Dân Chúa Âu Châu

VS16 011) Tại làng Mai Phụ (Nghệ Tĩnh) có hai mẹ con họ Mai, nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ăn. Người con tên là Mai Thúc Loan, nước da đen xạm, xấu xí vì phải cởi trần đi chăn trâu, cắt cỏ suốt ngày ở ngoài nắng. Tuy sống vất vả, khổ sở, mà hai mẹ con lại rất thương yêu nhau.

1) In Mai Phụ village (Nghệ Tĩnh) lived a mother and son of the Mai family. At that time, very poor families, such as the Mai's, had to work for other people to earn their living. The son, Mai Thúc Loan, had very dark, rough skin because he had to be outdoor all day looking after the buffaloes or cutting grass. Despite the difficult life, the mother and son loved each other very much.

 

 

 

VS16 02

2) Lớn lên, Mai Thúc Loan thường theo mẹ vào rừng, chặt cây, lấy củi đem ra chợ bán lấy tiền đong gạo... Chàng thanh niên này càng ngày càng to lớn, khỏe mạnh. Tuy không được đi học, song buổi chiều ở rừng về, Mai Thúc Loan vẫn dừng chân ở ngoài cổng nhà thầy đồ để nghe thầy giảng sách.

2) When he was older, Mai Thúc Loan would follow his mother to the forest to gather wood to trade for rice. Gradually, the young Mai Thúc Loan became a big, strong man. Although Mai could not afford to attend school, he often lingered in front of the schoolroom and listened to the teacher after his day of work in the woods.

 

 

 

VS16 03

3) Một hôm, ở trong rừng rậm đang khiêng củi, Mai Thúc Loan bỗng nghe tiếng mẹ kêu. Chàng vất rìu, vội chạy tới nơi thì thấy một con hổ thật lớn đang cắn gáy mẹ chàng để lôi đi. Nhanh như chớp, Mai Thúc Loan hét lớn và nhảy xổ vào, hai tay đấm thật mạnh lên đầu hổ.

3) One day, while gathering woods in the forest, he heard his mother crying for help. He immediately threw down his ax and ran to her. When he got there, he saw a large tiger pulling his mother away by the back of her neck. Mai Thúc Loan screamed loudly. Like a flash, he jumped on the tiger and pounded its head repeatedly with both arms.

 

 

 

VS16 044) Bị đánh bất ngờ, hổ dữ gầm lên rồi nhảy trốn vào rừng. Mai Thúc Loan quỳ xuống, ôm xác mẹ khóc rất thảm thiết. Mãi đến xế chiều chàng mới cõng xác mẹ lên vai, ra khỏi rừng, để về căn nhà lá nghèo nàn ở đầu làng Mai Phụ. Ngày hôm sau, chàng lo chôn cất cho mẹ.

4) Upon being struck suddenly, the tiger roared and ran away. Mai Thúc Loan then knelt down to pick up his mother's body. He held her body in his arms and cried despondently until dusk. He then carried her on his back to their ragged hut. Mai Thúc Loan buried his beloved mother the next day.

 

 

 

VS16 055) Từ đó Mai Thúc Loan buồn rầu, lủi thủi một mình, không vào rừng kiếm củi nữa. Lúc này nhà Đường bên Tàu đang cai trị và đè đầu, cỡi cổ dân ta. Cứ đến mùa trái vải chín, là bọn quan cai trị lại bắt dân chúng từng đoàn, gánh những sọt đầy trái vải tươi, đi suốt ngày đêm, sang Tàu, dâng cho Dương Quý Phi (vợ của Đường).

5) From then on, Mai Thúc Loan lived alone in sorrow. He stopped going to the forest to gather wood. Meanwhile, An Nam was under the tyranny rule of the Đường dynasty from China. Every year, at the lychee harvest time, the Chinese officials forced our people to walk day and night carrying heavy baskets of lychees to China for Dương Quí Phi, King Đường's most favorite concubine, to eat.

