Dân Chúa Âu Châu

VS20 011) Từ đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê sang đầu nhà Lý, tuy Tàu không cai trị nước Đại Việt nhưng họ vẫn muốn xâm lược. Đến đời Tống Thần Tông, Vương An Thạch sai Lưu Gi chuẩn bị đánh Đại Việt. Lưu Gi cho đóng thuyền, rèn đúc gươm đao, huấn luyện binh lính để chờ ngày tràn qua biên giới.

1) Although Đại Việt had gained its independence since the time of the Đinh Dynasty and subsequently ruled by the pre-Lê and Lý Dynasties, China still wanted to conquer and rule Đại Việt. In the time of King Tống Thần Tông, Vương An Thạch appointed general Lưu Gi to prepare for the invasion of Đại Việt. Lưu Gi immediately ordered more warships to be built, more spears, knives and swords to be cast. On the other hand, Lưu Gi also recruited more soldiers and waited for the order to cross the Việt borders.

 

 

 

 

VS20 022) Vua nhà Lý viết thơ sang hỏi nhà Tống thì Lưu Gi lại vất thơ đi. Lý triều tức giận truyền lệnh cho Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn binh, chia làm 2 đạo thủy và bộ, cùng tiến đánh nhà Tống. Quân nhà Lý lấy cớ là sang cứu dân Tàu khỏi sự áp bức của Vương An Thạch.

2) The Lý king sent a letter inquiring about the Tống's intentions but Lưu Gi promptly discarded the letter. The Lý king therefore became very angry: he appointed General Lý Thường Kiệt and General Tôn Đản to bring one hundred thousand soldiers to attack the Tống both by land and by sea. The Lý army used the pretense to help free the Chinese people from king Tống's oppressive rule.

 

 

 

 

VS20 033) Lý Thường Kiệt chính tên là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa thuộc kinh thành Thăng Long. Cha Ngô Tuấn, ông An Ngữ, là võ quan trong triều. Ngay từ thuở nhỏ, Ngô Tuấn đã được cha dạy cho các môn quyền cước ở vườn sau nhà.

3) General Lý Thường Kiệt's real name was Ngô Tuấn, born in 1019 at Thái Hòa ward (Thăng Long citadel). His father Ngô An Ngữ was a military mandarin of the Lý Imperial court. Even in his youth, Ngô Tuấn was taught martial arts by his father in their house's backyard.

 

 

 

 

 

VS20 044) Chiều chiều, Ngô Tuấn lại cùng lũ trẻ trong phường Thái Hòa ra hồ Mù Sương (hay Dâm Đàm, tức Hồ Tây bây giờ) tập bơi. Ngô Tuấn ngụp lặn, đuổi bắt các bạn cùng trạc tuổi với mình... Bơi lội ướt rồi lại lên bờ hồ, nằm phơi nắng cho khô.

4) In the evening, Ngô Tuấn and the children in the ward often swam in Mù Sương Lake (or Dâm Đàm, now West Lake). Ngô Tuấn liked to dive and frolic in the water with his friends. Afterwards, he usually sun-bathed to dry himself.

 

 

 

 

 

VS20 055) Muốn nhảy cao, Ngô Tuấn thường buộc túm hai ống quần lại rồi đổ đầy cát vào cho nặng. Cứ thế Ngô Tuấn tập chạy, tập nhẩy, trước còn chạy chậm, sau quen dần nên chạy nhanh hơn. Chẳng bao lâu, Ngô Tuấn đã nhún mình nhảy qua được bức tường đất thấp.

5) To practice high jump, Ngô Tuấn tied the legs of his trousers and filled them up with sand. And then, he practiced running and jumping with his heavy trousers. At first, he ran slowly but once he got used to it, he began to run faster. Soon, Ngô Tuấn was able to jump over a reasonably high wall with ease.

 

 

 

 

 

VS20 066) Hồi ấy, khắp nước thường có những ngày hội vật, múa kiếm, đánh côn để lấy giải thưởng. Trẻ già, trai gái nô nức kéo nhau tới xem. Ngô Tuấn cũng rủ các bạn đi theo. Tới nơi đã thấy, theo nhịp trống liên hồi, các võ sĩ ra sức trổ tài.

