Dân Chúa Âu Châu

Cuộc xung đột tại Syria chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc đối đầu giữa người Nga và người Mỹ. Với ĐTC Phanxicô, “chúng ta có thể đồng ý về nhiều vấn đề quan trọng, trước hết là bằng việc tập trung vào tình huống nguy hiểm vốn đã xảy ra tại Syria”.

Gặp gỡ Quốc vương Jordan Abdallah II tại Moscow vào ngày 15 tháng 2 vừa qua, Đức Thượng Phụ Kirill (Gundjaev) của Moscow đã thuật lại những tình huống kịch tính vốn đã dẫn đến việc tổ chức cuộc gặp gỡ tại Cuba với ĐTC Phanxicô vào ngày 12 tháng Hai cách đây hai năm trước, để đối mặt với mối đe dọa của cuộc đối đầu hạt nhân tại Syria.

Theo người đứng đầu Giáo hội Nga, “Các lực lượng quân đội của Nga, cùng với các lực lượng chính phủ Syria, đang thực hiện công việc của họ với những thành công to lớn, nhưng cũng như các nước khác, vốn đã gia nhập liên minh, đang thực hiện công việc của họ theo cách thức riêng của mình. Chính sự hiện diện của hai nhóm vũ trang hạng nặng và có sức mạnh, vốn đã không hợp tác với nhau, chính là một thách thức to lớn và là một nguy cơ trong việc đối mặt với các cuộc đối đầu quân sự lan rộng. Bất kỳ sai lầm nào – Đức Thượng Phụ Kirill tiếp tục – có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa các đại diện của các cường quốc hạt nhân. Khi tôi nhận thức được sự nguy hiểm này, tôi đã đề nghị một cuộc gặp gỡ tức thời với ĐTC Phanxicô. Mặc dù vị Thượng Phụ Moscow chưa bao giờ trong lịch sử gặp gỡ vị Giáo Hoàng Rôma. Vì vậy, chúng tôi đã thống nhất về nhiều vấn đề quan trọng, trước tiên bằng cách tập trung vào tình huống nguy hiểm vốn đã xảy ra tại Syria”.

Đức Thượng Phụ Kirill cho biết rằng ngài đã tự nhận thấy mình hòa hợp với ĐTC Phanxicô đối với thực tế rằng “để chống lại chủ nghĩa khủng bố, chúng ta cần phải cùng tham gia với tất cả những người chống lại chủ nghĩa khủng bố, cùng phối hợp với nhau … chúng ta không thể gắp những cục than hồn ra khỏi ngọn lửa này, đó sẽ là một cách tiếp cận hết sức sai lầm và nguy hiểm”. Theo nghĩa này, Đức Thượng Phụ Kirill cho biết thêm, cuộc trò chuyện với Quốc vương Abdallah, thực tế là các quốc gia quan trọng nhất trong cuộc chiến chống khủng bố không thể phối hợp trong các hành động chung, và trong một số trường hợp, có một sự nghi ngờ rằng có những người đã lợi dụng chủ nghĩa khủng bố vì những mục đích chính trị. Hy vọng của người đứng đầu của Chính Thống Nga đó là một mặt trận chung duy nhất có thể được tạo ra tại Syria giữa người Nga và liên minh do những người Mỹ dẫn đầu, trong khi điều này đã chưa từng bao giờ xảy ra.

Với Quốc vương Jordan, Đức Thượng Phụ Kirill đã nhắc lại lịch sử lâu dài của các mối quan hệ giữa người Nga và người Jordani ở Trung Đông. Mối đe dọa khủng bố, Đức Thượng Phụ Kirill nhận xét, “những vấn đề về sự sống còn của toàn thể đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo, đồng thời gây nguy hiểm cho toàn thể thế giới”. Giáo hội Chính Thống Nga, với tư cách là một Giáo hội chiếm đa số trong một quốc gia đa văn hóa, có thể tạo ra một sự đóng góp cơ bản cho cuộc đối thoại liên bang và liên tôn, liên kết tất cả mọi người trong một mặt trận vốn loại bỏ chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan khỏi cộng đồng toàn cầu; do đó nó sẽ là ý tưởng của cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô.

Hơn nữa, nhà lãnh đạo Chính Thống Nga đã minh hoạ công tác hỗ trợ nhân đạo của Tòa Thượng Phụ, vốn chính là chủ đề của một cuộc đánh giá gần đây với các đại diện của Tòa Thánh, và trong đó sự hợp tác giữa các tôn giáo được minh hoạ. “Bởi vì Giáo hội Chính Thống ở Nga có quan hệ tốt với người Hồi giáo, với người Do Thái và với tất cả các tôn giáo khác, chúng ta đã đề nghị phối hợp các nỗ lực cứu trợ của chúng ta và đồng thời giúp xây dựng lại Syria, mà ngay từ đầu chúng ta đã chỉ thực hiện một mình. Điều này làm tăng cơ hội giúp đỡ hiệu quả, và đồng thời thúc đẩy nhiều người tự tin hơn vào các hoạt động có tổ chức”, theo Đức Thượng Phụ Kirill, người tin rằng những giai đoạn khó khăn hơn trong cuộc đối đầu vũ trang đã được khắc phục, cũng như việc tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc có liên quan, như trong hội nghị Soci trong suốt Quốc hội Đối thoại Quốc gia Syria.

Một ngày trước cuộc gặp gỡ với Quốc vương Abdallah, Đức Thượng phụ Kirill cũng đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Palestine Mohammed Abbas, người mà ngài đã chuyển tải sự xác tín của mình rằng một trong những chìa khóa cho sự yên ổn của khu vực đó là việc bảo vệ tình trạng đặc biệt của thành phố Giêrusalem, đảm bảo những điều kiện xứng đáng cho đời sống tôn giáo của tất cả các cộng đồng ở đó.

Minh  Tuệ chuyển ngữ

Nguồn: dcctvn.org