Dân Chúa Âu Châu

Hôm thứ Ba 16/5 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã gửi một bức thư điện tín cho vị Tổng thống của Pháp – ông Emmanuel Macron – cầu nguyện và bảy tỏ mong muốn rằng trong vai trò mới của vị tân Tổng thống, ông sẽ ủng hộ các truyền thống về tinh thần và đạo đức phong phú của đất nước, trong đó có cả căn tính Kitô giáo.

“Nguyện xin Thiên Chúa ban sức mạnh cho ngài để đất nước của ngài trung thành với sự đa dạng phong phú về các truyền thống đạo đức cùng với những di sản tinh thần được đánh dấu bởi truyền thống Kitô giáo, luôn luôn có thể nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng hơn và giàu tình huynh đệ hơn”, ĐTC Phanxicô trong bức thư điện tín hôm 16/5 vừa qua.

“Với việc tôn trọng sự khác biệt và chú ý đến những người đang trong những tình huống dễ bị tổn thương và bị loại trừ, xin cho đất nước của ngài có thể đóng góp vào sự hợp tác và liên đới giữa các quốc gia”, ĐTC Phanxicô tiếp tục.

Nhân dịp lễ nhậm chức của vị tân tổng thống, diễn ra vào ngày 14 tháng 5 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã gửi những lời chúc tốt đẹp của mình tới vị tân tổng thống trong việc thực thi chức vụ mới, đó là “luôn luôn phục vụ” cho tất cả mọi người dân Pháp.

ĐTC Phanxicô cũng kêu gọi quốc gia Pháp tiếp tục nuôi dưỡng việc nhận thức rõ ràng và bảo vệ nhân phẩm của mọi người, bao gồm “việc tôn trọng sự sống” và tìm kiếm hoà bình cũng như công ích chung tại châu Âu và trên toàn thế giới.

ĐTC Phanxicô kết thúc bức điện thư ngắn của mình bằng cách khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa đối với Tổng thống Macron cũng như cho tất cả mọi cư dân Pháp.

Trong cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp vào ngày 7 tháng 5 vừa qua, ông Macron – một người theo chủ trương ôn hòa 39 tuổi đã đánh bại bà Marine Le Pen – một ứng cử viên cánh hữu thuộc Đảng Mặt trận Quốc gia với 66% số  phiếu. Ông Macron là vị tổng thống trẻ tuổi nhất từng được đắc cử ở Pháp.

Tổng thống Macron lên nắm quyền vào ngày 14/5 và hiện sẽ phải đối phó với một loạt những khó khăn đối với đất nước, chẳng hạn như vấn đề thất nghiệp, các mối đe dọa khủng bố cũng như sự chia rẽ chính trị.

Chưa từng được bầu vào bất cứ văn phòng chính trị nào khác, ông Macron là người đứng đầu một phong trào mới, mang tên ‘En March!’ (Tiến Bước), thay vì thành lập một đảng chính trị. Hoạt động chính trị của ông đã được miêu tả là tự do và tiến bộ, mặc dù ông cho biết rằng ông hy vọng sẽ vượt qua được sự chia rẽ giữa các đảng phái chính trị cánh tả và cánh hữu.

Ông không phải là ứng cử viên duy nhất kêu gọi những người Công giáo có tiềm năng của Pháp trong suốt cuộc bầu cử vừa qua. François Fillon – cựu thủ tướng của Pháp và cũng là một người Công giáo, đã gây bất ngờ cho các học giả về triết học và các nhà bình luận chính trị trên khắp đất nước khi ông chuyển lên vị trí phía trước trong Đảng Cộng hòa và đánh bại cựu Thủ tướng Alain Juppé (chính ông ta đã tự mô tả mình là một “người Công giáo theo thuyết bất khả tri”) qua một cuốn sách bàn về nhiều vấn đề.

Căn tính Công giáo của ông là một phần mạnh mẽ trong bản sắc chính trị của ông và đã trở thành một tiêu đề trong tờ Libération tuyên bố: “Hãy giúp đỡ, Chúa Giêsu đã trở lại!”

Tổng thống Macron cho biết rằng ông ủng hộ nguyên tắc của chủ nghĩa thế tục của Pháp (duy vật chủ nghĩa). Ông cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta có nghĩa vụ phải cho phép mọi người dân được thực hành tôn giáo của họ qua việc tôn trọng phẩm giá con người”, mặc dù ông tin rằng “khi bước vào lĩnh vực công cộng, luật lệ của một quốc gia Cộng hoà phải chiếm ưu thế hơn luật lệ tôn giáo”.

Minh Tuệ chuyển ngữ