6) At that time, Đại Việt usually had wrestling, fencing or stick fighting contests. Old and young, men and women alike, they all came to watch these games. Ngô Tuấn and his friends never missed a contest in the ward. The drumbeat seemed to encourage all the athletes to compete harder.

 

 

 

 

 

VS20 077) Ngô Tuấn thích nhất là các cuộc đua thuyền ngoài bến Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên ngày nay). Hàng chục thanh niên khỏe mạnh cúi đầu ngả mình cố sức chèo. Hàng trăm chiếc thuyền đua nhau, lao vun vút trên sông. Tiếng vỗ tay, tiếng trống vang lên như sấm.

7) Ngô Tuấn's favorite contest was the boat race at Đông Bộ Đầu port (near Long Biên bridge). Scores of young men paddle away with all their might. Hundreds of boats swiftly raced down the river. The loud cheers and the sound of drumbeats were deafening.

 

 

 

 

 

VS20 088) Tiếp theo là cuộc biểu diễn của thủy quân. Những chàng trai trẻ, nai nịt gọn gàng, từ thuyền mình nhảy vọt sang thuyền giặc. Họ dùng dao để chém. Họ dùng giáo để đâm vào những hình nộm bện bằng rơm. Tuấn ước ao sẽ được làm như họ.

8) Next was the demonstration of the naval forces. The young sailors, neatly dressed, quickly boarded the enemy's vessels. They used knives and spears to cut and stab the effigies made out of hay. Ngô Tuấn wished that he could have done similarly.

 

 

 

 

 

VS20 099) Năm Ngô Tuấn lên 12 tuổi, ông An Ngữ cho con sang Bái Ân (Nghĩa Đô bây giờ) học thầy đồ Lý Công Ân. Thế rồi ban ngày học chữ, ban đêm Ngô Tuấn lại tiếp tục học võ. Ông An Ngữ muốn cho con sau này sẽ thành người văn, võ kiêm toàn.

9) When Ngô Tuấn was twelve years old, his father sent him to Bái Ân village (now Nghĩa Đô) to study with a literary man named Lý Công Ân. Thus, Ngô Tuấn studied literature in the morning and continued with his martial arts training in the evening. Ngô An Ngữ wanted his son to be excellent in both martial arts and literary skills.

 

 

 

 

 

VS20 1010) Năm sau, ông An Ngữ đi tuần vùng Thanh hóa, không may bị bệnh sốt rét mà chết. Ông Tạ Đức là chú rể, đem Ngô Tuấn về nuôi và dạy thêm cho các môn cưỡi ngựa, bắn cung. Ngô Tuấn chăm chú theo học nên tiến bộ rất mau.

10) The following year while Ngô An Ngữ was on patrol in Thanh Hóa, he fell ill to malaria and died. Ngô Tuấn's uncle-in-law, Tạ Đức, then adopted Ngô Tuấn and taught him horsemanship and archery. Ngô Tuấn studied diligently and made fast progress.

 

 

 

 

VS20 1111) Khi Ngô Tuấn vừa đầy 18 tuổi thì mẹ mất. Lo tang mẹ xong, Ngô Tuấn được tuyển làm Kỵ Mã Hiệu Úy, một chức quan võ trong đội cưỡi ngựa. Sau đó, Lý Thái Tông cho vời Ngô Tuấn vào làm thị vệ, ở luôn trong cung, để hầu hạ vua.

11) When Ngô Tuấn turned eighteen his mother passed away. After the funeral, he was selected to be an officer in the cavalry division. Soon King Lý Thái Tông appointed him to the Imperial guards. Thus, Ngô Tuấn stayed in the Imperial Palace to serve the king.

 

 

 

 

 

VS20 1212) Vốn tính chăm chỉ, lại hết lòng trung thành nên Ngô Tuấn được vua tin yêu và thăng thưởng dần dần đến chức Đô Tri. Bây giờ Đô Tri Ngô Tuấn được trông coi tất cả mọi việc trong cung. Vua lại cho đổi tên họ Ngô Tuấn sang họ vua, tức là Lý Thường Kiệt.

12) The king liked and trusted Ngô Tuấn because he was hard working and loyal. He was then promoted to the rank of Đô Tri, Head of the Imperial guard, and handled all matters in the Palace. The king also allowed him to assume the king's surname. Thus, Ngô Tuấn became Lý Thường Kiệt.