 

 

VS16 06

6) Mai Thúc Loan cũng bị bắt làm dân phu đi gánh vải tiến cống. Nửa đường mệt quá, lại khát nước, đoàn dân phu đặt gánh nặng xuống, ngồi nghỉ. Một người lấy trộm một trái vải, bóc vỏ định ăn cho đỡ khát. Lập tức bọn lính Tàu chạy lại, dùng roi đánh tới tấp lên đầu, lên mặt người dân phu này...

6) That year Mai Thúc Loan was chosen for this forced labor also. Half way to China, the laborers stopped to rest because they were very tired and thirsty. One man was so thirsty he took a lychee from the basket to eat. When the Chinese officials saw that, they repeatedly beat him with their rods.

 

 

 

VS16 07

7) Tức giận quá, Mai Thúc Loan rút luôn đòn gánh ra, giáng thật mạnh vào đầu mấy tên lính Tàu. Bọn này lấy mã tấu (loại dao lớn to bản) ra chém lại. Thế là cả đoàn người dân bị bắt đi gánh đánh vải, vùng dậy dùng đòn gánh nhau với bọn lính Tàu. Chúng thấy yếu thế liền bỏ chạy về báo với cấp trên.

7) Angered by the cruel treatment, Mai Thúc Loan took his shoulder pole to strike back at the Chinese guards. The guards then raised their scimitars to fight with Mai Thúc Loan. Then, all of the laborers joined in with Mai Thúc Loan to fight with the guards. The Chinese guards soon realized that they could not fight against all of the laborers and they ran away to report to their officers.

 

 

 

VS16 088) Trước sự việc này, Mai Thúc Loan liền hô hào mọi người nổi dậy chống lại bọn quan cai trị độc ác nhà Đường. Ông truyền hịch kể tội người Tàu rồi xây thành Vạn An, lập căn cứ tại Hùng Sơn. Dân chúng ở mọi nơi theo về rất đông. Họ tôn ông lên làm vua và gọi ông là Mai Hắc Đế tức "ông Vua mặt đen, họ Mai."

8) After that incident, Mai Thúc Loan urged our people to stand up against the cruel Chinese Mandarins. He handed out pamphlets listing all of the crimes that the Chinese had committed. He went on to build the Vạn An citadel as the military base at Hùng Sơn. People from everywhere followed him in the revolution. People made him the King of An Nam, and called him Mai Hắc Đế, the Dark King Mai, because of his dark skin.

 

 

 

VS16 099) Sau đó Mai Hắc Đế đánh chiếm được Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Viên quan nhà Đường là Quang Sở Khách cùng bọn thân tín vội bỏ chạy về nước. Quân của Mai Hắc Đế đuổi theo đến tận biên giới mới quay về. Dân chúng cả nước mở hội ăn mừng đã đánh đuổi được giặc.

9) Later, Mai Hắc Đế seized Tống Bình (Hà Nội nowadays). The Đường mandarin, Quang Sở Khách, and his officers fled back to China in great fear. Mai Hắc Đế's soldiers chased the Chinese all the way to the border. The entire country celebrated the victorious expulsion of the Chinese.

 

 

 

VS16 1010) Vua Đường Huyền Tông sai tướng Dương Tư Húc đem quân sang đánh trả thù. Bị đánh bất ngờ, nghĩa quân của Mai Hắc Đế tan vỡ. Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, ít lâu sau bị bệnh mà chết. Hiện nay ở xã Hương Lãm, tỉnh Nghệ An còn đền thờ vị Vua mặt đen tức Mai Hắc Đế.

10) King Đường Huyền Tông appointed general Dương Tư Húc to bring a big army to conquer An Nam again. Not prepared for the sudden attack, Mai Hắc Đế's army was completely destroyed. Mai Hắc Đế had to hide away in the forest. Soon after, he became ill and died. There is still a temple for him at Hương Lãm (Nghệ An).

