Dân Chúa Âu Châu

Qua số báo Dân Chúa kỳ này, chúng tôi xin gởi đến quý vị một phúc trình ngắn về những vấn đề chăm sóc sức khoẻ và y tế tại CHLB Đức. Chuyện lớn nhất, quan trọng nhất, cũng lại là một câu chuyện lù mù nhất. Đó là chuyện thuốc men cho và chăm sóc sức khoẻ: Krankenversicherung.

- Nhóm người có bảo hiểm sức khoẻ:
Cho đến ngày hôm nay, Tây Đức (cũ) vẫn còn chuyển một số tiền khổng lồ được che đậy dưới danh từ mỹ miều thuế "đoàn kết anh em" để tái thiết Đông Đức (cũ), 80 tỷ Euro / 1 năm. Như vậy kể từ 1989 - 2005 = 17 năm x 80 tỷ vị chi là 1.360 tỷ Euro mà ban đầu chính phủ chỉ kêu gọi quỹ tương trợ kéo dài trong vài ba năm mà thôi!!!. Người dân Đức "chính cống" được hỗ trợ bởi nhóm người ngoại quốc đến tìm công ăn việc làm để phát triển kính tế, rồi cùng cong lưng đóng thuế, lại mất toi thêm tiền "đoàn kết anh em" hàng tháng. Thế vẫn chưa đủ! Các chính phủ lại kêu ầm lên là không có tiền để bù đắp cho lỗ hổng ngành bảo hiểm sức khoẻ. Mà muốn có sức khoẻ để đi cày thì mọi người dở khóc dở cười lại phải tiếp tục móc túi ra để trả tiền... thuốc men, tiền khám bệnh!

 (xem biểu đồ 1)

Do đó vấn đề bảo hiểm sức khỏe làm cho đám dân nghèo lại càng khốn khổ thêm, phải đóng mỗi tam cá nguyệt tiền phòng mạch. Ai muốn đi khám bác sĩ chuyên khoa cũng phải qua bác sĩ gia đình nếu không muốn mất thêm 10 Euro. Tiền mua thuốc cũng phải đóng tiền mặc dù có toa của bác sĩ cấp, chưa kể những loại thuốc thông thường: đau nhức, chảy mũi... thì không được hãng bảo hiểm trả tiền, muốn mua ví dụ như Aspirine... cũng không cần phải có toa mà cứ đi mua dùng như đồ tạp hoá...! Rên cũng có mà la hét cũng có... nhưng rồi phải cần có sức lực để kiếm ra tiền.... Cho nên đâu cũng vào đó, phải lo thuốc men đầy đủ để có sức mà cày... Ngoài ra những người lãnh thất nghiệp, nhận trợ cấp xã hội, và tiền hưu trí bị cắt giảm hàng năm gây ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống bình nhật.
I.- NHÓM NGƯỜI DI DÂN:
Trên 12% trong tổng số dân đang sinh sống trên CHLB Đức là người di dân "Migrant" đến ăn nhờ ở đậu gồm có: nhóm thợ khách "Gastarbeiter + dân tỵ nạn "Asylsuchenden", - (khối người từ đông Âu gốc Đức hồi hương "Aussiedler" không thuộc thành phần này) - Đây tập họp nhiều sắc dân khác nhau đang cố hội nhập vào cuộc sống hàng ngày, nền văn hóa và hệ thống bảo vệ sức khoẻ mới lạ. Theo thống kê của "Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ / Đ. H. Bielefeld – giáo sư Oliver Razum ngày 22. 10. 2004 tạp chí Deutsches Aerzteblatt cho thấy nhóm người hội nhập:
- ít ốm đau hơn,
- số tử vong thế hệ thứ I thấp hơn khi so sánh người bản xứ cùng một lứa tuổi và cùng phái.
Tuy sống dai hơn, nhóm người di dân cũng bị hạn chế nhiều trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ với 3 lý do sau đây (mà không một sắc tộc nào tránh khỏi được):
- khó khăn trong khi diễn đạt bằng lời - trình bày bệnh lý không rõ ràng.
- khư khư trong đầu căn bệnh, con bệnh cũng như cách chữa trị như quê nhà
- bị ám ảnh vì những khó khăn trong thời gian sống lây lất trước đây.