 

 

 

 

 

VS20 1313) Năm 1061, miền Thanh Nghệ có giặc, Lý Thánh Tông vời Lý Thường Kiệt đến bảo: "Nay ở miền Nam có giặc, ta muốn cử khanh vào đó lo toan mọi việc. Ý khanh thế nào?" Lý Thường Kiệt xin vâng lệnh ngay.

13) In 1061, there was a rebellion in Thanh Hóa, Nghệ An. King Lý Thánh Tông (successor to king Lý Thái Tông) asked Lý Thường Kiệt: "There are rebellions in the South. I want to send you there and quell them. What is your opinion?" Lý Thường Kiệt agreed to go.

 

 

 

 

 

VS20 1414) Đường vào miền Thanh, Nghệ có nhiều rừng núi, rất hiểm trở. Lý Thường Kiệt chỉ đem theo vài người lính, tìm tới các thôn bản của người Mường. Ông lựa lời, khuyên bảo, giải thích nên các nhóm phản loạn đều về hàng mà không phải đánh nhau.

14) There were many dangerous mountains, gorges and forests on the way to Thanh Nghệ. Thus, Lý Thường Kiệt only brought with him a few soldiers to go to each village of the Mường tribes. He used diplomacy to convince the rebellious groups to surrender to the Lý king without a fight.

 

 

 

 

 

VS20 1515) Dù đã biết tài của Thái úy Lý Thường Kiệt, nhưng trước khi cử ông đi đánh Tống, Lý Nhân Tông (con Lý Thánh Tông) vẫn hỏi ý kiến của ông. Ông tâu: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, để chặn ngay mũi nhọn của giặc!"

15) Although fully aware of Lý Thường Kiệt's talents, before appointing him to attack the Tống, King Lý Nhân Tông (successor to King Lý Thánh Tông) still sought advice from him. General Lý Thường Kiệt replied: "It is better not to wait for the enemy to attack but to make the first strike in order to eliminate the danger!"

 

 

 

 

 

VS20 1616) Năm 1075, Lý Thường Kiệt vây đánh Khâm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông nước Tàu). Từng đoàn chiến thuyền chở nhiều thớt voi và nhiều toán kỵ mã đổ bộ. Tướng nhà Tống là Trần Vĩnh Thái trở tay không kịp. Đến xế trưa, Khâm Châu lọt vào tay quân nhà Lý.

16) In 1075 general Lý Thường Kiệt attacked Khâm Châu (of Quảng Đông province in China). Hundreds of the Việt warships bringing elephants and cavalry troops began to land continuously. The Tống general Trần Vĩnh Thái did not have time to counter the attack. By late afternoon, Khâm Châu province fell to the Lý troops.

 

 

 

 

 

VS20 1717) Một cánh quân khác, do Lý Kế Nguyên cầm đầu, tiến đánh Liêm Châu. Tướng Tống là Lỗ Khánh Tôn lui vào thành cố thủ. Quân Lý Kế Nguyên leo thang lên thành để tấn công. Ba ngày sau, Liêm Châu cũng bị thất thủ. Quân Đại Việt vào thành, treo bảng an dân.

17) Another Đại Việt army headed by general Lý Kế Nguyên attacked Liêm Châu province. The Tống general Lỗ Khánh Tôn retreated into the fortress. The Lý soldiers then used ladders to scale the walls. Three days later the fortress was captured. The Lý soldiers marched into the fortress and assured the people there that they meant no harm.

 

 

 

 

 

VS20 1818) Đạo quân của Tôn Đản vây đánh Ung Châu (tức là Nam Ninh, thuộc Quảng Tây bây giờ). Trương Thủ Tiết đem binh đi cứu Ung Châu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở Côn Lôn Quan. Trương Thủ Tiết bị lọt vào ổ phục binh, và bị chém chết tại trận.

18) General Tôn Đản led another army to attack Ung Châu province (now Nam Ninh in Quảng Tây province). The Tống general Trương Thủ Tiết immediately brought his troops to aid Ung Châu, but was ambushed by General Lý Thường Kiệt at Côn Lôn Quan. Trương Thủ Tiết was slain in battle.

