Dân Chúa Âu Châu

Hằng năm vào đầu mùa Vọng, ngày 06.12., là ngày lễ kính Thánh Nicolaus. Nói đến Thánh Nicolaus, người ta nghĩ ngay đến vị Thánh đi phát qùa cho trẻ em vào mùa lễ mừng Chúa giáng sinh.

Nhưng Thánh Nicolaus đâu có phải như vậy theo như tập tục dân gian nghĩ gắn tặng cho Ông.

Thánh Nicolaus là ai, và vì sao lại là vị Thánh trong Giáo hội Công giáo?

Nicolaus sinh ra khoảng từ năm 280 đến 286 miền Patara và qua đời khoảng từ năm 345 đến 351 ở Myra thuộc nước Thổ nhĩ Kỳ.

Vào nửa đầu thế kỷ 4 là Giám mục giáo phận Myra. Thánh Nikcolaus được sùng kính ở Giáo hội Đông phương cũng như Giáo Hội Latinh.

Theo tương truyền, khi cha mẹ Nicolaus qua đời, Ông được thừa hường gia tài để lại. Nicolaus đã đem của cải đó phân phát cho người nghèo. Truyện kể còn để lại, nhờ vào số tiền Nicolaus phân phát, mà có nhiều phụ nữ ở làng bên cạnh Patara có tiền thế chuộc, nên không bị bắt làm nghề mãi dâm.

Sau khi người chú của Nicolaus qua đời, Nicolaus hàng hương sang đất thánh Giêrusalem. Khi trở về xứ đạo đã bầu chọn Ông làm Giám mục Myra.

Tương truyền Nicolaus là người có tính tình vui vẻ hòa thuận, đồng thời là người có khả năng khéo léo tế nhị trong cung cách xử sự. Nên chiếm được cảm tình của rất nhiều người.

Nhờ vào uy tín không chỉ nơi dân chúng mà còn nơi cả binh lính hàng cao cấp. Nên Nicolaus đã xin phá đổ được đền thờ ngoại giáo thờ thần Diana vùng bờ biển Lykien. Vị nữ thần Diana được tôn kính là nữ quan thầy của thủy thủ tầu biển. Nữ thần Diana được kính vào ngày ngày nhật 06.12. Vì thế sau này Nicolaus được mừng kính ngày 06.12. để thay thế cho ngày mừng sinh nhật của nữ thần biển Diana, mà Ông đã phá đổ được đền thờ cùng tục lệ thờ thần Diana.

Năm 325 Giám mục Nicolaus đã tham dự Công đồng Nicaea I. Nơi đây vị Giám mục này đã cương quyết chống lại chủ thuyết của bè rối Arianismus. Cũng theo tương truyền, Nicolaus vì nhiệt thành bênh vực Giáo hội đã tát tai Giám mục Arius, người đưa ra lạc thuyết chống Giáo hội.

Xưa nay có nhiều truyền thuyết về cuộc đời Thánh Nicolaus được kể hoặc ghi chép lan rộng khắp nơi trong đạo cũng như trong đời sống xã hội. Nhiều truyện thuật lại, Nicolaus đã lẻn vào qua cửa sổ và lò sưởi bỏ tiền vào những chiếc bí tất treo ở đó, để ngăn cản người cha bắt con gái mình làm nghề mãi dâm kiếm tiền.

Rồi có bai người bị tuyên án xử tử oan cũng nhờ Nicoluas giải cứu kịp thời. Số là Nicolaus trong giấc mơ đã hiện đến với nhà Vua và xin nhà Vua tha cho họ. Có tương truyền khác kể thuật lại chính Nicolaus đã cứu họ bằng cách đã can thiệp không cho gươm của lý hình chém họ.

Một tàu vượt biển gặp tai nạn có ba người đi hành hương từ Ephesus muốn đưa Dầu Thánh đến một nhà nguyện Công giáo, đã được Nicolaus cứu giúp, khi Nicolaus đến boong tầu, Ông truyền cho sóng gío yên lặng và dẫn đưa tầu vào bến cảng bình an.

