Dân Chúa Âu Châu

ROME– ĐTC Phanxicô đã cầu nguyện cho việc chấm dứt “tình trạng nghèo đói đau khổ gây ra bởi chiến tranh và xung đột”, đặc biệt là tại Trung Đông, cụ thể là Lebanon, sau cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi việc từ chức đột ngột của thủ tướng Saad Hariri, nhân chuyến viếng thăm Ảrập Xêút.

“Hôm nay, tôi muốn lưu ý một cách cụ thể đến các quần thể vốn sống trong cảnh nghèo đói đau khổ gây ra bởi chiến tranh và xung đột”, ĐTC Phanxicô nói vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần của mình. “Do đó tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi tới cộng đồng quốc tế để kêu gọi mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy hoà bình, đặc biệt là tại Trung Đông”.

“Một suy nghĩ đặc biệt tôi muốn dành cho những người dân Lebanon thân yêu và đồng thời cầu nguyện cho sự ổn định của đất nước, để nó có thể tiếp tục trở thành một ‘sứ giả’ của việc tôn trọng và cùng nhau tồn tại cho toàn khu vực và cho cả thế giới”.

Lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô đã được đưa ra trong một loạt những lời kêu gọi mà Ngài đã thực hiện sau khi chủ sự giờ Kinh Truyền Tin vào mỗi Chúa nhật cùng vời 25.000 tín hữu quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Việc ông Hariri đột ngột từ chức vào ngày 4 tháng 11 vừa qua, khi ông đang có mặt tại Ả-rập Xê-út, đã trở thành một yếu tố gây bất ổn tại nước này, vốn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng người tị nạn – ít nhất 1,4 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống tại Lebanon, với tổng dân số 4,5 triệu người, trong vài năm qua.

Hệ thống chính trị Li Lebanon yêu cầu các nhóm tôn giáo khác nhau chia sẻ quyền lực. Ở một đất nước nơi mà các Kitô hữu đại diện cho 40 phần trăm dân số, và một người Hồi giáo 60 tuổi, thủ tướng phải là một người Hồi giáo Sunni, tổng thống phải là một Kitô hữu Maronite, và phát ngôn viên trong Nghị viện phải là một người Hồi giáo Shia.

Theo truyền thống, thủ tướng được hỗ trợ bởi Ảrập Xêút, dưới sự quản lý của chế độ quân chủ liên kết chặt chẽ với cơ sở tôn giáo Hồi giáo Sunni của nước này, trong khi người phát ngôn được ủng hộ bởi Iran, một nền chính trị thần quyền Hồi giáo Shia vốn được diện bởi nhóm chiến binh Hezbollah tại Lebanon.

Các Kitô hữu của đất nước này – chủ yếu là các tín hữu Maronite, nhưng cũng là những người Công giáo Melkite Hy Lạp, Chính Thống, Tin Lành, Armenia (Chính Thống giáo và Công giáo), và những người khác – đại diện cho một sự hiện diện hàng thế kỷ của các Kitô hữu ở trung tâm của thế giới Ả Rập, và một sự hiện diện vốn không rơi vào vòng xoáy tử thần, hoặc bị buộc phải lưu vong.

Nhiều nhà quan sát lo sợ rằng cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc từ chức của ông Hariri, mà một số người nghi ngờ là đã bị đe doạ, có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn bao gồm Lebanon, Iran và Ả-rập Xê-út.

Sau giờ Kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxicô cũng đã đưa ra lời kêu gọi nhân Ngày Thế giới Người Nghèo mà Ngài đã thiết lập, và được đánh dấu trên toàn thế giới vào ngày này. ĐTC Phanxicô mong rằng những người nghèo và những người thiệt thòi sẽ trở thành “trung tâm của các cộng đồng của chúng ta” không chỉ trong những dịp đặc biệt mà thôi, mà luôn luôn phải như vậy.

“Họ chính là trọng tâm của Tin Mừng, mà trong đó chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu đang nói với chúng ta và thách thức chúng ta qua những đau khổ và những nhu cầu của họ”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô cũng nhớ đến Cha Solanus Casey, người đã được phong Chân Phước hôm Thứ Bảy vừa qua tại Detroit, đồng thời cho biết rằng linh mục này là “một môn đệ khiêm nhường và trung tín của Đức Kitô, một người nổi tiếng với việc phục vụ không mệt mỏi cho những người nghèo”.

“Nguyện xin cho đời sống chứng tá của Ngài giúp cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân sống vui tươi với mối dây liên kết giữa việc loan báo Tin Mừng và tình yêu dành cho người nghèo”, ĐTC Phanxicô nói.

Lời kêu gọi trước đó đã được đưa ra để cầu nguyện cho một thủy thủ đoàn của một tàu ngầm của quân đội Argentina đã mất tích hôm thứ Tư, với 44 người trên tàu. Một tìm kiếm quốc tế đã được phát động, nhưng cho đến nay đã không mang lại bất kì kết quả nào.

Những chiếc phi cơ từ Hoa Kỳ và Brazil đang giúp đỡ cho việc tìm kiếm, nhưng các điều kiện về thời tiết đang gây khó khắn cho những nỗ lực của họ.

ĐTC Phanxicô, bản thân cũng là một người Argentina, hôm thứ Bảy cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với việc mất tích của chiếc tàu ngầm nói trêm khi Ngài ngỏ lời với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để gửi một bức điện tín cho Hạt Ðại diện quân đội (Military Ordinariate) của nước này.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Nguồn: dcctvn.org