Dân Chúa Âu Châu

GNsP – Cái chết của nhà hoạt động Trung Quốc Liu Xiaobo, người đoạt giải Nobel Hòa Bình, là dấu hiệu cho thấy cách Bắc Kinh đối xử với người bất đồng chính kiến như thế nào.

Dưới đây là bài bình luận của Michael Sainsbury ở Paris, được đăng tải trên Ucanews.

Người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hòa bình và là nhà bất đồng chính kiến Liu Xiaobo đã qua đời ở tuổi 61. Ông là một trong số những công dân dũng cảm nhất của Trung Quốc hiện đại.

Ông qua đời vì ung thư gan trong bệnh viện dưới sự giám sát của an ninh – và cũng là người thắng giải Nobel đầu tiên kể từ khi Carl von Ossietzky, khôi nguyên Nobel năm 1935, cũng chết dưới sự giám sát của mật vụ Đức Quốc xã năm 1938.

Năm 2009, ông Lưu bị một tòa án TQ bỏ túi (a closed kangaroo court) kết 11 năm tù vì viết lách. Ông là một trong những gương mặt chính trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Sự kiện này nên là tiếng chuông cảnh báo tới Đức Hồng y Petro Parolin, nhân vật phụ trách vấn đề ngoại giao của Vatican.

Có ít nhất hai giám mục gồm Đức cha James Su Zhimin của Baoding và Đức cha Peter Shao Zhumin của Ôn Châu – và nhiều linh mục khác – đã biến mất trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trong khi Vatican và Bắc Kinh đang đàm phán về vấn đề tấn phong giám mục thì phía TQ vẫn tiếp tục đàn áp thẳng tay bất kỳ lãnh đạo Công giáo nào có vẻ không tuân phục họ.

Bị quản thúc tại gia và chịu áp lực vì lập trường trước đây chống Đảng cầm quyền của mình, Đức Giám mục Thượng Hải Thaddeus Ma Daquin hiện tại đang hướng tới thỏa hiệp và hòa giải với Bắc Kinh.

Trong khi đó, Đức Giám mục Peter Shao Zhumin của Ôn Châu vẫn bị giam giữ bất hợp pháp. Đây là lần thứ 4 ngài bị bắt kể từ khi Vatican xác nhận ngài là Giám mục Ôn Châu vào tháng Chín năm ngoái. Trường hợp này gây phiền hà cho Vatican, Trong một động thái hiếm có, Vatican đã ra tuyên bố lên án cách đối xử với Đức Cha Shao của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Vấn đề mấu chốt là Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục xem Kitô giáo và tất cả các tổ chức tôn giáo khác là mối đe dọa. Và họ sẽ đối xử với các tổ chức này cùng một sự tàn bạo như họ đã đối xử với ông Liu.

Đảng Cộng sản không chỉ trừng phạt các cá nhân hay tổ chức, họ còn mạnh tay trừng phạt cả các quốc gia. Sau khi trao giải Nobel cho ông Lưu học, Na Uy bị TQ đóng băng quan hệ ngoại giao và việc này chỉ mới kết thúc hồi năm ngoái.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người ta đã để mặc và không chữa trị cho ông Lu, khiến căn bệnh ung thư của ông tiến triển mạnh.

Bạn có thể cá chắc rằng Đức Giám Mục Shao và những người Công Giáo, cùng các Kitô hữu khác, cũng đang phải chịu đựng những hình thức tra tấn từ thể lý, cảm xúc cho tới tâm lý do nhà nước bảo trợ. Đó là sự thật xấu xí mà chính phủ Trung Quốc vẫn thực hiện.

Chúng ta nên tán dương cuộc đời ông Lưu, cái chết của ông không hề vô ích. Khắp nơi trong và ngoài TQ thương tiếc sự ra đi của ông, và đồng thời cũng thấy được cách đối xử tàn nhẫn của ĐCS với ông, thậm chí còn tàn nhẫn hơn dưới thời Tập Cận Bình.

Trong khi chúng ta đang tiếc thương sự ra đi của ông Lưu, và tiếp tục quan tâm đến rất nhiều người khác đang nằm dưới gót chân đàn áp của Đảng Cộng sản, Đức Giáo hoàng Phanxicô, Đức Hồng y Parolin cùng các vị thương thuyết của các ngài, nên cân nhắc liệu có nên vì lợi ích và duy trì cấu trúc của giáo hội cũng như hàng giáo phẩm mà làm ngơ trước cách đối xử tệ bạc của Đảng Cộng sản TQ với người dân họ hay không.

GNsP (theo Ucanews)