 

 

 

 

VS20 1919) Tôn Đản vây thành Ung Châu đã hơn 40 ngày mà chưa hạ được. Quân Lý dùng thang leo lên thành thì quân nhà Tống ném lửa xuống đốt cháy thang. Sau cùng Lý Thường Kiệt cho quân vác mỗi người một bao đất, đem chất lên cao dần, làm lối trèo vào thành, giữa đêm tối.

19) Tôn Đản laid siege to Ung Châu citadel for more than forty days but was unable to capture it. When the Lý soldiers used ladders to climb up the citadel's walls, the Tống soldiers shot down incendiary arrows which set the ladders on fire. Finally, General Lý Thường Kiệt ordered his soldiers, each taking a sand bag and piling it against the citadel's walls. The Lý soldiers then climbed on the bags to get inside the citadel during the night.

 

 

 

 

VS20 2020) Sáng hôm sau quân nhà Lý tràn vào thành, phóng lửa đốt cháy khắp nơi. Quân Tống tan vỡ, chạy như vịt. Tô Giám, tướng Tống giữ thành, nhảy vào đám lửa tự vẫn. Sau khi đại thắng, Lý Thường Kiệt cho bắt tù binh và lấy của cải đem về nước.

20) The next morning, the Lý soldiers poured into citadel and set up fires everywhere. The Tống army was totally crushed, the soldiers fled in confusion like panicking ducks. The commander of the citadel, General Tô Giám committed suicide by jumping into the flames. After the victory, General Lý Thường Kiệt brought Tống prisoners and captured loots back to Đại Việt.

 

 

 

 

VS20 2121) Thấy quân nhà Lý đánh phá châu Khâm, Liêm và Ung, vua quan nhà Tống tức giận lắm. Họ sai các danh tướng như Quách Quỳ, Triệu tiết cùng hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp, rồi chia đường, kéo quân sang Đại Việt để đánh báo thù.

21) King Tống and his court were very angry when they received news that the Lý soldiers had seized all three big provinces: Khâm, Liêm and Ung. King Tống then appointed famous generals such as Quách Quỳ and Triệu Tiết to take revenge on Đại Việt. They were to combine their forces with those of Chiêm Thành and Chân Lạp nations to invade Đại Việt.

 

 

 

 

 

VS20 2222) Cuối năm 1075, quân nhà Tống đã tràn vào miền Bắc nước Đại Việt. Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt đi chặn địch. Lý Thường Kiệt vâng mệnh vua đem quân ra lập phòng tuyến ở bờ phía nam sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay). Những cọc tre chôn ở lưng đê, chĩa mũi nhọn xuống sông.

22) By the end of 1075, the Tống soldiers had crossed into the northern regions of Đại Việt. King Lý Nhân Tông appointed general Lý Thường Kiệt to stop the Tống invasion. Lý Thường Kiệt immediately took his army to set up fortifications in the south bank of Như Nguyệt river (now Cầu river). He ordered his soldiers to make sharp bamboo stakes and to embed them on the embankment, facing the river.

 

 

 

 

VS20 2323) Cọc tre nhọn hoắt, chôn nhiều như lông nhím, làm thành một bức tường dài hơn hai trăm dặm, từ chân núi Tam Đảo đến Lục Đầu Giang. Chiến thuyền của nhà Lý đậu sẵn ở Vạn Xuân (Phả Lại) sẵn sàng ngăn chặn không cho quân Tống qua sông đổ bộ lên phòng tuyến.

23) The bamboo pikes, as sharp and dense as porcupine's quills, formed a great wall more than two hundred miles long, from the foot of Tam Đảo mountain to Lục Đầu Giang river. The Lý warships were anchored at Vạn Xuân (Phả Lại), ready to stop the Tống soldiers from crossing the river and landing on the fortifications.

 

 

 

 

 

VS20 2424) Tuy vậy, Quách Quỳ vẫn tìm mọi cách tấn công. Y chế ra máy bắn đá, bắn sang, khiến chiến thuyền của nhà Lý bị thủng nát rất nhiều. Rồi nhân lúc hỗn loạn, quân Tống liều chết, bắc cầu phao, vượt qua sông. Quân Lý hết sức chống cự lại. Tình hình rất là nguy ngập.

