Dân Chúa Âu Châu

Khi ĐTC Phanxicô viếng thăm Miến Điện, còn được biết đến với tên gọi là Myanmar, vào tháng 11 sắp tới, chuyến viếng thăm này sẽ xảy ra vào một trong những giai đoạn có thể gây ra những tranh chấp nhất trong lịch sử nước này.

Trong tháng vừa qua, bạo lực do nhà nước ủng hộ chống lại cộng đồng Hồi giáo Rohingya – một thiểu số tôn giáo và sắc tộc ở Miến Điện đã lên tới mức đáng kinh ngạc, khiến Liên Hợp Quốc đã phải tuyên bố tình hình như “một ví dụ kinh điển về cuộc thanh trừng sắc tộc”.

“Phạm vi của cuộc khủng hoảng nhân đạo là vô cùng to lớn và hiện nó đang diễn ra”, Daniel Mark, Chủ tịch Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNA. “Một lần nữa chúng ta chẳng may phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng khủng khiếp đang tập trung sự chú ý của mọi người vào một điều gì đó vốn đã từng là một tình huống khủng khiếp”.

“Đây là một vấn đề hết sức sâu sắc và lâu dài mà chúng tôi đã cố gắng kêu gọi sự chú ý trong một thời gian dài, nhưng nó sẽ cần một nỗ lực lâu dài và phối hợp để giải quyết”, ông Mark phát biểu với CNA. 

“Ngay cả việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo khẩn cấp sẽ không giải quyết vấn đề sâu xa này của những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện”.

Trong nhiều năm, Rohingya, một nhóm sắc tộc có tôn giáo chính là đạo Hồi, đã phải đối mặt với cuộc bách hại nghiêm trọng tại bang Rakhine của Miến Điện, nơi mà đa số những người thuộc sắc tộc này sinh sống. 

Ước tính có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống trong quốc gia Phật giáo chiếm đa số. Các thành viên của nhóm thiểu số này đã bị từ chối quốc tịch kể từ khi thành lập Miến Điện vào năm 1948, và đã phải cam chịu cảnh bạo lực, và việc tự do di chuyển hoặc tiếp cận với nước sạch kể từ cuộc đảo chính quân sự vào năm 1962.

Sau khi một chế độ quân sự khác giành quyền kiểm soát vào năm 1988, thậm chí còn xảy ra nhiều cuộc đàn áp quân sự nghiêm khắc hơn trong cả nước, quốc gia này đã được biết đến với tên gọi là Myanmar.

ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm đất nước này vào tháng 11 sắp tới, sau những câu chuyện về những vụ lạm dụng nhân quyền khủng khiếp và một cuộc di cư ồ ạt của thường dân Rohingya từ Miến Điện.

Làn sóng bạo lực gần đây nhất bắt đầu nổ ra vào ngày 25 tháng 8 năm 2017, sau việc quân đội Miến Điện và các đội viên dân phòng người Phật giáo địa phương đã thực hiện chiến dịch đốt cháy các ngôi làng của người Rohingya và đồng thời tàn sát thường dân trong các ngôi làng này. Hiện vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu người thiệt mạng trong vụ bạo lực này, nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bangladesh đã ước tính có ít nhất 3.000 người đã bị sát hại cho đến nay. Có tới 400.000 người đã bị buộc phải di tản trong tháng vừa qua. Quốc gia láng giềng Bangladesh đã tiếp nhận phần lớn những người tị nạn và nhiều người dân đã bị buộc phải di tản trong nước.

Quân đội tuyên bố bạo lực như là một phản ứng đối với các cuộc tấn công của một nhóm nhỏ bao gồm những người Rohingya chống lại các nhân viên biên giới ở tỉnh Rakhine, khiến cho 12 quan chức thiệt mạng. Tuy nhiên, bạo lực – bao gồm việc cố ý gây hỏa hoạn, bạo lực tình dục, và việc buộc phải di tản trong nước – từ lâu đã đứng trước những cuộc tấn công đó và các cuộc biểu tình khác trong các cộng đồng người Rohingya, bà Olivia Enos, chuyên gia phân tích chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc Quỹ The Heritage, chuyên về nhân quyền, cho biết.

