Dân Chúa Âu Châu

Hôm 12.05.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các vị Bề trên Dòng nữ: „Khi người ta nói đến những người phụ nữ như những vị Phó tế nữ ở vào thế kỷ thứ nhất thời Giáo hội lúc ban đầu, nhưng không nói gì rõ ràng chính xác về vai trò của họ lúc đó. Phải chăng cần phải thiết lập Ủy ban để nghiên cứu tìm hiểu việc này cho chính xác sâu rộng ? Tôi bằng lòng phương cách này. Tôi sẽ nói chuyện để thiết lập một Ủy ban nghiên cứu đề nghị này.“

Dựa vào câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những thảo luận về chức Phó Tế cho phụ nữ lại sôi động dấy lên nơi khắp các phương tiện truyền thông thế giới, nơi những người từng có ý kiến đòi hỏi phong chức Phó Tế cho phụ nữ trong nội bộ Giáo Hội.

Kể từ Công Đồng Vatican II những ý kiến, những yêu cầu và những bàn thảo về chức Phó Tế cho phụ nữ luôn là đề tài sôi nổi, và thời sự hầu như luôn được lặp lại, nhất là ở những Giáo hội bên các nước tây phương.

Nhưng Giáo Hội Công Giáo, tri qua thi các Đức Giáo Hoàng, cho ti ngày hôm nay không có quy định gì về việc thành lập chức Phó Tế cho phụ nữ.

Khác với những Giáo Hội Tin lành, theo truyền thống trong Giáo hội Công giáo ba chức thánh: Giám mục, Linh mục, và Phó tế - còn gọi là thầy Sáu- chỉ dành cho những người đàn ông mới được nhận lãnh.

Xưa nay các Đức giáo hoàng và Công đồng Vatican II cũng đều qủa quyết xác nhận truyền thống kỷ luật này của Giáo hội kèm theo với luật bắt buộc sống độc thân của hàng giáo sỹ, chỉ trừ các Phó tế vĩnh viễn có từ thời Công đồng Vatican II được phép lập gia đình trước khi chịu chức Phó tế và chỉ một lần không được tái kết hôn lần nữa.

Nhưng những bút tích dấu chứng về nữ Phó tế trong Giáo Hội nói thế nào?

1. Ngay từ thời Giáo Hội thuở ban đầu đã có chứng từ bút tích nói về vai trò người nữ Phó tế, như Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo Đoàn Roma viết:

„Tôi xin giới thiệu với anh em chị Phê-bê, người chem ca chúng tôi, là nữ phó tế - diakonoi -Hội Thánh Ken-khơ-rê.2 Mong anh em tiếp đón chị trong Chúa cách xứng đáng, như dân thánh phải đối xử với nhau. Chị có việc gì cần đến anh em, xin anh em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo trcho nhiều người, kể cả tôi na.(Thư Roma 16, 1-2).

2. Giáo phụ Origenes (185- 254) đã viết quảng diễn đoạn Kinh Thánh của Thánh Phaolô như sau:

„Đoạn kinh thánh ( Roma 16,1-2) của Thánh Phaolô dậy nói về quyền bính tông đồ, các phụ nữ cũng được tuyển chọn làm việc phục vụ trong Giáo hội. Chị Phê-Bê, một người có chức quyền trong xứ đạo Kên-khơ-rê, như Thánh Phaolô tông đồ nhắc viết đến giới thiệu với lời ca ngợi nồng nhiệt, khi Thánh nhân kể ra những việc làm của chị ta mang lại hữu ích cần thiết cho nhiều người.“

3. Didascalia Apostolorum, luật lệ của xứ đạo Syria năm 230 viết:

„Vì thế, thưa ngài Giám mục, xin tuyển dụng những người thợ phục vụ săn sóc những người nghèo và những cộng tác viên để họ trợ giúp ngài trong đời sống. Xin hãy tuyển chọn những người được toàn dân yêu mến kính trọng, đặt họ như là những Phó Tế, người đàn ông cho những công việc cần thiết, và cả phụ nữ cho việc phục vụ công việc cho người phụ nữ. Có những ngôi nhà (trường hợp), ngài không thể sai một vị Phó Tế người đàn ông đến với những người phụ nữ được, nhưng theo ý mong muốn của người lương dân, ngài có thể cử sai một vị Phó tế nữ giới đến đó được.

Vị Giám mục đứng trong vị thế người đại diện cho Thiên Chúa, nhưng vị Phó Tế nam giới trong chỗ đứng của Chúa Kitô, anh em hãy yêu mến họ. Vị Phó Tế nữ giới theo mẫu gương của Chúa Thánh Thần được anh em kính trọng.“

4. Constitutiones Apostolorum, luật lệ xứ đạo Syria năm 380 viết:

„Thưa ngài Giám Mục, ngài đặt tay phong chức Phó Tế cho đàn ông và cho phụ nữ trước sự hiện diện của hàng Linh mục, của các Phó tế nam, các Phó tế nữ với lời cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu là Cha Đức Giêsu Kitô, Đấng tạo dựng nên người nam và người nữ, Chúa đã ban tràn đầy Thánh Thần cho Maria, Debora, Anna và Hulda, Chúa đã không khinh chê để Con của Chúa sinh ra bởi người phụ nữ, và Chúa đã dùng đặt họ là những chứng nhân, là những người nữ canh giữ cửa thánh.

