Dân Chúa Âu Châu

Nếu như cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên không được giải quyết, thì vấn đề hòa bình tại Đông Bắc Á sẽ sụp đổ, Đức TGM Hyginus Kim Hee-joong nhấn mạnh.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã kêu gọi một hiệp định hòa bình giữa hai miền Triều Tiên trong một sự kiện kỷ niệm sự kiện ngừng bắn vốn đã chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.

Các nhà lãnh đạo Công giáo, Tin Lành và hai tôn giáo bản xứ của Hàn Quốc Won Buddhist (Viện Phật giáo) và Cheondogyo (Thiên đạo giáo) đã kêu gọi một thỏa thuận hòa bình trong một buổi cầu nguyện cho hòa bình được tổ chức tại đền thờ Seongju của Won Buddhist vào ngày 26 tháng 7 vừa qua.

Sự kiện này được tổ chức để kỷ niệm 64 năm ngày ngừng bắn, kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Việc ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27 tháng 7 năm 1953. Ban đầu nó chỉ được xem là một biện pháp tạm thời trước khi thỏa thuận hòa bình có thể được thoả thuận.

Kể từ cuộc chiến tranh, hai miền Bắc và Nam Triều Tiên hiện vẫn còn là những kẻ thù cay đắng không đội trời chung của nhau và trong những tháng gần đây, căng thẳng đã dâng cao hơn đối với chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

“Nếu như hoà bình ở bán đảo Triều Tiên không được giải quyết, thì vấn đề hòa bình tại Đông Bắc Á sẽ sụp đổ, do đó bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành thùng đựng thuốc nổ cho các cuộc chiến tranh khác”, Đức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-joong Giáo phận Kwangju, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc tại sự kiện, nhấn mạnh. “Đối với vấn đề hòa bình trong vùng đất này, chúng ta cần có một hòa ước chứ không phải chỉ là việc ngừng bắn”, Đức TGM Kim cho biết.

Đức Tổng Giám mục Kim cũng nói về việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối  (THAAD) đang gây tranh cãi trong khu vực.

“Việc triển khai hệ thống này đã được thực hiện mà không có sự đồng ý của xã hội, vì vậy nó cần phải được xem xét lại. Vì vấn đề hòa bình, chúng ta cần phải nắm lấy tay nhau và làm việc cho hòa bình tại Hàn Quốc”, Đức Tổng Giám mục Kim nói.

“Đó chính là một sự ảo tưởng khi giải quyết vấn đề hòa bình bằng vũ khí. THAAD không thể mang lại hòa bình tại Hàn Quốc”.

Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ được thiết kế để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên nhưng đã gây ra các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và cũng gây trở ngại cho nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc.

Hệ thống THAAD được đặt cách đền thờ Seongju không xa, nơi sinh của nhà sư Jeongsan, một bậc thầy tinh thông đứng thứ hai của Won Buddhist (Viên Phật giáo).

Mục sư Kim Young-joo, Tổng thư ký của Hội đồng các Giáo hội Hàn Quốc và Han Eun-sook, giám đốc điều hành Won Buddhism đã tham dự sự kiện này cũng với Đức Cha Simon Ok Hyun-jin, Giám mục phụ tá Giáo phận Kwangju và Đức Cha Phụ tá John Bosco Chang Shin-ho Cùng với khoảng 400 tín đồ của bốn tôn giáo này.

Bắc và Nam Triều Tiên đã bị chia cắt kể từ khi Hàn Quốc giải phóng khỏi Nhật vào cuối Thế chiến II.

Minh Tuệ (theo ucanindia.in)

Nguồn: dcctvn.org