 

 

 

VS16 1111) Sau khi Mai Hắc Đế mất, vua Đường cho Cao Chính Bình sang cai trị. Cao Chính Bình bắt dân đóng thuế rất nặng nên lòng người oán giận lắm. Lúc đó ở Đường Lâm (Sơn Tây) có người nhà giàu tên là Phùng Hạp Khanh, tính tình hào phóng, lúc nào trong nhà cũng có hàng ngàn người đi lại, ăn ở giúp việc.

11) After Mai Hắc Đế's death, King Đường appointed Cao Chính Bình to rule An Nam. Cao Chính Bình forced the people to pay many unjust taxes and this caused great indignation. During that time, at Đường Lâm (Sơn Tây province), there was a wealthy and generous man named Phùng Hạp Khanh. Phùng Hạp Khanh had thousands of people working and living on his properties.

 

 

 

VS16 1212) Ông bà Phùng Hạp Khanh sinh một lần được ba người con trai đặt tên là Phùng Hưng, Phùng Hải và Phùng Dĩnh. Hàng ngày ba cậu bé này chơi đùa với nhau ở ngoài vườn. Họ bày trận giả đánh nhau, người giữ thành, người vây thành, người đánh thành rất hăng hái, kịch liệt.

12) Phùng Hạp Khanh's wife gave birth to a set of triplet boys, whose names were Phùng Hưng, Phùng Hải and Phùng Dĩnh. The three young boys played together in the field every day. They pretended to be in a battlefield where one brother guarded the citadel while the other two tried to seize it.

 

 

 

VS16 1313) Khi lớn lên, ba người được học tập võ nghệ như múa kiếm, đánh quyền hoặc cưỡi ngựa, bắn cung. v.v... Phùng Hưng là người khỏe mạnh và nhiều mưu trí hơn cả. Ông đã từng gài bẫy, bắt sống được con hổ thọt thường về làng bắt trâu bò tha vào rừng ăn thịt.

13) When the boys grew up, they were taught all forms of martial arts and sports: fencing, boxing, horseback riding, archery, etc... Among the three brothers, Phùng Hưng seemed to be the strongest and smartest one. He once set a trap and caught a lame tiger that usually came to the village to eat the cattle.

 

 

 

VS16 1414) Năm 779, thấy Cao Chính Bình, càng ngày càng tàn ác, Phùng Hưng cùng hai anh em hô hào dân chúng nổi lên, bao vây phủ đô hộ Tống Bình. Cao Chính Bình lo sợ thành bệnh mà chết. Phùng Hưng đem nghĩa quân đóng giữ phủ thành được 7 năm thì mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp.

14) In 779, Cao Chính Bình grew more heartless in his treatment of the people. Phùng Hưng and his brothers urged people to revolt. The people surrounded the Tống Bình citadel. Cao Chính Bình was so frightened that he became sick and died. Phùng Hưng and the people occupied the citadel for seven years. When he died his son, Phùng An, took over his father's work.

 

 

 

VS16 1515) Dân chúng nhớ ơn ông gọi ông là Bố Cái đại vương (ngày xưa ta gọi cha là Bố mẹ là Cái tức là coi ông như cha mẹ). Hiện nay ở Đường Lâm (Sơn Tây), Quảng Bá (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Đông) và nhiều nơi khác nữa còn đền thờ Bố Cái đại vương. Sau đó Phùng An không chống nổi Triệu Xương phải xin hàng và nước An Nam lại thuộc nhà Đường như cũ.

15) People were grateful to Phùng Hưng and referred to him affectionately as Bố Cái Đại Vương (in old days, people addressed the father as Bố and the mother as Cái; thus, Phùng Hưng was regarded as the people's parents.) There are still several temples honoring him at many places like Đường Lâm (Sơn Tây), Quảng Bá (Hà Nội), and Thanh Oai (Hà Đông). Later, Phùng An could not defend the citadel from the Chinese general Triệu Xương's powerful armies. He surrendered to the Chinese. An Nam once again was under the control of the Đường dynasty.

