Dân Chúa Âu Châu

VRNs (08.02.2015) –Sài Gòn- theo vatican- Phát biểu trước các thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa tham dự khóa họp tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại vai đặc biệt của phụ nữ trong lãnh vực mục vụ và thần học. Đồng thời ngài cũng nhấn mạnh rằng: “thân thể phụ nữ đã bị tấn công và cưỡng bức thậm chí kẻ tấn công và cưỡng bức ấy là bạn đồng hành hay người bao bọc”.

“Có một nhu cầu khẩn thiết là phụ nữ cần hiện diện sâu rộng và hữu hiệu trong Giáo Hội, họ cần được tham gia vào trách nhiệm mục vụ trong gia đình và các nhóm, cũng như trong suy tư thần học, vì vậy họ sẽ không còn cảm giác như những ‘khách mời’, nhưng là người tham gia trọn vẹn vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và Giáo hội.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các tham dự viên thuộc Hồi đồng Tòa Thánh về Văn hoá do ĐHY Gianfranco Ravasi làm chủ tịch đứng ra tổ chức.

Hội đồng đã tổ chức cuộc hội thảo từ ngày 04-07 vừa qua với chủ đề “Nền văn hóa phụ nữ: những bình đẳng và khác biệt“.

Một cách tổng quát về cuộc hội thảo, ĐTC nhấn mạnh “sự cần thiết của việc tránh đi “ý thức hệ” về bình đẳng giới và quan trọng là “bảo đảm quyền tự do lựa chọn cho phụ nữ, để họ có khả năng tham gia lãnh trách nhiệm trong sự hài hòa giữa các vấn đề xã hội và Giáo hội liên hệ đến đời sống sống gia đình.”

ĐTC nói: “Tiêu chí mới này cần phải được thúc đẩy nhờ đó phụ nữ không còn cảm thấy mình như những khách mời, nhưng là người tham dự trọn vẹn trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và Giáo hội. Đây là một thách đố không được trì hoãn. Tôi nói điều này với các nhà lãnh đạo Kitô hữu đang hiện nơi đây, đại diện cho Giáo Hội phổ quát, nhưng cũng nói cho từng nam nữ tín hữu đang tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, gia đình, hội đoàn.”

ĐTC đưa ra một số hướng dẫn dựa trên bốn điểm chính mà Hội đồng thảo luận trong phiên họp.

  1. “Trước hết về chủ đề là ‘giữa những bình đẳng và khác biệt: tìm kiếm sự cân bằng. Về khía cạnh này không nên bó gọn trong ‘ý thức hệ’ vì dưới “lăng kính” ý thức hệ nó sẽ cản trở để nhìn thấy những điểm tốt cách xác thực nơi phụ nữ. Sự bình đẳng và sự khác biệt giữa nam và nữ cần được cảm nhận từ quan điểm của mối liên hệ “với nhau”, chứ không phải là “chống lại”. Đã có thời chúng ta đã bỏ quên, ít là trong xã hội phương Tây, mô hình xã hội về sự lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới, một mô hình thế tục. Chúng ta cũng cần phải vượt qua một mô hình thứ hai, đó là bình đẳng chỉ áp dụng một cách máy móc, lý thuyết.
  2. Điểm thứ hai: “Sinh sản” như là đặc trưng của phụ nữ. “Về điểm này chúng ta cần có cái nhìn sáng hơn đối với người làm mẹ, và mở rộng chân trời để chuyển tải và bảo vệ sự sống, sinh sản nơi phụ nữ không chỉ giới hạn ở lĩnh vực sinh học mà chúng ta có thể tổng hợp với bốn động từ: ham muốn, sinh sản, chăm sóc và buông ra.”
  3. Về điểm thứ ba “cơ thể phụ nữ trong mối liên hệ giữa văn hóa và sinh học”, ĐTC nói rằng “sẽ giúp chúng ta nhớ lại vẻ đẹp và sự hài hòa mà Thiên Chúa ban cho nơi cơ thể phụ nữ. Cơ thể phụ nữ là biểu tượng của sự sống nhưng thật không may biểu tượng ấy bị tấn công, cưỡng bức thậm chí kẻ tấn công chính là người bạn đồng hành hay người bao bọc mình. Cần phải nhổ tận gốc những hình thức nô lệ tình dục, buôn bán phụ nữ, cưỡng bức thân thể phụ nữ. Đồng thời đối phó với tình hình mà  rất nhiều phụ nữ nghèo chịu đau khổ, nghèo đói, buộc phải sống trong điều kiện nguy hiểm và bị bóc lột, bị hạ giá trong xã hội và là nạn nhân của một nền văn hóa loại bỏ.”
  1. Cuối cùng về điểm thứ tư, ĐTC nói như sau: “Chúng ta không thể quên vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Nơi họ có những phẩm chất dịu dàng, sự nhạy cảm nơi tâm hồn người nữ, sự hiện diện của người nữ nơi gia đình không chỉ là ảnh hưởng mạnh mẽ cho cuộc sống về bình an, hòa hợp, mà nếu thiếu họ thì mọi chuyện đều không khả thi.

Hoàng Minh, VRNs

Nguồn: DCCT