Trong giai đoạn qua CHLB Đức đã nghiễm nhiên trở thành nơi dung thân của nhóm dân "Migrant" đi tìm nguồn sống mới nhất là khối dân từ đông Âu. Hệ thống bảo vệ sức khoẻ cũng phải chuyển hướng để phục vụ đắc lực cho thích hợp với nhóm người mới tới; ngành y tế cộng đồng lo bới tìm cho ra những bệnh hoạn mà nhóm người sau này mang theo (trong người và trong máu). Cuối năm 2002 có đến 7. 350. 000 có quốc tịch ngoại quốc sinh sống trên lãnh thổ Đức vị (8,9% tổng số dân, mà năm 1980 chỉ có 7,2%), trên 50% đến từ miền Trung Đông mà nhóm dân Thổ chiếm đến 1. 900. 000 người. Họ là thợ khách "Gastarbeiter" đã đến Đức trước thập niên 1960, đến năm 1973 thì chấm dứt lấy thêm thợ ngoại quốc để xây dựng kỹ nghệ, qua chính sách nhân đạo đoàn tụ gia đình thì số người Thổ được tăng thêm nữa. Nhóm thế hệ thứ I phần đông đã ở lại Đức vào tuổi xế chiều. Gia tăng theo qua sự sinh đẻ, cộng tất cả 3 thế hệ thứ I + II và III thì tổng số người Thổ đã tăng đến 3 - 4 lần nhiều hơn.

(xem bảng thống kê)

Thống kê tính đến ngày 31.12.2002 - theo báo cáo của các sở ngoại kiều cấp tỉnh
- So sánh với năm 1980 có 1.460.000 người Thổ sống ở Đức, tính ra 32% trên tổng số

Số người xin tỵ nạn "Asylsuchenden" dựa theo tổng kết của Bundesamt fuer die Anerkennung auslaendischer Fluechtlinge (BAFL): vào năm 2002 có 91.500 người, năm 1994 con số đã lên đến 127.000 người.
Con số nêu trên không kể đến:
1. nhóm người "ăn chui ở lậu" "illegal Aufenthalt", họ không được chăm sóc sức khỏe chu đáo đã có ca sinh con đẻ tại nhà không có cô mụ hay bác sĩ sản khoa theo dõi.
2. vào năm 1980 có chừng 3.000.000 người gốc Đức từ khối đông Âu trở về quê cha đất tổ "Aussiedler", họ không thuộc diện người tỵ nạn vì đã có hộ chiếu Đức cầm tay.
3. và nhóm người di dân "Migrant" xin nhập tịch: lấy ví dụ người gốc Thổ => vào năm 1997 có 42.000 qua đến năm 2001 con số lên đến 178.000.
Hai danh từ thường được bàn cãi: di dân "Migrant" và ngoại quốc "Auslaender" thường bị xã hội ruồng bỏ gọi người dân thứ cấp hay cấp II. Cũng cần nhấn mạnh nơi đây là:
- không phải tất cả những người di dân "Migranten" là ngoại quốc "Auslaender" (lấy ví dụ nhóm người gốc Đức "Aussiedler")
- không phải người ngoại quốc "Auslaender" là người di dân "Migrant" (lấy ví dụ thế hệ thứ II hay III của nhóm người thợ khách "Gastarbeiter" trước đây.