 

 

VS16 1616) Hơn một trăm năm sau (906) nhân dịp bên Tàu rối loạn, Khúc Thừa Dụ, một người giàu có biết thương dân, ở đất Giao Châu đã được dân cử lên làm Tiết Độ Sứ, thay cho quan cai trị người Tàu. Nhà Đường lúc đó đã suy, đành phải cho người sang phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ ở đất Giao Châu.

16) Over a hundred year later (906), while China was in great disorder, people took the opportunity to vote for Khúc Thừa Dụ, a benign and wealthy benefactor of Giao Châu area, to replace the Chinese governor. The Đường dynasty was declining at that time and they had no choice but to agree to let Khúc Thừa Dụ be the new governor of Giao Châu.

 

 

 

VS16 1717) Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha, ông lập ra phủ, châu, xã ở các nơi, rồi cử người trong nước nắm giữ quyền hành. Các thứ thuế do quan Tàu đặt ra đều được xét lại cho công bằng. Khúc Hạo còn cho con là Khúc Thừa Mỹ sang Tàu dò xét ý định của nhà Nam Hán.

17) After Khúc Thừa Dụ died, his son Khúc Hạo took over. Khúc Hạ divided Giao Châu into provinces, districts, and villages. He appointed native people in administrative positions. Khúc Hạo also revised all of the unfair taxes issued under the Chinese. He also sent his son Khúc Thừa Mỹ to China to inquire about the intentions of the South Hán dynasty concerning An Nam.

 

 

VS16 1818) Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay. Ít lâu sau Lưu Cung vua nhà Nam Hán, sai Lý Khắc Chính sang đánh. Khúc Thừa Mỹ bị bắt đưa về Tàu. Thành Đại La (tức là thành Hà Nội bây giờ) bị địch chiếm. Tính ra họ Khúc đã giành được quyền tự chủ trong vòng hơn hai chục năm.

18) In 917, Khúc Thừa Mỹ succeeded the throne when Khúc Hạo died. Shortly after, King Lưu Cung of the South Hán dynasty sent General Lý Khắc Chính to invade An Nam. Khúc Thừa Mỹ was captured and was brought to China. The Đại La citadel (Hà Nội now) fell into the Chinese's hands. In total, the Khúc family kept An Nam independent from the Chinese for over twenty years.

 

 

 

VS16 1919) Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, thì bọn Lý Tiến, Lý Khắc Chính của nhà Nam Hán ở lại cai trị nước Nam. Năm 931, Dương Diên Nghệ (có sách gọi là Dương Đình Nghệ) là tướng của Khúc Hạo ngày trước, nổi lên đánh đuổi bọn quan lại người Tàu và tự xưng là Tiết Độ Sứ.

19) After Khúc Thừa Mỹ was captured, Generals Lý Tiến and Lý Khắc Chính stayed behind to rule An Nam. In 931, Dương Diên Nghệ (also referred to as Dương Đình Nghệ by other historical sources), a former General who served under Khúc Hạo, revolted and declared himself Tiết Độ Sứ (governor).

 

 

 

VS16 2020) Dưới trướng của Dương Diên Nghệ có hai thanh niên khỏe mạnh, tài kiêm văn võ. Một người là Ngô Quyền, con trai thứ sử Ngô Mân, quê ở Đường Lâm (Sơn Tây). Ngô Quyền khuôn mặt đầy tròn, tính nết thẳng thắn, đường hoàng. Người thứ hai là Kiểu Công Tiện thì mặt bé, mắt nhỏ có vẻ gian ác.

20) Dương Diên Nghệ had two young and talented generals serving under him. One was Ngô Quyền, the son of Thứ Sử Ngô Mân from Đồng Lâm (Sơn Tây). The other one was Kiểu Công Tiện. While Ngô Quyền was a handsome, honest, and well respected man, Kiểu Công Tiện had a stunted face with small eyes that revealed a man of deceit and unkindness.

