Dân Chúa Âu Châu

VRNs (25.03.2015) – News.va – Có bao nhiêu người xưng mình là Kitô hữu nhưng lại không chấp nhận “con đường” mà TC muốn cứu chúng ta? Họ là những người mà ĐTC Phanxicô định nghĩa là “những Kitô hữu, vâng, nhưng…” không có khả năng hiểu rằng ơn cứu độ được ban qua cây thập giá. Trong bài giảng thánh lễ ở nguyện đường thánh Marta hôm thứ Ba ĐTC giải thích rằng Chúa Giêsu trên cây Thập giá chính là trọng tâm của sứ điệp phụng vụ của ngày hôm nay.

Trong đoạn văn Tin Mừng theo thánh Gioan (8,21-30), Chúa Giêsu nói rằng: “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao…” và tiên báo về cái chết của Ngài trên thập giá, gợi lại hình ảnh con rắn đồng mà ông Môsê treo “để chữa lành dân Israel trong sa mạc” được tường thuật trong bài đọc 1 trích trong sách Dân Số (21,4-9). Đức TC giải thích rằng dân TC đã bị nô lệ ở Aicập được giải thoát: “Họ đã thực sự thấy nhiều phép lạ. Và khi họ sợ hãi trong cơn bách hại của vua Pharaô, khi họ đối mặt với Biển Đỏ, thì họ đã thấy phép lạ” mà Chúa đã thực hiện cho họ. “Hành trình được giải thoát” vì thế đã bắt đầu trong niềm vui. Dân Israel “đã rất hạnh phúc” vì họ đã “được giải thoát khỏi cảnh nô lệ”, họ hạnh phúc vì “họ mang nơi mình lời hứa về vùng đất tốt lành, một vùng đất chỉ dành cho riêng họ, và vì “không ai trong họ phải chết” trong chặng đầu của cuộc hành trình. Những người phụ nữ cũng hạnh phúc vì họ có “những trang sức của các phụ nữ Ai Cập”.

ĐTC tiếp tục rằng mặc dù vậy lúc “cuộc hành trình ngày càng xa”, dân Chúa không còn cảm thấy niềm vui, “họ trở nên mệt mỏi”. Vì thế họ bắt đầu “chống lại TC và chống lại ông Môsê”, họ nói rằng: “Tại sao các người dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập, cho chúng tôi chết trong hoang địa.”. Họ bắt đầu “chỉ trích chống lại TC và ông Môsê” rằng “không bánh ăn, không nước uống, chúng tôi đã ngán thức ăn nhàm chán này”. Nói cách khác, dân Israel chê ghét sự trợ giúp của TC, một quà tặng của TC. Và vì thế niềm vui ban đầu của cuộc giải thoát đã trở nên nỗi buồn phiền và than trách.”

Có thể họ đã muốn có được một sự giải thoát bởi một nhà ảo thuật thực hiện phép thuật bằng một cây đũa thần” hơn là muốn Thiên Chúa, Đấng đã dìu họ đi và ban cho họ ơn cứu độ cho họ.

ĐTC chỉ ra rằng trong Kinh Thánh, chúng ta bắt gặp một “dân bất mãn” và sự chỉ trích là đường thoát của sự bất mãn này. Trong sự bất mãn, “họ trút cơn giận của mình, nhưng họ không nhận ra rằng linh hồn bị nhiễm độc bởi thái độ đó. Vì thế, những con rắn xuất hiện, vì “giống như thế, giống như những nọc độc của con rắn, chính lúc này những người đó đã có một tinh thần bị nhiễm độc.

Chúa Giêsu cũng nói về thái độ tương tự, về “thái độ không hài lòng, không thõa mãn”. Sau đó ĐTC nhắc đến một đoạn văn trong TM Mátthêu (11,17) và Luca (7,32): “Khi Đức Giêsu nói về thái độ này Ngài nói: “Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói:
”Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không khóc than. Không điều gì làm các anh thỏa mãn ư?”. Vấn đề “không phải là ơn cứu độ” nhưng đúng hơn là “sự giải thoát”, vì “mọi người muốn điều này”; vấn đề là “con đường của TC: họ không thích nhảy múa theo bài ca của TC; họ không thích khóc than theo sự than khóc của TC.” Vì thế “họ muốn điều gì?” ĐTC nói rằng họ muốn hành động theo tư tưởng của họ, muốn chọn con đường riêng để đạt được ơn cứu độ. Nhưng con đường đó “không dẫn đến điều gì cả”.