Ba người thanh niên đi tìm việc làm, bị người thợ bán thịt bắt đem nhốt họ lại và muốn giết họ để làm dồi thịt nguội. Ba người này đã bị phanh thây, khi Giám mục Niolaus hay tin, Ông chạy đến và đã cầu nguyện cho họ được sống lại.

Khi làm Giám mục ở Myra, gặp lúc nạn đói thiếu thóc gạo cho dân chúng, Nicolaus đã ra bến cảng xin các Thủy Thủ lấy thóc gạo ở tầu cho dân chúng ăn đang gặp cảnh đói thiếu thóc gạo. Nhưng các Thủy Thủ từ chối. Vì số thóc gạo trên tầu là để cho hoàng đế Byzantino. Giám mục Nicolaus cam đoan với các Thủy Thủ, nếu các anh bớt ra cho dân chúng nơi đây, số lượng thóc gạo sẽ không vơi ít đi cho nhà Vua, không gây thiệt hại gì cho các anh. Nghe thuyết phục họ đồng ý làm như Nicolaus nói.

Khi tầu chở thóc gạo về đến thủ đô, họ ngạc nhiên thấy số lượng thóc gạo còn nguyên vẹn không vơi ít đi. Và với số lượng thóc gạo được chia sẻ cũng đủ để nuôi sống dân vùng Myra hai năm liền.

Việc tôn kính Thánh Nicolaus được lan truyền sau khi Thánh nhân qua đời được hai thế kỷ. Dưới thời hoàng đế Justinian một thánh đường ở Constantinopel vào thế kỷ thứ 6. được khánh thành để tôn kính Thánh Nicolaus. Việc sùng kính Thánh Nicolaus lan truyền rộng rãi nơi những quốc gia bên vùng Balkan và Hylạp, bên Nga theo truyền thống Chính Thống giáo. Thánh Nicolaus là một trong những vị Thánh được người dân ngưỡng mộ kính mến cùng có nhiều truyền thuyết nói về Ngài, nhất là về khía cạnh gần gũi con người và jcung cách sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Việc sùng kính Thánh Nicolaus bên phụng vụ Giáo hội Roma có sau này từ thế kỷ thứ 8., và được lan truyền ở khắp vùng Nam cũng như Trung Âu Châu.

Buổi chiều trước ngày lễ kính Thánh Nicolaus, theo phong tục các trẻ con đem những chiếc bí tất, hay chiếc giầy ủng đặt trước cửa nhà hay ban lò sưởi. Ban đêm Thánh Nicolaus đến thăm viếng bỏ những món qùa bánh vào đó.

Đến ngày lễ mừng Chúa gíang sinh Ông già Noel, hiện thân Thánh Nicolaus, mặc áo đội mũ đỏ, có chùm râu trắng trao tặng qùa cho các trẻ em.

Thánh Nicolaus thành Myra là Thánh bổn mạng của nước Nga, của các trẻ em, của những người đi du lịch, đi hành hương, của những thương gia buôn bán thóc gạo, nhà làm rượu nho, của những thủy thủ, của những hoàn cảnh gặp tai nạn trên biển cả.

Chúng ta là những lữ khách dọc đường đời sống về mặt tinh thần đạo gíáo cũng như về mặt học hỏi làm việc. Và trên suốt dọc con đường đời sống đó cũng đã, đang và sẽ còn gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn tới mức độ nguy hiểm.

Vì thế Thánh Nicolaus không chỉ là vị Thánh mang qùa tặng niềm vui cho trẻ em ngày lễ kính ngài và mùa mừng lễ Giáng sinh. Nhưng ngài luôn là vị thánh quan thầy phù hộ cho mọi người trong đời sống từ lúc sinh ra chào đời cho tới ngày tận cùng đời sống, từ sáng sớm cho đến nửa đêm bước sang ngày mới.

Lễ Thánh Nicolaus
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long