Là một tập thể nhỏ trong tổng số người dân Đức, nhóm di dân gặp khó khăn khi bệnh hoạn vì lý do ngôn ngữ và tập quán, tinh thần bất ổn định vì xa cách quê hương tách ly gia đình, lo sợ tình trạng pháp lý ăn nhờ ở đậu, ví dụ sợ hãi bị đuổi trở về cố hương, hợp đồng làm việc liệu có kéo dài thêm ra? Phải sống chung đụng trong trại tỵ nạn hay chung cư cùng nhiều sắc dân và đối diện thường trực trong lo âu với bọn cực đoan kỳ thị màu da.
Công ăn việc làm dưới một chế độ hà khắc, đưa đến tình trạng sức khoẻ bị đe dọa khi so sánh với đồng nghiệp người Đức cùng trong một tình trạng xã hội và gia đình:
- giờ giấc làm việc bất nhất ví dụ làm ca "Schichtarbeit"
- công ăn việc làm bằng chân tay khá nhọc nhằn
- dễ bị thất nghiệp
- sống trong môi trường thiếu lành mạnh: hút thuốc lá quá nhiều
- người thợ khách, người tỵ nạn mong muốn sẽ có cải tổ trong tổ chức, lề lối làm việc để cuộc sống đỡ phải căng thẳng hơn. Phía chính quyền Đức thì chỉ lo sợ những con bệnh có thể tràn lây cho quần chúng, ví dụ tất cả những người ngoại quốc muốn đặt chân đến mảnh đất để mưu cầu một cuộc sống lâu dài dưới bất cứ hình thức nào (thờ thuyền, tỵ nạn, hồi hương....) đều phải chụp hình phổi vì sợ lao phổi.... Tuy nhiên còn có bao nhiêu con bệnh khác cũng nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội (gần đây có thêm AIDS - HIV - nhận xét khi chăm sóc sức khoẻ nhóm người Việt Nam mới đến).
Qua thống kê các sở Y Tế Cộng Đồng: trong cùng một lứa tuổi và giống, nhìn chung thì:
-• nhóm dân mới đến ít đau ốm và sống dai hơn người bản xứ mặc dù điều kiện sinh sống thấp kém hơn,
-• nhóm người các nước chậm tiến ít bị ung thư vú, ung thư ruột già hơn nước mới hội nhập.
-• nhóm người từ khối Đông Âu có số tử vong về các bệnh tim và mạch máu rất cao, người Thổ thì bị bệnh ung thư bao tử nhiều hơn người Đức
-• tính cách di truyền, cách thức ăn sống vẫn còn ảnh hưởng và kéo dài nhiều năm của nhóm di dân nó ảnh hưởng nhiều cho tình trạng sức khỏe và bệnh tật.
- nhóm người đến từ vùng Trung Đông chết vì dồn máu cơ tim (Herzinfarkt) chưa bằng ½ số người Đức. Điểm nhận xét nơi đây là người Thổ có diếu tố (enzyme) để giảm mỡ trong máu (HDL) rất thấp và có phải là nguyên nhân của nhồi máu máu cơ tim!!!.
-•với rất nhiều cố gắng các sở Y Tế Công Đồng của CHLB Đức không thể cung cấp được những nhận xét về các chứng bệnh riêng biệt của 90. 000 người Việt Nam
Qua nhiều năm làm thông dịch tại phòng mạch và dịch những bệnh án cho người đồng hương không có thù lao, tôi có 2 nhận xét chung:
- người lớn: thế hệ thứ I người Viêt Nam định cư khắp mọi nơi thường bị huyết áp cao, lượng mỡ trong máu tăng (có thể do cách ăn uống, thiếu diếu tố để làm hủy hoại mỡ), nạn sún răng.
- con nít: trẻ con người Việt sinh đẻ tại Đức, vào thế hệ II, phần nhiều không được chủng ngừa theo đúng quy trình ấn định vì kiến thức y học phổ thông, ngôn ngữ hạn chế và lo làm ăn không có thì giờ đến phòng mạch cho con...
II.- NHÓM NGƯỜI CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP:
Có đến 500.000 - 1.500.000 người (trong đó có khoảng 3.000 người Việt phần đông ở Berlin) đang sống bất hợp pháp tại CHLB Đức. Điểm bất ngờ là đã có nhiều người sống lây lất cả chục năm trong thế giới âm u "Schatten-welt". Họ sống phập phồng lo sợ bị cảnh sát phát hiện và bị ám ảnh đang bị truy nã đuổi ra khỏi nước Đức. Họ là nhóm người đến từ Nam Mỹ, các nước đông Âu, dân Phi và Á Châu. Họ không được luật pháp che chở, không có giấy tờ tùy thân, không có bảo hiểm sức khoẻ.
Nhiều cơ quan từ thiện, các cơ sở tôn giáo, các nhà chính trị hảo tâm đã đưa ra 2 yêu sách nhân đạo:
- được chăm sóc sức khỏe
- trẻ em được đi đến trường.
Dr. Heiner Geißler, chủ tịch hội "der Aktion Courage e.V. Bonn" chống nạn kỳ thị chủng tộc, vào năm 2001 đã yêu cầu Bộ Trưởng Nội Vụ Otto Schily duyệt xét lại điều khoảng số § 76 luật cho người ngoại kiều sinh sống tại CHLB Đức: yêu cầu cho chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế chính phủ. Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ đã báo động: chính vì sự sợ hãi bị khui ra tình trạng sống bất hợp pháp cho nên họ sống trong bệnh hoạn cho đến ngày xuống hố. Bệnh sẽ chuyền sang cho người thân cận, gây ra tình trạng bất ổn định tâm linh cho nhóm người sống chung quanh. Tại nạn lao động, có biến chứng trầm trọng khi mang bầu, suy thận, lao, nhiễm HIV là tình trạng thường gặp, họ cầu cứu vào sự giúp đỡ y tế chỉ trong giai đoạn tuyệt vọng. Sự ốm đau kéo dài trong thời gian quá dài đã đưa đến tình trạng cố tật cũng như bị nhiều cơn bệnh khác nhau trong một cơ thể con người. Tuy nhiên về phía Bộ Nội Vụ không đưa ra một giải pháp thích hợp. Cũng trong năm 2001, Prof. Dr. Rita Suessmuth (CDU - MdB) đã yêu cầu bỏ luật trừng phạt các bác sĩ, cơ sở giải đáp thắc mắc (Beratungsstellen) và cơ quan từ thiện giúp đỡ nhóm người sống lây lất này.
Phía các thầy thuốc có lương tâm đang cố gắng:
- đi tìm một số tiền để giúp đỡ nhóm người sống bất hợp pháp này
- nhận lãnh trách nhiệm chữa trị mà yêu cầu không bị buộc tội vi phạm luật pháp: đưa ra toà hay mất công ăn việc làm.
Chính họ nhìn thấy hàng ngày nỗi khốn khổ nhưng họ không được phép xoa dịu nỗi thương đau của cuộc đời; chính họ đi ngược lại tiếng nói của lương tâm, trái ngược với lời thề Hippokrate đã đọc trước khi bước chân vào nghề: cứu nhân độ thế. Trên CHLB Đức có 50 người thầy thuốc của nhiều chuyên ngành, cô mụ và nha sĩ chấp nhận chăm sóc "không cần giấy tờ - Papierlosen" với tinh thần nhân đạo: không lấy tiền, sống bằng tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm, cấp cho người đau những loại thuốc mẫu.