“Có lẽ một số cá nhân người Rohingya đang hành động để tự vệ, nhưng việc đổ lỗi cho người Rohingya hiện đang gây hiểu nhầm”, bà Enos nói.

“Quân đội có lịch sử từ lâu về các hành động đốt phá nhà cửa và làng mạc của người dân, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em. Các hồ sơ theo dõi từ rất lâu vốn đặt việc đổ lỗi cho bất kỳ những tác nhân cực đoan nào trong nội bộ những người Rohingya sẽ thực sự là không chính xác”.

Trong khi bạo lực và việc phân biệt đối xử đối với những người Rohingya trong tay các nhà chức trách Miến Điện đã được tiến hành từ những năm 1960, với sự gia tăng bách hại vào năm 2012 và 2015, cuộc khủng hoảng hiện nay chính là một mối bận tâm đặc biệt, bà Enos nói. Bà giải thích rằng việc nhiều người dân bị buộc phải di tản, các vụ bạo lực và phá hoại gia tăng đã đặt cuộc xung đột này ngoài những sự kiện đã xảy ra trước đó.

Bà Enos cũng cho biết thêm rằng, cuộc xung đột này diễn ra sau cuộc cải cách dân chủ xảy ra trong giai đoạn 2011-2015. Trong khi quốc gia đang tiến dần đến việc ngày càng trở nên dân chủ hơn, bà Enos nói, quân đội vẫn duy trì sự kiểm soát đáng kể ở Miến Điện.

Hơn nữa, nhà lãnh đạo của đất nước – bà Aung San Suu Kyi, người đã giành giải Nobel Hòa bình, vẫn im lặng khi được hỏi về cuộc bách hại đối với nhóm thiểu số này tại quốc gia của bà.

Để thêm vào những lo lắng, bà Enos lo ngại rằng bằng cách tập trung vào yếu tố sắc tộc của cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể bỏ qua khía cạnh tôn giáo của nó. “Đại đa số người dân ở Miến Điện là người Phật giáo và họ coi nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya là mối đe doạ cho xã hội Burman bản xứ”, bà Enos cho biết. “Đó chính là một cuộc xung đột tôn giáo”.

Ông Mark nhấn mạnh rằng yếu tố tôn giáo của cuộc xung đột chính là mối bận tâm của Ủy ban kể từ khi thành lập vào năm 1998. “Do đó, chúng tôi đã theo dõi vấn đề này một cách rất cẩn thận và trong một thời gian khá lâu”, ông Mark nói. Chúng tôi đã đề nghị Miến Điện cần được xem như là một quốc gia cần đặc biệt quan tâm hàng năm”, một khuyến nghị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được thực hiện theo từng năm, quốc gia này đã được gọi như vậy.

Lịch sử lâu dài của cuộc xung đột đồng nghĩa với việc mặc dù có những bước đi trước mắt cần được thực hiện để giải quyết tình hình nhân đạo, nhưng để chấm dứt cuộc xung đột, cần phải xem xét giải pháp dài hạn. “Đây chính là tất cả những  kết quả của sự loại trừ có tính hệ thống đối với những người này ra khỏi xã hội Miến Điện”, ông Mark giải thích. “Tất cả những điều chúng ta đang nói hiện tại về việc đối xử với những người Hồi giáo Rohingya đang hướng về điều mà chúng ta đã luôn đề cập tới”, ông Mark tiếp tục.

“Đó là một vấn đề dễ bị kích động và cần phải được giải quyết”.

Về mặt ngắn hạn, ông Mark đã ủng hộ đối với việc viện trợ nhân đạo khẩn cấp và đồng thời đảm bảo rằng tất cả mọi hàng hoá nhân đạo sẽ có thể tiếp cận tới những người cần đến chúng. Ông cũng kêu gọi tinh thần trách nhiệm đối với các vụ vi phạm nhân quyền cũng như việc chấm dứt bạo lực. Ông cũng ghi nhận về sự cần thiết của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ Bangladesh khi nước này phải tiếp nhận hàng chục ngàn người mỗi ngày, để cuộc khủng hoảng thứ hai sẽ không xảy ra tại Bangladesh.

“Các vụ tấn công cần phải được chấm dứt và việc hỗ trợ các nhu cầu cần phải được bắt đầu”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Nguồn: dcctvn.org

 

Merken