về tự do báo chí, đã xếp VN đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí.

Thạm chí, các nhà đào tạo ở một trường trung học ở Long An đã khiển trách mọt học sinh lớp 12 ở đây, vì đã than phiền trên faceoôk về việc các bác sĩ y tá la hét các bệnh nhân tại một bệnh viện địa phương.

GNsP (theo Ucanews)

http://www.ucanews.com/news/overcome-fears-catholic-journalists-in-vietnam-told/79432