 

 

 

VS16 2121) Hai người nầy cùng yêu thương Dương Mỹ Lan, con gái út của tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Sau khi lựa chọn, Dương Diên Nghệ quyết định gả Dương Mỹ Lan cho Ngô Quyền. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình tại tư dinh quan tiết độ sứ, trong thành Đại La.

21) Both generals loved Dương Mỹ Lan, the youngest daughter of Tiết Độ Sứ Dương Diên Nghệ. After reflecting on the personalities of the two generals, Dương Diên Nghệ decided to marry his daughter to Ngô Quyền. The wedding ceremony was celebrated magnificently at the governor palace inside Đại La citadel.

 

 

 

VS16 2222) Trong khi ấy thì Kiểu Công Tiện bỏ về nhà riêng, không ở lại dinh để dự lễ thành hôn của Ngô Quyền. Kiểu Công Tiện họp các binh sĩ thân tín lại để bàn cách đối phó với Ngô Quyền. Hắn đấm tay xuống bàn, tỏ ý căm hờn, thề quyết phải trả thù Dương Diên Nghệ.

22) Meanwhile, Kiểu Công Tiện went home instead of joining the others to celebrate the wedding. He gathered all of his close friends together to help him get back at Ngô Quyền. Kiểu vowed to avenge the governor for not marrying his daughter.

 

 

 

VS16 2323) Sau ngày làm lễ vu quy cho con gái là tiểu thư Mỹ Lan, Dương Diên Nghệ cho gọi Ngô Quyền tới. Ông giao cho con rể đem quân vào trấn đóng đất Ái Châu (Thanh Hóa) là quê hương của ông. Hơn thế nữa, ông tin rằng tài năng của Ngô Quyền sẽ làm cho các sắc dân ở miền Nam không dám quấy rối nữa.

23) After the marriage of his daughter, Dương Diên Nghệ assigned Ngô Quyền to defend Ái Châu province (Thanh Hóa), Dương's birth place. Dương Diên Nghệ believed that Ngô Quyền could make peace between the small tribes in the South and prevent any possible uprisings.

 

 

VS16 2424) Dương Diên Nghệ giữ chức Tiết Độ Sứ được sáu năm. Một hôm, nhân chuyến đi săn hươu ở ngoài thành, Dương Diên Nghệ phi ngựa đuổi thú, đã không đem vệ sĩ chạy theo. Thừa dịp này, Kiểu Công Tiện liền dùng tên tẩm thuốc độc, bắn chết chủ tướng của mình.

24) Governor Dương ruled An Nam for six years. One day, while hunting outside of the citadel, he chased after a deer leaving his guards behind. Kiểu Công Tiện, in an ambush, murdered his commander with a poisonous arrow.

 

 

 

 

VS16 2525) Ở Ái Châu, Ngô Quyền nhận được tin dữ, liền làm lễ tế dưới cờ, khóc thương quan tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Lễ xong, ông cùng binh sĩ chít khăn tang, tuốt gươm trần, thề quyết trả thù cho chủ tướng. Mọi người sửa soạn để ngay chiều hôm đó, kéo quân ra Bắc.

25) At Ái Châu, Ngô Quyền was informed of the terrible news. He held a mourning ceremony for his commander. In his eulogy, Ngô Quyền drew his sword and vowed before all of his soldiers that he would find the murderer. That afternoon he prompted everybody to get ready to go to North.

 

 

 

VS16 2626) Ở thành Đại La, sau khi giết được Dương Diên Nghệ, loạn tướng Kiểu Công Tiện liền họp mọi người lại để tuyên bố rằng hắn sẽ làm Tiết Độ Sứ. Có mấy tướng phản đối liền bị hắn bắt đem chém ngay. Số còn lại đành nín thinh, dù lòng vẫn căm thù tên phản chủ là Kiểu Công Tiện.

