Dân Chúa Âu Châu

GNsP (22.03.2017) – Đức Thánh Cha Phanxicô trách việc đến với tòa giải tội như đến tiệm giặt ủi, là nơi để dùng tẩy sạch cách nhanh chóng, xóa nhanh tội lỗi và lỗi lầm. Ngài cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết là người kitô hữu phải thực sự cảm thấy xấu hổ về tội của mình.
Đó là những lời Đức Thánh Cha giảng trong thánh lễ sáng thứ Ba 21.03 tại nguyện đường Santa Marta.

ĐTC nối kết hai bài đọc trong thánh lễ, bài đọc I trích sách Daniel, nhấn mạnh đến việc con người đến trước mặt Chúa với lòng khiêm nhượng và tinh thần sám hối ăn năn.
“Đó chính là việc xấu hổ trước tội lỗi của mình, ơn mà chúng ta cần phải xin.”

Liên quan đến bài Tin Mừng, kể lại việc Chúa Giêsu nói với Phêrô tha cho anh em mình “không phải bảy lần mà bảy mươi lần bảy”, ĐTC nói đến việc tha thứ, hiểu việc tha thứ và thông cảm để tha thứ cho tha nhân. Trong bài Tin Mừng, ông chủ đã tha nợ cho tên đầy tớ, nhưng tên đầy tớ lại không tha nợ cho người bạn. Như thế tên đầy tớ không hiểu được mầu nhiệm của ơn tha thứ.

Nếu tôi hỏi rằng: “Nhưng mà tất cả các anh đều là những kẻ tội lỗi?” – “Vâng, thưa cha, đúng thế.” – “Các anh có muốn được tha tội không?” – “Nào chúng ta thực hành việc xưng tội!” – “Và thế là bạn đi xưng tội.” – “Nhưng rồi, bạn đi xưng thú tội lỗi với vị linh mục, vị linh mục ban phép tha tội kèm theo lời khuyên đọc ba kinh Kính Mừng, và rồi bạn ra về trong bình an.” Nhưng mà bạn không hiểu! Vì bạn chỉ đi xưng tội giống như kiểu các nhân viên làm nhiệm vụ trong công sở. Vì bạn không xấu hổ về những gì lỗi lầm bạn làm. Bạn thấy một số điều trong lương tâm mình, nhưng bạn đã sai khi tin rằng, tòa giải tội giống như một cửa hàng giặt đồ để tẩy xóa những vết bẩn. Vấn đề ở chỗ, bạn không thể xấu hổ về tội lỗi mình.

Đi vào trong mầu nhiệm này sẽ giúp chúng ta thay đổi đời sống. Khi người ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, thì có sự biến đổi trong cõi lòng họ. Họ có thể ý thức được sự biến đổi trong tâm hồn mình, hay là, thay vào đó, lại đi ra và tìm một người bạn để bắt đầu nói xấu về người khác và rồi tiếp tục phạm tội. Thực sự, tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm thấy mình được thứ tha.

Nếu chúng ta không biết đến điều này, chúng ta sẽ giống như người đầy tớ trong dụ ngôn của Tin Mừng chỉ nghĩ rằng mình an toàn đi về và không hề tha thứ cho người khác khi đã cảm nhận mình đã được thứ tha.

Tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm nhận sự thứ tha. Nếu tôi không cảm nhận thứ tha thì tôi cũng không có khả năng tha thứ. Quan điểm đó ảnh hưởng đến cách hành xử của ta có với tha nhân. Tha thứ là sự tổng hợp. Nhưng tôi có thể tha thứ chỉ khi tôi cảm thấy mình cũng là một tội nhân, biết xấu hổ. Tôi thấy xấu hổ và nài xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Và khi ấy, tôi có thể kinh nghiệm được ơn tha thứ từ Thiên Chúa là Cha, và rồi tôi có thể tha thứ cho người khác. Bằng không, chẳng bao giờ tôi có thể tha thứ. Chúng ta không thể. Tại sao? Vì tha thứ thực sự là một mầu nhiệm.

ĐTC kết thúc bài giảng bằng việc mời gọi cộng đoàn hãy biết tha thứ cho tha nhân như chính họ đã nhận được thứ tha của Chúa.
Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để hiểu được điều này “tha bảy mươi lần bảy” nghĩa là gì. Để xin ơn biết xấu hổ vì những tội lỗi của mình. Xấu hổ vì tội lỗi mình, và đón nhận ơn tha thứ, để rồi sau đó nhận ơn quảng đại tha thứ cho tha nhân vì Thiên Chúa đã tha thứ tất cả cho ta, chẳng lẽ tôi lại không thứ tha cho anh chị em tôi?”

GNsP (theo news.va)