24) Quách Quỳ, however constructed machines that hurled rocks. These catapults damaged many of the Lý warships. Taking advantage of this chaotic occasion, the Tống soldiers used pontoon bridges to rush across the river. The Lý soldiers tried to fend off the attack, but the situation was critical.

 

 

 

 

 

VS20 2525) Đêm hôm ấy, quân nhà Lý bỗng nghe thấy một tiếng ngâm thật lớn: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm lấn? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời", mọi người nghe rồi bảo nhau đó là thơ của Thần, cho nên hết sức đánh giặc. Thật ra, đó là thơ của Lý Thường Kiệt đọc, để làm nức lòng binh sĩ.

25) That night, the Lý soldiers heard a sonorous voice from above reciting a poem. The poem stated: "The Southern territory belongs to the Emperor of the South. This destiny was written down in the Book of Heaven. How dare those barbarians invade our country? They will certainly be destroyed." Everyone concluded it was a message from God and thus tried harder to defend the country. In fact, it was general Lý Thường Kiệt's poem. He read it to raise the soldiers' spirits and patriotism.

 

 

 

 

VS20 2626) Quân nhà Tống đã không tiến lên được, lại không quen khí hậu, bị chết bệnh khá nhiều nên rất chán nản. Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa rồi hai bên cùng lui quân. Quách Quỳ mừng lắm, liền cho rút hết quân về Tàu, chỉ giữ lại châu Quảng Nguyên (đất hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn) là nơi có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc.

26) The Tống soldiers were no longer able to advance further. Moreover, they could not adapt to the local weather, succumbed to illness. Therefore, many died and the rest became dispirited. At that time, Lý Thường Kiệt proposed a peace accord which led to immediate withdrawal of the two sides. Quách Quỳ was very glad and withdrew his army back to China. However, he still held on to Quảng Nguyên (now Cao Bằng and Lạng Sơn provinces), where there were many gold and silver mines.

 

 

 

 

VS20 2727) Năm 1078, Lý Nhân Tông sai Đào Tôn Nguyên đem 5 con voi lớn sang cống vua nhà Tống và xin lại vùng đất bị chiếm giữ. Trước kia vua Tống định không trả, sau biết không giữ nổi, liền yêu cầu nhà Lý phải trao lại số dân Tàu bị bắt trước đây, để đánh đổi lấy vùng đất Quảng Nguyên.

27) In 1078, King Lý Nhân Tông appointed ambassador Đào Tôn Nguyên to bring five elephants to China as tributes and ask for Quảng Nguyên province back. At first, king of Tống was unwilling to agree. However, he realized that his army was unable to keep the province any longer. Therefore, he asked king Lý to return the previously captured prisoners of war in exchange for Quảng Nguyên province.

 

 

 

 

VS20 2828) Năm 1079, vua Lý Nhân Tông cho thuyền chở 221 người (trong số dân chúng ba châu Khâm, Liêm và Ung bị bắt từ năm 1075) sang trả nhà Tống để đổi lấy đất về. Có viên quan Tàu thơ mỉa mai vua Tống là: "Vì tham voi Giao Chỉ, nên mất vàng Quảng Nguyên".

28) In 1079 King Lý Nhân Tông returned to China 221 people who were captured in 1075. King Tống then ordered his army to withdraw from Quảng Nguyên. There was a Chinese mandarin who sneered at king Tống with these verses: "Because the king was greedy of Giao Chỉ elephants, China lost gold mines in Quảng Nguyên'.

 

 

 

 

 

VS20 2929) Nước Chiêm Thành thỉnh thoảng lại sang quấy nhiễu, đánh thế nào cũng không được. Vì thế nên trước khi đi đánh nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã đem quân vào Nam đánh Chế Củ. Đến năm 1104, ông lại đánh Chế Ma Na chiếm lại ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính như cũ.

29) Meanwhile the country of Chiêm Thành occasionally crossed over the Việt border and plundered the villages in the area. The Lý soldiers fought against Chiêm Thành frequently but the Chiêm soldiers came back time after time. Because of this situation, before dealing with the Tống, Lý Thường Kiệt brought his army south to fight Chế Củ, the king of Chiêm Thành. In 1104, he again fought with Chế Ma Na and re-captured three provinces: Địa Lý, Ma Linh and Bố Chính.