26) After the assassination of the governor, at the Đại La citadel, the treasonous general declared himself the new governor. Several loyal generals who protested the appointment were beheaded immediately. The rest remained quiet even though they hated the new leader.

 

 

 

VS16 2727) Không bao lâu tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc đã đến tai Kiểu Công Tiện. Vốn không phải địch thủ của Ngô Quyền, Kiểu Công Tiện rất lo sợ. Một mặt hắn dàn binh ra để đối phó. Một mặt hắn viết thư sang xin đầu hàng và cầu cứu với Lưu Cung là vua nhà Nam Hán.

27) Kiểu Công Tiện was very afraid when he learned that Ngô Quyền and his army were coming toward the North. He was fully aware that he could never match Ngô Quyền in military skills and intelligence. Thus, while preparing his army to defend the attack from the South, Kiểu Công Tiện wrote to the King of South China and offered to surrender An Nam in return for their help to fight against Ngô Quyền.

 

 

VS16 2828) Vốn vẫn căm thù Dương Diên Nghệ đã đánh đuổi bọn Lý Tiến, lại nhân dịp Kiểu Công Tiện cầu cứu, Lưu Cung liền xua quân sang xâm chiếm nước Nam. Y cho con trai là Hoằng Tháo đem đại quân đi trước. Còn y cũng đem hậu quân tới đóng ở tỉnh Quảng Tây để yểm trợ cho thái tử Hoằng Tháo.

28) King Lưu Cung, who always regarded Dương as his mortal enemy for defeating his general Lý Tiến before, agreed to help Kiểu Công Tiện. He sent his son Hoằng Tháo to bring a great army to An Nam immediately. King Lưu Cung himself brought the rest of the army to stay at Quảng Tây in case his son needed more help.

 

 

 

VS16 2929) Quân của Ngô Quyền đã tiến tới gần thành Đại La. Ông cho người dùng loa kêu gọi Kiểu Công Tiện ra nộp mạng, Kiểu Công Tiện bắt đóng chặt cửa thành để đợi quân Nam Hán sang cứu. Bất ngờ binh sĩ trong thành Đại La nổi loạn. Họ bắt Kiểu Công Tiện trói lại rồi mở cửa thành, đón quân của Ngô Quyền vào.

29) When Ngô Quyền and his army reached Đại La citadel, he demanded that Kiểu Công Tiện surrender. Kiểu Công Tiện ordered his soldiers to keep the doors shut while waiting for the Nam Hán's relief troops. Suddenly, the soldiers in the citadel revolted. They captured Kiểu Công Tiện and opened the gate to receive Ngô Quyền and his army.

 

 

 

VS16 3030) Ngô Quyền kéo quân vào thành, ông phủ dụ mọi người trong thành Đại La và cho giải Kiểu Công Tiện đến trước bàn thờ Dương Diên Nghệ. Ông kể tội tên phản loạn rồi cho chém đầu hắn để trả thù cho chủ tướng. Ai nấy đều hả lòng vì kẻ gian ác đã phải đền tội ác.

30) Once inside of the citadel, Ngô Quyền appeased the disorganized soldiers. He asked to bring Kiểu Công Tiện before the altar of Dương Diên Nghệ. After reiterating Kiểu Công Tiện's crimes, he ordered that the traitor beheaded to avenge his former commander's death. Everyone was satisfied to see the treasonous general pay for his crimes.

 

 

 

VS16 3131) Diệt xong Kiểu Công Tiện, Ngô Quyền lo ngay đến việc phá quân Nam Hán để giữ vững bờ cõi. Ông họp các tướng sĩ lại bàn. Quân do thám về báo tin là Hoằng Tháo sẽ theo đường thủy để tiến quân, nhằm đánh thành Đại La. Hiện chúng đang tập trung rất nhiều chiến thuyền ở cửa sông Bạch Đằng.