Xin hãy đoái nhìn đến những nữ tôi tớ Chúa đây được tuyển chọn là cộng sự viên phục vụ cho công việc của Ngài. Xin ban cho họ Thánh Thần Chúa, thanh luyện họ khỏi những vết nhơ vướng mắc của xác thịt và tinh thần, để họ xứng đáng làm công việc được tin tưởng trao phó, hầu làm rạng danh Chúa và mang lại lời ca tụng Chúa Giêsu Kitô con Chúa trong sự tôn kính thờ lạy Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.“.

5. Công Đồng Nimes (394-396) có phán quyết hồ nghi phản bác:

„ Có những người thuật lại rằng, theo kỷ luật các tông đồ và vô danh cho tới ngày hôm nay, những người phụ nữ, mà người ta không biết ở nơi đâu, xuất hiện như được tuyển chọn vào phục vụ công việc tế tự thuộc hàng tư tế Levi. Điều này không phù hợp cùng không được phép theo kỷ luật của Giáo hội. „

6. Công Đồng Chalcedon ( 451) đưa ra kỷ luật:

„ Một người phụ nữ được phong chức Phó Tế không được phép dưới 40 tuổi, người phụ nữ này phải được điều tra thử thách kỹ lưỡng. Trong trường hợp chị ta kết hôn lập gia đình, sau khi nhận lãnh chức Phó Tế và còn phục vụ việc đạo giáo tinh thần,…chị ta cùng với người chồng nên (phải) ngưng công việc này.“

7. Bên Giáo hội phía tây phương chức vụ Phó tế cho phụ nữ có hiện thực ở trong những tu viện dòng nữ, như những tu viện của các chị Dòng kín Cartäuserinnen.

Vào cuối thế chiến thứ hai thắc mắc yêu cầu về chức Phó tế cho phụ nữ, sau hàng thế kỷ yên lặng không mấy được nói đến, lại được nêu ra bàn thảo sâu rộng và sôi nổi.

Năm 1964 công đồng Vatican II trong hiến chế Lumen gentium số 29 đã thiết lập lại chức Phó tế vĩnh viễn cho đàn ông thôi. Công Đồng Vatican II nhìn nhận thắc mắc về phụ nữ như dấu chỉ căn bản của thời đại.

8. Cô Charlotte Allen đưa ra nhận xét trong tạp chí First Things: “Từ ngữ „ diakonoi“ Thánh Phaolô dùng nói viết về nữ Phó tế Phe-bê (Roma 16,1-2) mang ý nghĩa là người phục vụ. Trong Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Gioan từ ngữ người phục vụ cũng được dùng trong bài tường thuật tiệc cưới Cana đã đổ đầy nước vào sáu chum nước.

Trong những tài liệu thế kỷ thứ ba và thứ tư cũng có nói đến những nữ Phó tế. Những người này hoặc là những bà góa chồng hay là những người độc thân sống trong những tu viện nhà dòng. Việc bổn phận chính của họ là trông coi săn sóc việc từ thiện bác ái. Họ cũng là những phụ tá trong lễ nghi phụng vụ, như ngày nay còn có nơi tu viện dòng nữ.

9. Vào thời Trung Cổ những vị nữ Phó tế biến mất không thấy còn nữa, khi chức Phó Tế được trao cho những công việc phụng vụ như giảng lời Chúa, công bố phúc âm theo thứ tự luật lệ của Giáo Hội.“

10. Làn sóng thông tin nhạy cảm nhanh chóng về vấn đề chức Phó tế cho phụ nữ sau câu nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các vị Bề Trên Dòng nữ đã dấy lên sôi động rộng rãi theo chiều hướng hiểu suy diễn của phong trào đòi phong chức Phó tế cho phụ nữ đã phần nào gây hoang mang cho nhiều người.

Cha Lombardi, vị phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng cắt nghĩa ý của Đức giáo hoàng: “Đức giáo hoàng không nói đến việc chức Phó Tế cho phụ nữ và ngài cũng không bằng lòng với chuyện này. Ngài chỉ muốn tìm hiểu cho rõ ràng chính xác về vai trò theo phương pháp khoa học của những người phụ nữ như những vị nữ Phó tế trong thời Giáo hội lúc ban đầu như thế nào.“

11. Không nói đến việc thiết lập chức Phó tế cho phụ nữ, nhưng Đức giáo hoàng Phanxicô luôn bày tỏ tâm tư suy nghĩ ca ngợi về họ: “Phụ nữ có nhiều điều để nói với chúng ta trong xã hội ngày nay. Thỉnh thoảng, đàn ông chúng ta chưa tạo không gian cho họ. Phụ nữ có khả năng nhìn nhận vấn đề khác chúng ta, và có thể đưa ra những câu hỏi mà đàn ông không hiểu nổi”. (Bài giảng ở Manila 18.01.2015.).

Mùa Xuân 2016

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long