Dân Chúa Âu Châu

WHĐ (20.12.2014) – Rome Reports là một hãng tin truyền hình tư nhân độc lập có trụ sở tại Roma, Italia, chuyên đưa tin về Đức giáo hoàng và Toà Thánh Vatican.Kết thúc năm 2014, hãng này đã chọn “Nhân vật của năm 2014” là các Kitô hữu bị bức hại Iraq

Trong bản tin truyền hình ngày 18-12, hãng tin nàygiải thích: Đó là một bi kịchRome Reports tận mắt chứng kiến. Các Kitô hữu Iraq bị buộc phải ra khỏi nhà của họ, nếu không sẽ bị giết. Chỉ một vài năm trước đây, có khoảng 2 triệu người Kitô hữu tại Iraq. Hiện nay con số này ít hơn 250.000. Làm người Kitô hữu trong quốc gia này chẳng bao giờ là dễ dàng, nhưng ngay cả khi là một tôn giáo thiểu số, các Kitô hữu cũng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Iraq.

Được trở về nhà có vẻ một khả năngrất mờ nhạt. Sự hung hãn của quân khủng bố ISIS vẫn còn đọng lại trong ký ức của họ. Nhưng bất chấp mọi thứ bạo lực, niềm tin của họ vẫn sống.

Một người tị nạn nói: “Chúng tôi vững tin nơi ChúaCha chúng ta, và chúng tôi giữ niềm tin ấy bây giờ và khi chúng tôi trở về nhà. Có Chúa trợ giúp, chúng tôi vẫn luôn hy vọng. Trên hết, đó là hy vọng trở về Qaraqosh”.

Hơn 400.000 người đã trốn chạy đến miền Bắc Iraq. Chỉ trong vài tuần, khoảng 70.000 người đã đến thành phố Erbil, thủ phủ của người Kurd, một khu vực tự trị Iraq.

Họ đã mất tất cả và họ đang sống trong những điều kiện tồi tệ. Khoảnh sân của một giáo xứ địa phương bỗng biến thành một trại tị nạn qua đêm. Riêng ở đây đã có khoảng 160 gia đình sống trong 64 căn lều. Họ ở đây đã năm tháng và tình hình cũng không trở nên tốt hơn.

Douglas Bazi, linh mục quản xứ thánh Giuse, lo lắng: “Bây giờ chúng tôi mừng lễ Giáng Sinh, nhưng vấn đềsau lễ Giáng sinh, đèn đuốc đều tắt hết. Chúng tôi sẽ làm gì sau đó?”

Đức Thượng phụ Raphael Louis Sako, nghi lễ Can-đê cho biết: “Tình hình thật khốn khổ. Mười người sống một nơi chật hẹp, không có việc làm. Áp lực tâm lý là khủng khiếp”.

Trong những điều kiện này, thật khó để tổ chức lễ Giáng sinh. Sarmad Kallo một tu sĩ Ða Minh, buộc phải trốn khỏi Qaraqosh. Bây giờ thầy là một người tị nạnErbil. Cũng giống như Chúa Giêsu đã bị truy sát khi sinh ra, thầy nói rằng cả các trẻ mới sinh là Kitô hữu cũng trở thành mục tiêu.

Thầy Kallo chia sẻ: Kitô giáo được sinh ra trong máng cỏ. Chúa Giêsu sinh ra trong cảnh nghèo và chúng tôi cũng vậyBạn cứ nghĩ mà xem, Giáng sinh đang ở đây với chúng tôi. Chúa Kitô sẽ được sinh ra giữa chúng tôi. Người sẽ đứng lên từ cảnh nghèo khổ mà chúng tôi đang sống. Người là Đấng Cứu Rỗi, nhưng Người cũng đã bị bức hại. Bây giờ chúng tôi đang bị bức hại vì tin tưởng nơi Người và sứ điệp của Người. Vì vậy năm nay, chúng tôi sẽ thực sự sống sự kiện Giáng sinh”.

Cả trung tâm mua sắm Ainkawa này cũng đã thay đổi. Bây giờ đó là một trại tị nạn tạm thời. Trung tâm cung cấp chỗ ở cho hơn 400 gia đình bị mất tất cả mọi thứ. Họ dùng chung một phòng tắm và xúm lại trong các căn phòng nhỏ với ánh sáng lờ mờ. Nhiều người trong số này là các Kitô hữu đến từ Mosul, nơi mà lần đầu tiên từ hơn 1500 năm nay, tiếng chuông nhà thờ không còn ngân vang nữa.

“Chúng tôi từ Mosul đến. Lúc 6 giờ sáng chúng tôi nhận được một tin báo: Hoặc đóng thuế để làm người Kitô hữu, hoặc bị chặt đầu. Chúng tôi bị buộc phải ra đi và khi đến biên giới, họ tước đoạt của chúng tôi mọi thứ: xe cộ, tiền bạc, tất cả…”

Vùng đất bị ISIS chiếm đoạt ở Syria Iraq tương đương với diện tích của Jordan. Trên đường đi, họ đã giết, đe dọa bức hại các Kitô hữu.

Những người tị nạn này đã mất tất cả, trừ hy vọng và đức tin. Nhờ đó, họ tìm được sức mạnh để tiếp tục sống, ngay giữa cảnh tối tăm.

Nguồn: Http//:hdgmvn.org// (Minh Dức)