31) After Kiểu Công Tiện's execution, Ngô Quyền immediately gathered all of his generals together to figure out a strategy to stop the Chinese. Ngô Quyền's spies informed him that Prince Hoằng Tháo and his army would be coming to Đại La citadel by the waterway. And that Prince Hoằng Tháo already brought several warships to the Bạch Đằng river.

 

 

VS16 3232) Ngô Quy?n được tin này, li?n bí mật cho người l?y gỗ, đẽo nhọn r?i bịt sắt cho cứng, đem đóng ngầm xuống dưới l?ng sông Bạch Đằng... Hàng ngàn, hàng vạn quân và dân đua nhau làm việc suốt ngày đêm. Họ chặt cây l?y gỗ, đẽo nhọn, bọc sắt thành những cây cọc, r?i vào lúc tối trời, nước xuống, đem đóng những cọc gỗ đầu bọc sắt nhọn này xuống một khúc sông Bạch Đằng.

32) After having learned the Chinese battle plan, Ngô Quy?n and his aides determined a scheme to destroy the Chinese naval force. He secretly ordered his men to cut down trees to make stakes. They covered the pointed ends of the stakes with iron. In the evening, when the tide was low, they fixed all the stakes to the bottom of a section of Bạch Đằng river. Thousands of soldiers and the residents worked fervently all day and night on this task.

 

 

VS16 3333) Hoằng Tháo đem đoàn chiến thuyền to lớn, vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Hắn yên chí là phen này sẽ bắt sống được Ngô Quyền. Đi tới một khúc sông hẹp, bỗng có một đoàn thuyền nhỏ tiến ra chặn đường. Chiến thuyền Nam Hán tấn công. Đoàn thuyền của Ngô Quyền bị thua, bỏ chạy tán loạn.

33) Hoằng Tháo and his big warships advanced to the mouth of Bạch Đằng river. He was very confident that he would capture Ngô Quyền alive this time. When Hoằng Tháo and his warships came to a narrow section of the river, they were stopped by a group of small boats. The Nam Hán warships attacked them immediately. The small boats retreated in disorder.

 

 

 

VS16 3434) Hoằng Tháo đứng trên mũi thuyền chỉ huy, ra lệnh đuổi theo. Tiếng trống thúc quân, tiếng binh lính hò reo, làm rung chuyển cả một khúc sông Bạch Đằng. Tới khi nước thủy triều bắt đầu rút xuống thì đoàn thuyền bé nhỏ bỏ chạy lúc trước, cùng quay mũi trở lại. Rồi nhiều thuyền lớn ở đâu cũng hiện ra...

34) Prince Hoằng Tháo stood on the deck and commanded his soldiers to chase after the small boats further down the river. The sound of the resonant drum beat along with the shouting of the soldiers vibrated through a whole section of the Bạch Đằng river. When the tides started to go down, the small boats that had retreated before turned around. Then, out from nowhere came several big warships.

 

 

VS16 3535) Tất cả những chiến thuyền lớn, nhỏ của Ngô Quyền cùng xông lên đánh thật mạnh. Tên lửa bắn ra như mưa. Bất ngờ bị đánh rát quá, nhiều thuyền của Nam Hán đã bốc cháy. Họ tranh nhau quay mũi thuyền lại, chạy trốn ra biển... Nhưng khi tới khúc sông hẹp lúc trước thì lại bị mắc vào một rừng cọc nhọn đóng đầy lòng sông.

35) All of Ngô Quyền's warships, big and small, charged forward toward the Chinese ships. From the ships, the soldiers launched thousands of fire arrows at the Chinese warships. Being attacked suddenly, many of the Nam Hán's ships caught on fire. The Chinese soldiers then hastily tried to turn the ships around to flee toward the sea. However, when they came to the previous narrow section of the river, the ships were caught by thousands of sharp stakes at the bottom of the river.

