Dân Chúa Âu Châu

Lần đầu tiên đến với Cuba ... vì vậy câu hỏi bây giờ là – phải chăng tiếp theo là Trung Quốc? Quốc gia cộng sản này sẽ cải thiện quan hệ với Vatican và được hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo chăng?

Không có câu hỏi nào Đức Thánh Cha Phanxicô đã được thúc đẩy cho việc cải tiến, nhưng một số chuyên gia nói rằng, họ sẽ không đặt cược vào bất kỳ thay đổi quan trọng nào ... ít nhất là chưa.

Fr. Bernardo Cervellera, Giám đốc Asia News:

"Trung Quốc hiện là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nó gần như một sức mạnh siêu cường khi nói đến trường chính trị quốc tế. Không giống như Cuba, nó không cần sự giúp đỡ của Vatican hay thực sự từ bất cứ ai khác để củng cố vị thế của nó."

Fr. Bernardo Cervellera, là người sáng lập hãng thông tấn Asia News. Trong nhiều năm, ông phục vụ như một nhà truyền giáo ở Trung quốc, cho đến khi ông được "mời" ra khỏi đất nước này.

Với sự gia tăng Kitô giáo ở Á châu, đến năm 2050, Trung quốc có thể trở thành quốc gia đông Kitô hữu nhất.

Có một thách thức lớn giữa Vatican và Trung Quốc. Quốc gia cộng sản này từng tuyên bố - tự nó - một mình vận hành Giáo Hội của mình, không quan hệ bất kỳ ảnh hưởng nào với Vatican. Nó bổ dụng Giám mục riêng của mình và thường tuyên bố nó độc lập.

Fr. Bernardo Cervellera

"Ban công tác tôn giáo của Trung quốc liên tục gửi đi các tin nói rằng nó muốn một Giáo hội độc lập. Nó đe dọa sự phong chức, nói, 15 tân giám mục một năm. Nó tuyên bố nó có quyền dẫn dắt một Giáo hội độc lập mà không cần có sự ảnh hưởng của các tổ chức nước ngoài, ý nói Vatican."

Trong thực tế, các Giám mục Trung quốc hợp pháp được Vatican tấn phong đã được biết là biến mất một cách bí ẩn, không một dấu vết trong đất nước của họ. Những người khác bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Mặc dù cũng có tin tốt. Trong hầu hết các khu vực, các tín hữu ước lượng trung bình có thể công khai có thể thực thi đức tin của họ ở Trung quốc. Nhưng hạn chế vẫn còn tồn tại đối với việc điều hành của các linh mục chánh xứ nhà thờ, gồm cả thời gian cử hành Thành lễ.

Fr. Bernardo Cervellera

"Điều này muốn nói rằng các linh mục quản xứ KHÔNG có sự tự do đi ra ngoài làm công tác mục vụ hay thực hiện nhu cầu của họ với cộng đồng và hoạt động thích hợp với sáng kiến của mình. Họ phải tuân theo các nguyên tắc đã được thiết lập bởi nhà cầm quyền."

Fr. Cervellera không nghĩ rằng có bất kỳ cải tiến đột phá quan trọng nào sẽ diễn ra giữa Tòa Thánh và Trung quốc trong một tương lai gần. Đó là một quá trình mà ông tin rằng, sẽ phải mất ít nhất hàng chục năm.

Jos. Tú Nạc, NMS