 

 

 

 

VS20 3030) Bấy giờ Lý Thường Kiệt đã ngoài 70 tuổi. Đi đánh Chiêm Thành về được một năm thì ông mất. Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm, Lý Thường Kiệt thật là một danh tướng của Đại Việt.

30) Lý Thường Kiệt was then seventy years old. One year after having defeated the Chiêm invasion, he passed away. King Lý Nhân Tông was deeply sorrowful upon receiving the news. He sent other mandarins to Lý Thường Kiệt's house to pay respect to his remains. Having defeated the Tống in the north and quelled the Chiêm in the south, General Lý Thường Kiệt was truly a great hero of Đại Việt.

 

 

 

 

 

VS20 3131) Ngoài Lý Thường Kiệt ra, về đời nhà Lý còn có rất nhiều nhân tài giúp vua, giữ nước như: Tôn Đản, Lê Phụng Hiển, Lý Đạo Thành, Hoàng Nghĩa Hiền v.v... Riêng Tô Hiến Thành quyết theo di chiếu của Lý Anh Tông mà lập thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi, lên làm vua, tức là Lý Cao Tông.

31) During the Lý Dynasty, besides General Lý Thường Kiệt, there were many other talented patriots such as Tôn Đản, Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, etc.. Tô Hiến Thành in particular was entrusted to carry out Lý Anh Tông's Imperial will. He supported prince Long Cán who was not yet three years old to ascend to the throne as King Lý Cao Tông.

 

 

 

 

 

VS20 3232) Thái hậu Chiêu Linh muốn cho con mình là Long Xưởng lên làm vua, đã đem rất nhiều vàng bạc đến đút lót cho bà Lã Thị, vợ Tô Hiến Thành. Lã Thị đêm ngày khuyên chồng nên vâng lời Thái hậu để được giàu có. Ông cương quyết từ chối, thà chịu nghèo, chứ không tham vàng mà bỏ nghĩa.

32) Queen Chiêu Linh wanted her son, Prince Long Xưởng, to become king. Thus, she ordered her servants to bring gold and jewels to bribe Lady Lã, Tô Hiến Thành's wife. Lady Lã tried to persuade her husband day and night to yield to the queen's wishes in order to have the riches. Tô Hiến Thành however, firmly refused. He would rather be poor than lose his integrity.

 

 

 

 

 

VS20 3333) Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nằm trên giường thì có Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ, bưng cơm, sắc thuốc, chăm sóc hết lòng. Vũ Tán Đường làm như vậy để mong được Tô Hiến Thành vui lòng mà để cử cho Đường làm phụ chánh, thay thế Tô Hiến Thành, sau khi ông mất.

33) When Tô Hiến Thành was ill and was confined to his bed, there was a mandarin, Vũ Tán Đường, who ardently took care and waited on him day and night. Vũ Tán Đường did so because he was hoping that Tô Hiến Thành would nominate him as the new regent when he passed away.

 

 

 

 

 

VS20 3434) Đỗ Thái hậu (mẹ vua Lý Cao Tông) đến thăm và hỏi Tô Hiến Thành xem đã cử ai thay thế chưa? Tô Hiến Thành xin cử Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Sao không cử Vũ Tán Đường?" Ông tâu: "Nếu cử người giúp nước thì tôi xin cử Trần Trung Tá. Còn cần người hầu hạ thì tôi xin cử Vũ Tán Đường."

34) Queen Đỗ (King Lý Cao Tông's mother) came to visit and asked Tô Hiến Thành who should be his replacement? Tô Hiến Thành nominated Trần Trung Tá. The king's mother was surprised, and asked: "Why not Vũ Tán Đường?" Tô Hiến Thành then answered: "If I am to nominate someone to help the country then Trần Trung Tá is the one. If I am to nominate someone to nurse then Vũ Tán Đường would be the one."

 

 

 

 

VS20 3535) Năm 1208, Phạm Du ở Nghệ An nổi loạn. Vua Lý Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp. Phạm Du bị thua chạy, cho người đem vàng bạc đút lót các quan trong triều, để vu cho Phạm Bỉnh Di mưu phản. Phạm Bỉnh Di bị bắt giam. Tướng của Di là Quách Bốc đem quân về kinh thành đánh phá để cứu chủ tướng.