 

 

VS16 3636) Cọc bịt sắt nhọn chọc thủng lòng thuyền, chặn đứng không cho thuyền chạy trốn ra biển. Lửa cháy phía trên mui, nước tràn vào khoang thuyền đắm, cảnh hỗn loạn diễn ra. Quân lính Nam Hán không, tài nào trở tay kịp, nên phần bị quân Ngô Quyền chém giết, phần bị rớt xuống sông mà chết, tiếng kêu khóc nổi lên vang trời...

36) The stakes pierced the bottoms of the ships. The tops of the ships were on fire, while the bottoms of the ships were filling with water. The Chinese soldiers couldn't react fast enough. They were killed by Ngô Quyền's soldiers or drowned in the river. The river was filled with the wails of the dying soldiers.

 

 

 

VS16 3737) Chỉ một buổi chiều mà đoàn quân xâm lăng đã bị thua to. Thái Tử Hoằng Tháo bị chết trong đám loạn quân. Xác giặc bị chết cháy, chết đuối cùng những mảnh thuyền tan vỡ vì cọc nhọn, đã làm nghẽn cả một khúc sông Bạch Đằng. Mùi tanh hôi, nồng nặc bốc lên... Từng đàn quạ đen ở đâu rủ nhau kéo tới...

37) In only one afternoon, Ngô Quyền and his naval force had destroyed the entire fleet of Chinese warships. Prince Hoằng Tháo was killed among his defeated troops. Burnt bodies, drowned corpses, and broken ships blocked a whole section of the Bạch Đằng river. The smell of the decaying corpses attracted hundreds of black crows from everywhere.

 

 

 

VS16 3838) Lưu Cung, vua nhà Nam Hán, được tin con chết, quân lính tan tành liền òa lên khóc. Hắn vội ra lệnh cho hậu quân rút về Phiên Ngung, không dám sang quấy nhiễu nữa... Cuộc đại thắng trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt cái ách nô lệ Bắc Thuộc đã kéo dài hơn một nghìn năm.

38) When King Lưu Cung heard of Prince Hoằng Tháo's death and the complete defeat of his great army, he broke into tears. He and his relief troops retreated to Phiên Ngung. The Chinese dared not to trouble An Nam again. The great victory on Bạch Đằng river ended the Chinese rule over An Nam for over a thousand years.

 

 

 

VS16 3939) Sau khi đại thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền tự xưng làm vua, đóng đô ở Cổ Loa (kinh đô cũ của nhà Thục) ở gần Hà Nội. Ngô Vương bãi bỏ chức tiết độ sứ do người Tàu đặt ra, tổ chức lại hệ thống quân sự và hành chánh, ấn định mọi nghi lễ của quốc gia. Ngài mở đầu thời kỳ độc lập cho dân tộc Việt (938).

39) After the great victory, Ngô Quyền declared himself King of An Nam. He established his new capital at Cổ Loa citadel (the old capital under the Thục dynasty) close to Hà Nội. Ngô Quyền dropped the Chinese Tiết Độ Sứ title. He created new civil and military ranks for his officers. He also revised the traditional rites. King Ngô Quyền began a self-governing era for the Vietnamese (938).

 

 

 

VS16 4040) Tiếc thay triều đại của Ngô Vương quá ngắn chỉ sáu năm (từ 939 đến 944). Ngài mất ngày 18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944) thọ 47 tuổi. Ngài đã trả thù được cho bố vợ, phá tan quân xâm lược và giành lại chủ quyền cho đất nước. Ngô Vương đã treo gương sáng về lòng thủy chung và tinh thần yêu nước lại cho hậu thế. Bây giờ hãy còn đền thờ ngài tại Đường Lâm (Sơn Tây).

40) Unfortunately, King Ngô Quyền ruled his country for only six years (939-944). He died in January 18, 944 at the age of forty-seven. He avenged his father-in-law/commander's death. He got rid of the Chinese's control over An Nam. And above all, he had gained the independence of An Nam from the Chinese. He was the model of loyalty and patriotism for later generations. Today, there is still a temple for the worship of King Ngô Quyền at Đường Lâm (Sơn Tây).