Địa chỉ quan trọng khi cần đến chăm sóc sức khỏe
- Buero fuer medizinische Fluechtlingshilfe, Gneiseaustraße 2a, 10961 Berlin, Tel: 0 30 / 697 67 46
- Medizinische Fluechtlingshilfe e.V., Engelsburger Straße 168, 44793 Bochum, Tel: 02 34 / 90 41 38 0 – E.mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., www.bo-alternative.de
- MediNetz Bonn c% Informationsstelle Lateinamerika e.V.
Oskar-Romero-Haus, Heerstraße 205, 53111 Bonn, E.mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- MediNetz Bremen, Friedenstraße 21, 28203 Bremen. Tel: 04 21 / 790 19 59, E.Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Cafe fuer offene Grenzen c% Dritte Welt Haus, Falkstraße 74, 60487 Frankfurt/Main, Telefon: 069 / 79 20 17 72.
- MediNetz Freiburg, c% Linke Liste, Spechtpassage, Adlerstraße 12, 79098 Freiburg, Telefon: 0761 / 2 08 83 31.
- Medizinische Vermittlungs- und Beratungsstelle fuer Fluechlinge und Migrantinnen.
C% WIR Zentrum, Hospitalstraße 109, 22767 Hamburg, Telefon: 0 40 / 38 57 39
- AG Medizinische Versorgung, c% AGISRA, Steinbergerstraße 40, 50 733 Koeln, Telefon: 02 21 / 12 40 19.
- Cafe 104, c% Bayerischer Fluechtlingsrat, Schwanthaler Straße 139, 81371 Muenchen, Telefon: 0 89 / 7 67 70 29 64.