Đây là một thái độ mà chúng ta vẫn thường gặp ngày hôm nay. ĐTC hỏi “Trong các Kitô hữu có bao nhiêu người bị “nhiễm độc cách nào đó” bởi sự bất mãn này? Chúng ta sẽ nghe: “Vâng, quả thật, TC là tốt lành. Vâng, các Kitô hữu, nhưng…”. ĐTC tiếp tục: họ là những người “cuối cùng không chịu mở lòng với ơn cứu độ của TC” và “luôn đòi hỏi điều kiện”; họ là những người nói rằng: “Vâng, vâng, vâng, con muốn được cứu, nhưng theo con đường này..” Đây là cách “con tim bị nhiễm độc”. Đây là con tim của “những Kitô hữu thờ ơ” họ luôn có gì đó để phàn nàn: “Tại sao TC lại làm điều này cho tôi?” – “Nhưng Đức Kitô đã cứu anh chị em, Ngài đã mở cánh cửa cho anh chị em, Ngài đã tha thứ cho anh chị em quá nhiều tội” – Vâng, vâng, đúng thế, nhưng…”. Vì thế dân Israel trong sa mạc đã nói rằng: “tôi muốn nước, bánh, nhưng loại tôi thích, không phải là thứ thức ăn nhàm chán này. Tôi chán nó rồi!” Và chúng ta cũng vậy “quá nhiều lần chúng ta nói rằng chúng ta ghét con đường của TC”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: “Không chấp nhận quà tặng của TC theo cách của Chúa, đó là tội; đó là nọc độc; điều đó đầu độc linh hồn chúng ta, nó đánh cắp niềm vui của chúng ta, nó không để cho chúng ta ra đi”.

Vì thế, “TC đã giải quyết điều này thế nào? Với chất độc, hay nói cách khác là với tội lỗi:, “Ngài mang lấy chất độc, là tội lỗi, lên với chính Ngài và được nâng lên”. Vì thế “những Kitô hữu nửa vời”, những “Kitô hữu, vâng, nhưng…” được chữa lành.

ĐTC giải thích, việc chữa lành chỉ xảy đến khi “nhìn lên thánh giá”, khi nhìn lên Chúa Đấng mang lấy tội chúng ta: “tôi của tôi ở trên đó”. Tuy nhiên, “có bao nhiêu Kitô hữu trong sa mạc chết vì nỗi buồn phiền của họ, vì những phàn nàn của họ, vì không muốn đi theo con đường của TC.” Điều này mỗi Kitô hữu phải suy niệm: khi TC “cứu chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy ơn cứu độ như thế nào”, tôi “thực sự không thể chấp nhận con đường mà tôi không thích”. Đây là “sự ích kỷ mà Chúa Giêsu đã khiển trách vào thời của Ngài”, với Gioan Tẩy Giả thì họ nói: “Ông ấy bị quỷ ám”. Và khi Con Người đến, Ngài bị xem là một “tay ăn nhậu”, và một “tên tham ăn”. Và như thế, ĐTC hỏi, “ai hiểu anh chị em?” Ngài thêm, “Tôi cũng vậy với tính độc đoán về ơn cứu độ và TC ban cho tôi, ai hiểu được tôi?”

Vì thế, người Kitô hữu được mời gọi: “nhìn lên con rắn, nọc độc trong Thân Thể Đức Kitô, chất độc của tất cả mọi tội lỗi của thế gian và chúng ta hãy cầu xin ân sủng giúp chúng ta đón nhận con đường của TC về ơn cứu độ; và để chấp nhận của ăn, quá dở đến nỗi người Dothái đã phàn nàn về nó”: ân sủng, đó là “chấp nhận những con đường mà TC dẫn tôi đi”. ĐTC kết luận bằng lời cầu nguyện xin cho Tuần Thánh “giúp chúng ta bỏ lại sau lưng cám dỗ trở nên “những Kitô hữu, vâng, nhưng…”.

Pv. VRNs dịch