35) In 1208, Phạm Du in Nghệ An province rebelled against the Lý. King Lý Cao Tông appointed Phạm Bỉnh Di to stamp out the rebellion. Phạm Du was defeated. However, Du bribed mandarins in the court and spread rumors that Phạm Bỉnh Di was secretly plotting against the king. King Lý then imprisoned Phạm Bỉnh Di on account of the false accusation. Upon receiving the news, Di's officer, Quách Bốc brought his army to the capital to liberate his commander.

 

 

 

 

VS20 3636) Thấy có loạn, Cao Tông cùng các quan rời kinh đô, chạy lên Phú Thọ. Thái tử Sam chạy về Hải Ấp (Nam Định) vào ở nhà Trần Lý, là người làm nghề đánh cá, rất giàu có. Nhân dịp này, Thái tử Sam lấy con gái Trần Lý là Trần Thị làm vợ.

36) King Cao Tông and the mandarins of the court fled to Phú Thọ. Prince Sam fled to Hải Ấp village (Nam Định) and stayed with Trần Lý, a very prosperous fisherman there. Prince Sam then married Ms. Trần, Trần Lý's daughter.

 

 

 

 

VS20 3737) Sau đó, anh em Trần Lý mộ quân về Thăng long dẹp loạn. Vua Lý Cao Tông được rước về cung. Năm 1210, vua Lý Cao Tông mất, thọ 38 tuổi. Thái tử Sam nối ngôi vua, hiệu là Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông phong Trần Thị làm Hoàng hậu.

37) After that, Trần Lý and his brothers enlisted soldiers and quelled the rebellion in the capital. King Lý Cao Tông then returned to the capital of Thăng long. In 1210, King Lý Cao Tông died at the age of thirty eight and Prince Sam ascended the throne, his reign name was Lý Huệ Tông. King Lý Huệ Tông made Lady Trần his queen.

 

 

 

 

VS20 3838) Lý Huệ Tông bị bệnh, thỉnh thoảng lại nổi cơn điên, rồi cứ say rượu, ngủ cả ngày. Việc nước lúc này ở cả trong tay Trần Tự Khánh, tức là anh ruột của Hoàng hậu. Sang năm sau, em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ được phong chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nắm hết mọi quyền hành.

38) King Lý Huệ Tông was frequently ill; he sometimes had fits of madness. He spent most of the time either drinking or sleeping. All national matters were being handled by Trần Tự Khánh the queen's brother. The following year, the queen's cousin Trần Thủ Độ was promoted to the rank of Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (Head of Imperial Court), a very powerful position.

 

 

 

 

 

VS20 3939) Lý Huệ Tông chỉ có 2 con gái. Thuận Thiên công chúa lấy Trần Liễu. Chiêu Thánh công chúa lên 7 tuổi, được vua Lý truyền ngôi cho, tức là Lý Chiêu Hoàng (1224). Sau đó vua Lý Huệ Tông vào tu ở chùa. Trần Thủ Độ vẫn có âm mưu muốn chiếm lấy cơ nghiệp nhà Lý. Ông cho cháu là Trần Cảnh, được 8 tuổi, vào cung hầu hạ Lý Chiêu Hoàng.

39) King Lý Huệ Tông had only two princesses. Princess Thuận Thiên was married to Trần Liễu. Princess Chiêu Thánh was crowned as queen when she was only seven years old, with the reign name Lý Chiêu Hoàng (1224). After that King Lý Huệ Tông retired to a pagoda to practice Buddism. Trần Thủ Độ always wanted to took over the Lý's throne. He brought his nephew Trần Cảnh, who was eight years old, to the palace to serve the young queen Lý Chiêu Hoàng.

 

 

 

 

VS20 4040) Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và bị Trần Thủ Độ lừa bắt nhường ngôi cho chồng. Nhà Lý đến đây là hết, cả thảy có 9 đời vua, và kéo dài 216 năm. Nhà Lý có công giữ vững nền độc lập quốc gia và làm cho nước Đại Việt càng ngày càng giàu mạnh.

40) In 1225, duped by Trần Thủ Độ, Queen Lý Chiêu Hoàng married Trần Cảnh and ceded the throne to her husband. Thus, the Lý Dynasty ended after 9 kings and lasted for 216 years. The Lý dynasty was credited for its great contribution to maintaining the independence and prosperity of Đại Việt.