Theo bản báo cáo của Dr. A, Franz, Malteser Migranten Medizin, Aachener Straße 12, 10713 Berlin: hàng năm đã có trên ngàn người qua các cơ quan từ thiện đã chuyển đến phòng mạch các bác sĩ có lương tâm tình nguyện không lấy tiền và cấp thuốc, tuy nhiên công việc giúp đỡ nhân đạo cần có các mạnh thường quân giúp đỡ để có thể tiếp tục hoạt động.
Một vài điểm cần phải nêu ra đây là: theo điều số §76, tiết 2 của Bộ Luật dành cho người ngoại quốc => nhà thương là một cơ sở công cộng, có bổn phận phải báo cáo ngay cho sở Ngoại Kiều mỗi khi co ù người đến xin chữa trị mà không có chỗ cư trú hợp pháp. Oái ăm thay, ngay khi xuất viện thì người bệnh được xe cảnh sát đón ngay trước cổng rồi còn hộ tống đến phi trường sau đó được máy bay chuyển " không tiền - kostenlos" về cố quốc. Tránh né một sự trở về ép buộc sau bao nhiêu chuẩn bị khó khăn để thoát đi, đã có nhiều bệnh nhân chuồn lẹ khỏi giường nằm bằng cửa sau... tránh mặt được cớm. Tại các phòng mạch tư thì chưa có trường hợp bị điệu ra xe để trở về bản xứ vì luật pháp không bó buộc người thầy thuốc tư phải báo cáo. Nhìn sang nước láng giềng, Ý Đại Lợi đã có một mô hình rất đẹp: có nhiều bệnh viện dành ra một số giường dùng chữa trị miễn phí, danh tánh bệnh nhân được phép ngụy danh, quỹ xã hội sẽ trích ra tiền để trang trải viện phí và thuốc men để công việc nhân đạo còn khả năng hoạt động. Tuy là một quốc gia giàu mạnh số một tại Âu Châu, CHLB Đức vẫn chưa tìm được một giải pháp nhân đạo hợp lý.
III. NHÓM NGƯỜI VÔ GIA CƯ:
Dựa theo báo cáo của Bundesarbeitsgemeinschaft Wohnungslosenhilfe e.V. (BAG W) thì vào năm 2002 có 410.000 người sống bên lề đường, trong đó có 43.000 người ở vùng đông Đức và 290.000 vùng tây Đức, 20.000 không có chỗ thường trú rõ ràng. Trên toàn cõi nước Đức có 50 địa điểm y tế để chăm sóc nhóm người vô gia cư, có một số phòng mạch tiếp tay vào công tác nhân đạo này. Vấn đề tiền bạc thì do lòng hảo tâm, một số phòng mạch được sở bảo hiểm sức khoẻ bỏ tiền ra bù đắp và có nơi ngân sách của tỉnh trang trải chí phí ví dụ: Nordrhein-Westfalen.
Hệ thống bảo hiểm sức khoẻ đang trong giai đoạn biến chuyển, chỉ có những người được bảo hiểm y tế hay nhưng người được sở xã hội trả tiền thuốc men thì mới được săn sóc, số người còn lại gặp khó khăn khi ốm đau...

Địa chỉ cần thiết
- BAG Wohnungslosenhilfe e.v., Postfach 13 01 48, 33544 Bielefeld, Telefon: 0521/1 44 36 13.
- Marburger Bund, Landesverband NRW Rhld-Pfalz "Aerzte helfen Obdachlosen e.V."
Riehler Straße 6, 50668 Koeln, Telefon: 02 21 / 72 46 24.
- Armut und Gesundheit in Deutschland e.V. Barbarossaring 4, 55118 Mainz, Tel.: 06131 / 6 27 90 71.  